Khái quát về thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số, lao động

Vị trí địa lý

Thành phố Huế là đô thị trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích

265,99 km² (năm 2020); có tọa độ địa lý từ 16030’45’’ đến 16024’00’’ vĩ độ Bắc

và từ 107031’45’’ đến 107038’00’’ kinh độ Đông. Thành phố có tổng diện tích tự

nhiên là 7.168,49 ha chiếm 1,42% toàn Tỉnh, được tổ chức thành 27 phường.

Thành phố Huế nằm ở trung độ của cả nước, trên trục Bắc - Nam, các tuyến đường bộ, đường sắt. Thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn đang phát triển nhanh như khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Thành phố Huế có vị trí địa lý thuận lợi và có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô toàn Tỉnh cũng như khu vực miền Trung [60].

Điều kiện tự nhiên

Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An, Vọng Cảnh.

Thành phố hội đủ các dạng địa hình: Đồi núi, đồng bằng, sông hồ tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên đô thị văn hóa lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch, thể thao khác nhau [60].

39

Dân số

Theo số liệu thống kê, dân số trung bình toàn thành phố Huế là 652.572

người. Mật độ dân số toàn thành phố năm 2020 là 2.453 người / km2; trong đó

mật độ phân bổ dân cư cao nhất là phường Tây Lộc, Phú Hiệp, Phú Nhuận, Phước Vĩnh, Phú Hội, Thuận Thành, Thuận Hòa, Thuận Lộc và thấp nhất là phường Kim Long, Hương Long, Thủy Biều, An Tây. Sự phân bố dân cư trên địa bàn thành phố không đều nên dẫn đến tỷ lệ tham gia BHXH của người dân ở các phường có sự chênh lệch lớn.

Lao động

Trong năm những năm vừa qua, thông qua các chương trình dạy nghề giới thiệu việc làm, các kênh vốn đã phối hợp hỗ trợ góp phần giải quyết việc làm cho 4.575 lao động trên địa bàn thành phố. Trong đó, qua nguồn vốn vay ưu đãi cho người nghèo, vốn vay giải quyết việc làm và các nguồn vốn khác tại Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã tạo điều kiện cho gần 2.687 hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp vay vốn với tổng doanh số cho vay hơn 8,6 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay này đã tạo điều kiện cho nhiều người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện, đảm bảo cuộc sống khi về già.

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Về kinh tế

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, tạo nhiều thuận lợi cho người dân có khả năng tài chính để tham gia BHXH nhằm bảo vệ tối ưu hơn nữa quyền lợi an sinh thiết thân của người lao động, hướng tới việc bảo đảm quyền an sinh xã hội của mọi công dân.

Về dịch vụ - du lịch

Trong những năm gần đây kinh tế xã hội của thành phố Huế đã phát triển mạnh, chủ yếu vào lĩnh vực khai thác Dịch vụ - Du lịch, góp phần đẩy mạnh sự phát triển chung của tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng tích cực. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt trên dưới 10% [60].

40

2.1.3. Điều kiện xã hội

Về chính sách xã hội

Thành phố Huế không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về hệ thống chính sách xã hội, từ đó tạo sự chuyển biến tích cực, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng, đối tượng yếu thế, người nghèo, hộ thuộc diện khó khăn và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về truyền thông

Công tác thông tin truyền thông được đẩy mạnh tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Đã tập trung thông tin đầy đủ, kịp thời cung cấp cho báo chí hàng ngày trên Cổng Thông tin Điện tử của tỉnh, website, mạng xã hội. BHXH thành phố luôn phối hợp với Đài phát thanh truyền hình thành phố phát sóng các chuyên mục, phóng sự, tin tức để tuyên truyền về chính sách BHXH. [60].

Bản đồ 2.1 Bản đồ Hành chính thành phố Huế

Nguồn: Trang thông tin điện tử UBND thành phố Huế

41

2.2. Thực trạng Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Huế,tỉnh Thừa Thiên Huế tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Số lượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Với mục tiêu ngày càng có nhiều người được bảo đảm an sinh xã hội sau khi hết tuổi lao động. Lao động trong khu vực phi chính thức có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, không có hợp đồng lao động hoăc hợp đồng thỏa thuận miệng, thời gian làm việc dài, thu nhập thấp. Tiền lương bình quân của lao động phi chính thức thấp hơn của lao động chính thức ở tất cả các vị trí việc làm nên chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời từ năm 2007 nhằm tạo cơ hội cho mọi người lao động này được tham gia bảo hiểm xã hội, đảm bảo cuộc sống ổn định sau này.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn “khủng hoảng toàn cầu” năm 2020, với nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, tạm dừng hoạt động, giải thể tăng cao, việc phát triển nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội cũng gặp không ít khó khăn và thách thức.

Trong khi đó, việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của người dân, vào mong muốn của nhóm lao động yếu thế được gia nhập vào hệ thống an sinh xã hội nhân văn này. Tuy nhiên, có lẽ càng trong khó khăn, người lao động càng nhìn rõ nguy cơ đe dọa tương lai của mình, họ càng nhận thức sâu sắc hơn việc cần có một điểm tựa an toàn, và lựa chọn chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện là lựa chọn tối ưu và an toàn nhất.

Để có cái nhìn tổng quan về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện của các đại lý thu của phường trên địa bàn thành phố Huế, chúng ta sẽ xem xét thực trạng về bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay trên địa bàn thành phố Huế, cụ thể như bảng 2.1a và 2.1b:

42

Bảng 2.1a. Số người tham gia BHXH tự nguyện của 16 đại lý thu phía Bắc thành phố Huế từ năm 2015 đến năm 2020

S Đại lý Năm 2015 T UBND T phường 1 Phú Thuận 2 Phú Bình 3 Tây Lộc 4 Thuận Lộc 5 Phú Hiệp 6 Phú Hậu 7 Thuận Hòa 8 Thuận Thành 9 Phú Hòa 10 Phú Cát 11 Kim Long 12 Hương 13 Thủy Biều 14 Hương Long

15

Thủy Xuân

16 An Hòa

Nguồn: Báo cáo Kết quả công tác năm 2015 đến năm 2020 BHXH thành phố

Huế Nhận thức được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhiều

người dân đã tự giác tham gia, bên cạnh đó nhiều lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nghỉ việc ở các doanh nghiệp có ý thức và lựa chọn tham gia tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện để đảm bảo quá trình đóng bảo hiểm xã hội của chính mình.

43

Bảng 2.1b. Số người tham gia BHXH tự nguyện của 13 đại lý thu phía Nam thành phố Huế từ năm 2015 đến năm 2020

S Đại lý Năm 2015 T UBND T phường 1 Vĩ Dạ 2 Phường Đúc 3 Vĩnh Ninh 4 Phú Hội 5 Phú Nhuận 6 Xuân Phú 7 Trường An 8 Phước Vĩnh 9 An Cựu 1 An Đông 11 An Tây Công ty 12 BH PVI Huế Bưu 13 điện Tỉnh TT Huế

Nguồn: Báo cáo Kết quả công tác năm 2015 đến năm 2020 BHXH thành phố Huế

Số người tham gia BHXH tự nguyện không ngừng tăng lên qua các năm, nhưng đối tượng tham gia của 29 đơn vị không đồng đều. Năm 2020, đơn vị phường Vĩnh Ninh đạt 206,7%; Thuận Lộc đạt 262,9%; Phú Bình đạt 200%; Công ty Bảo hiểm PVI Huế đạt 101,1% với tỷ lệ khá cao. Nhưng một số đơn vị thì không phát triển được đối tượng nào hoặc phát triển quá thấp, như đơn vị phường Thủy Xuân

44

2.2.2. Cơ cấu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thực tế cho thấy, sự ra đời của chính sách BHXH tự nguyện cũng như việc vận dụng nó vào thực tiễn ở nước ta trong 10 năm qua được xem là một trong những chính sách ưu việt và đầy tính nhân văn cho NLĐ tự do làm việc ở khu vực kinh tế phi chính thức. Bởi tham gia BHXH tự nguyện, người lao động tự do có thu nhập thấp sẽ được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động, góp phần bảo đảm cuộc sống khi về già.

Bảng 2.2. Cơ cấu tham gia BHXH tự nguyện từ 2015 đến 2020

1 Số đối tượng tham

gia BHXH TN

2 Đối tượng NAM

3 Đối tượng NỮ

Nguồn: Báo cáo Kết quả công tác năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 BHXH thành phố Huế

Từ năm 2021, điều kiện về tuổi đời để được hưởng lương hưu mỗi năm tăng thêm nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Năm 2020, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt trên 2.781 người; tăng 1.011, hơn gấp đôi so với số tham gia năm 2019, trong đó nữ giới tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm hơn 50 %.

Qua bảng số liệu trên, ta thấy đến năm 2020 số lượng đối tượng có giới tính nam tham gia BHXH tự nguyện đạt tỷ lệ 43,8%, ít hơn so với đối tượng có giới tính nữ đạt tỷ lệ 56,2%.

Như vậy, có thể thấy tỉ lệ nữ giới tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cao hơn nam giới, nguyên nhân là do điều kiện tuổi đời để được hưởng lương hưu luôn thấp hơn nam giới, trong khi tuổi thọ bình quân của nữ giới cao hơn nam giới khoảng hơn 3 tuổi.

45

2.2.3. Chế độ hưởng Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Ở Việt Nam, BHXH tự nguyện bao gồm 2 chế độ là: hưu trí và tử tuất

[44, tr.62] Thứ nhất, chế độ hưu trí

Về mức lương hưu hàng tháng

Từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có 20 năm tham gia BHXH; Hoặc NLĐ đủ tuổi nhưng chưa đủ 20 năm tham gia BHXH thì được tham gia cho tới khi đủ 20 năm tham gia BHXH thì được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của Luật BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có 20 năm tham gia BHXH; Hoặc NLĐ đủ tuổi nhưng chưa đủ 20 năm tham gia BHXH thì được tham gia cho tới khi đủ 20 năm tham gia BHXH thì được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

a. Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Căn cứ theo Điều 169, Bộ Luật Lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh từ năm 2021 như sau:

- Trong điều kiện bình thường, tuổi nghỉ hưu của người lao động là đủ 60

tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.

46

- Sau đó, cứ mỗi năm độ tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam, 04 tháng đối với lao động nữ đến khi nào đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật BHXH quy định:

- Mức bình quân thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là

bình quân các mức thu nhập tháng của toàn bộ thời gian đóng BHXH. Đối với người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.

- Người tham gia BHXH tự nguyện có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc

trở lên, nếu lương hưu hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung, thì được quỹ BHXH bù bằng mức lương tối thiểu chung.

- Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt

và tăng trưởng kinh tế theo quy định của Chính phủ.

- Người hưởng lương hưu được cấp thẻ BHYT do quỹ BHXH đảm bảo.

Về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Về bảo hiểm xã hội một lần

Người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Đủ điều kiện về tuổi: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia BHXH;

47

b. Ra nước ngoài để định cư;

c. Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a. 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b. 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho

những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c. Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức

hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH;

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của đối tượng được Nhà nước hỗ trợ không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Một phần của tài liệu Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w