Kết quả sản xuất của hộ trên một ha

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn xã phúc trìu, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 59)

Chỉ tiêu

1. Tổng giá trị sản xuất

(GO)

2. Giá trị gia tăng (VA)

3. Thu nhập hỗn hợp (MI)

4. Thu nhập (TN)

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2021)

Bảng 4.11 cho thấy, tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè ở nhóm hộ chuyên cao hơn rất nhiều so với hóm hộ kiêm. Cụ thể, đối với nhóm hộ chuyên, tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè bình quân một hộ đạt 111.640,50 nghìn đồng/hộ/ha cao gấp 1,63 lần nhóm hộ kiêm. Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là do nhóm hộ chuyên đầu tư nhiều cho cây chè hơn, áp dụng các tiến

áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, cùng với kỹ thuật hái chè được quan tâm hơn, các giống chè được trồng là LDP1, TRI 777, LDP2 có năng suất, chất lượng cao hơn nên sản phẩm chè búp tươi của hộ có hình thức đẹp hơn, chất lượng cao hơn dẫn đến giá thành trung bình của chè cũng cao hơn đẩy giá trị sản xuất chè của hộ chuyên lên cao hơn. Đối với nhóm hộ kiêm, nhìn chung họ khơng mấy quan tâm chăm sóc cây chè, tập qn canh tác cịn lạc hậu, trình độ hiểu biết về cây chè nhìn chung chưa cao nên hình thức chè xấu hơn làm cho sản phẩm có giá thành thấp xuống vì vậy giá trị sản xuất của nhóm nhóm hộ kiêm thấp hơn so với nhóm hộ chun. Mặc dù, chi phí trung gian cho sản xuất cây chè ở hộ chuyên bình quân là 43.643,73 nghìn đồng/hộ/ha cao hơn 1,44 lần so với nhóm hộ kiêm, nhưng giá trị gia tăng ở hộ chuyên bình quân vẫn đạt 67.996,77 nghìn đồng/hộ/ha cao hơn 1,95 lần so với hộ kiêm. Về thu nhập hỗn hợp, nhóm hộ chuyên đạt 43.376,90 nghìn đồng/hộ/ha cao gấp 1,95 lần so với nhóm hộ kiêm. Chủ yếu thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ kiêm là từ cơng lao động tự làm của gia đình (chiếm tới 17.378,58 nghìn đồng), Thu nhập giữa 2 nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể: nhóm hộ chun đạt 38.814,84 nghìn đồng/hộ/ha cao gấp 5,26 lần so với nhóm hộ kiêm.

4.3.2.4. Phân tích hiệu quả sản xuất chè của hộ nghiên cứu

* Hiệu quả sử dụng vốn Bảng 4.12: Hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu GO/IC VA/IC MI/IC TN/IC

Hiệu quả sử dụng vốn của nhóm hộ chun cao hơn hộ kiêm nhưng khơng đáng kể. Cụ thể, nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì hộ chun thu về được 2,56 đồng, cịn hộ kiêm thu về được 2,51 đồng. Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí (VA/IC) cho biết khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở nhóm hộ chuyên là 1,56 đồng, hộ kiêm là 1,51 đồng. Chỉ tiêu giá trị thu nhập hỗn hợp trên chi phí (MI/IC) cho biết đầu tư thêm 1 đồng chi phí thì nhóm hộ chun thu được về 1,49 đồng bao gồm cả lãi và giá trị lao động tự làm của gia đình, hộ kiêm thấp hơn một chút là 1,48 đồng. Chỉ tiêu thu nhập trên chi phí giữa 2 nhóm hộ có sự chênh lệch khá lớn, cụ thể khi bỏ ra 1 đồng chi phí nhóm hộ chun thu về được 0,89 đồng lãi, trong khi đó nhóm hộ kiêm chỉ thu về 0,32 đồng. Nhìn chung tiền lãi thu về của các nhóm hộ chưa cao, cần phải có biện pháp để giảm lượng chi phí trên để nâng cao mức thu nhập cho người dân.

Bảng 4.13: Hiệu quả sử dụng lao động (tính trên 1 cơng lao động)

Chỉ tiêu GO/CLĐ

VA/CLĐ MI/CLĐ TN/CLĐ

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2021)

Tổng giá trị sản xuất trên 1 cơng lao động của nhóm hộ chun cao hơn nhiều so với hộ kiêm. Cụ thể, đối với hộ chuyên giá trị sản xuất trên một công lao động tương đối lớn là 212,65 nghìn đồng cao hơn 1,31 lần so với hộ kiêm chỉ đạt 162 nghìn đồng.

Giá trị gia tăng trên 1 công lao động của hộ chuyên là 129,52 nghìn đồng tức là khi hộ chuyên bỏ ra một cơng lao động để sản xuất chè thì thu được 129,52 nghìn đồng. Đối với hộ chuyên khi bỏ ra 1 công lao động để sản xuất

chè họ thu được 98,25 nghìn đồng chỉ bằng 75,86% giá trị gia tăng trên một công lao động của hộ chuyên.

Giá trị thu nhập hỗn hợp trên một công lao động của hộ chuyên là 123,93 nghìn đồng cao hơn so với hộ chuyên là 94,15 nghìn đồng nhìn chung con số này tương đối cao so với mức sống của người dân nông thôn hiện nay, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Giá trị thu nhập trên 1 cơng lao động của nhóm hộ chun đạt 73,93 nghìn đồng cao hơn 5,22 lần so với hộ kiêm chỉ có 14,16 nghìn đồng, mức chênh lệch ở đây khá lớn, cần phải có biên pháp để nâng cao giá trị thu nhập trên một ngày cơng của 2 nhóm hộ đặc biệt là hộ kiêm.

* Hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 4.14: Hiệu quả sử dụng lao động (tính trên 1 lao động)

Chỉ tiêu GO/lao động VA/lao động MI/lao động TN/lao động

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2021)

Bảng 4.14 cho thấy rõ sự chênh lệch về các chỉ tiêu giữa nhóm hộ chuyên và hộ kiêm. Cụ thể, về chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất trên 1 lao động đối với hộ chuyên trong 1 năm là 20.906,46 nghìn đồng cao gấp 2,2 lần so với hộ kiêm. Tương tự, giá trị gia tăng trên một lao động trong một năm của hộ chuyên là 12.733,48 nghìn đồng cao gấp 2,23 lần so với hộ kiêm. Về chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp trên một lao động mà hộ chuyên nhận được là 12.184,52 nghìn đồng cao gấp 2,22 lần so với hộ kiêm. Chỉ tiêu thu nhập trên một lao động của nhóm hộ chuyên cao hơn gần 6 lần so với hộ kiêm. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh

lệch của các chỉ tiêu trên giữa hộ chuyên và hộ kiêm do nhiều yếu tố gây nên: Do sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu về kết quả sản xuất chè như GO, VA, MI và MI giữa hộ chuyên và hộ kiêm cộng với lao động làm chè trung bình của hộ chuyên là 1,78 người/hộ thấp hơn so với hộ kiêm là 2,03 người càng làm cho các chỉ tiêu GO/lao động, VA/lao đông, MI/lao động và TN/lao động chênh lệch cao hơn. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trình độ, độ tuổi trung bình của hộ kiêm thấp hơn hộ chuyên nên dẫn đến sự hiểu biết và kinh nghiệm trong sản xuất chè hạn chế hơn. Mặt khác hộ kiêm không chú trọng đến sản xuất chè như hộ chuyên nên năng suất, sản lượng, chất lượng chè thấp hơn dẫn đến giá thành sản phẩm thấp hơn làm cho GO, VA, MI và TN thấp hơn so với hộ chuyên.

Nếu so sánh GO/lao động, VA/lao động, MI/ lao động và TN/lao động ta thấy có sự chênh lệch cũng rất cao, cụ thể đối với hộ chuyên GO/lao động là 20.906,46 nghìn đồng, trong khi đó VA/lao động chỉ có 12.733,48 nghìn đồng bằng 60,9% so với GO/lao động; MI/lao động là 12.184,52 nghìn đồng bằng 58,28% so với GO/lao động giá trị này chỉ thấp hơn so với VA/lao động một lượng nhỏ; TN/lao động là 7.268,7 nghìn đồng chỉ bằng 39,55% GO/lao động. Nguyên nhân chính là do sự chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất với giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và thu nhập mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do chi phí trung gian (IC) và chi phí cơng lao động gia đình khá cao. Mà các loại chi phí này cao là do trình độ sản xuất của các hộ chưa cao, quá lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật, chưa đẩy mạnh thâm canh, việc đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất chè vẫn cịn hạn chế. Vì vậy, chi phí sản xuất tăng cao, năng suất lao động vẫn thấp. Vậy để giảm bớt khoảng cách giữa GO với VA, MI và TN thì ta cần phải có biện pháp giảm bớt chi phí trung gian và chi phí cơng lao động gia đình để có hiệu quả tối đa.

4.3.3. Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất chè của các hộ gia đình đình

a. Những kết quả chủ yếu

+ Có một số hộ gia đình đã đưa cơ giới hóa vào các khâu chăm sóc, thu

hoạch như máy phun thuốc, máy hái chè giúp nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm thời gian lao động cho các hộ trồng chè giảm được sự thiếu hụt lao động trong thời kỳ rộ chè. Bên cạnh đó, dùng máy hái chè cịn làm cho năng suất chè cao hơn, búp lên đều hơn và hình thức chè cũng đẹp hơn mà không bị dập dẫn tới giá thành sản phẩm chè búp tươi cao hơn.

+ Sản xuất chè thu hút rất nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân, góp phần đáng kể vào việc giải quyết cơng ăn việc làm trong nông thôn, từng

bước thực hiện cơng cuộc xố đói giảm nghèo và tiến tới làm giầu từ cây chè.

+ Cơ cấu giống chè cũng đã được thay đổi, diện tích chè Trung Du đã

giảm xuống thay vào đó là một số giống cho năng suất, chất lượng hơn hẳn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên của xã như chè TRI 777, Phúc Vân Tiên, LDP2

+ Nhìn chung, năng suất chè ở các hộ chuyên khá cao, các chỉ tiêu hiệu quả về sử dụng vốn, sử dụng lao động tương đối cao.

b. Những khó khăn, hạn chế cần khắc phục

+ Năng suất chè ở các hộ kiêm vẫn còn thấp, họ chưa chú trọng tới phát triển cây chè. Diện tích chè hạt tập trung chủ yếu ở các hộ kiêm.

+ Trình độ cuả các hộ gia đình nhìn chung vẫn chưa cao, nên sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cịn hạn chế đặc biệt là nhóm hộ kiêm chè. Việc áp dụng thâm canh trong sản xuất chưa được đẩy mạnh.

+ Việc lạm dụng q mức về phân bón vơ cơ và thuốc trừ sâu, thời gian

kéo theo giá thành chè búp tươi cũng hạ. Đây là một trong những khó khăn cần khắc phục kịp thời.

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển cây chè chưa được chú trọng đầu tư. Chưa có hệ thống tưới nước cho chè. Đường lên đồi chưa được cứng hóa cản trở việc đi lại phục vụ cho việc chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển chè của người dân.

4.4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè trên địa bàn Xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

4.4.1. Áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, giống mới vào sản xuấtvà chế biến Chè và chế biến Chè

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật là tăng cường thâm canh tồn bộ diện tích trồng chè, nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm bao gồm từ cải tiến công tác giống đến cải tiến kỹ thuật canh tác.

* Về công tác cải tạo giống:

Lựa chọn giống mới vừa có năng suất cao vừa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, vừa cho sản phẩm chất lượng cao để phục vụ sức khoẻ con người, giảm hàm lượng cafein và tăng hoạt chất thơm.

Trong việc chọn giống chè nhiều nơi đã áp dụng rộng rãi những thành tựu công nghệ sinh học như kỹ thuật gen, nuôi cấy mô. Với nhân giống trồng mới thường sử dụng phương pháp nhân giống vơ tính (giâm cành và ni cấy mơ). Đặc biệt là giống chè cành được trồng khá phổ biến ở Phú Thọ, Tuyên Quang... đều đang cho kết quả rất cao.

Xã Phúc Trìu hiện nay hầu hết diện tích cây chè vẫn là giống chè trung du, ưu điểm của giống này đó là chất lượng chè xanh cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tương đối tốt nhưng năng suất lại thấp, khả năng chịu thâm canh kém hơn những giống chè mới. Vì vậy trong những năm tới cần cải tạo giống chè trung du đã có, đưa dần giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất

như giống chè đen LDP, Phú Bền. Giống chè xanh như Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích...

Tuy nhiên việc đưa những giống mới vào trong sản xuất là một việc làm khó khăn. Thứ nhất là do chi phí mua những giống mới này khá cao, trong khi các nương chè chủ yếu là giống chè trung du lại vẫn đang phát triển, những khoản chi phí ban đầu như trồng mới, chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản khá lớn, chu kỳ kinh doanh của cây chè lại dài nên chưa thể thu hồi được vốn.

Thứ hai là do các hộ hầu hết đã quen với giống cây cũ, ít hộ dám chấp nhận rủi ro hơn nữa nương chè cũng cần có thời gian kiến thiết nhất định.

Quá trình này phải được thể hiện từng bước, trước hết tạm thời sẽ đưa giống mới vào diện tích trồng mới hoặc là thay thế cho nương chè đã trở lên cằn cỗi để từ đó phát triển diện tích chè này.

* Nâng cấp cơng nghệ chế biến chè

Tăng năng xuất và chất lượng nguyên liệu: ở đây kỹ thuật tiến bộ về giống mới, quy trình canh tác mới là yếu tố quyết định. Giống mới cùng cách trồng phổ biến bằng cành thay thế cho cách trồng bằng hạt tạo ra năng suất gấp 2 đến 3 lần giống cũ. Đổi mới cơ cấu giống cho từng vùng để tạo sự thay đổi mạnh mẽ chất lượng nguyên liệu cho chế biến. Đổi mới công nghệ chế biến bằng việc hỗ trợ thiết bị chế biến nhỏ quy mơ hộ, nhóm hộ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

- Đối với các nơng hộ vẫn cịn quỹ đất thì tiếp tục mở rộng diện tích đồng thời chuyển đổi cơ cấu giống chè, trồng thay thế các diện tích chè Trung du đã già cỗi bằng các giống chè có tiềm năng, năng suất cao, chất lượng tốt, nhưng không phá bỏ chè cũ một cách ồ ạt. Đầu tư thâm canh cao trên diện tích chè Trung du cịn sung sức, khai thác tiềm năng cho năng suất, cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Duy trì tỉ lệ diện tích thích hợp giữa chè Trung du và các giống chè mới.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo các quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) để có sản phẩm an tồn cung cấp ra thị trường. Đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm trong q trình thu hái,

vận chuyển và sao chè đảm bảo chè không bị nhiễm bẩn, tạp chất làm giảm phẩm cấp của sản phẩm.

- Thành lập nhóm liên kết trong sản xuất, chế biến chè nhằm xây dựng vùng sản xuất chè an toàn để sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm chè an toàn, tạo nên vùng sản xuất an toàn bền vững.

- Các xưởng chế biến quy mô nhỏ (hộ gia đình, trang trại) đầu tư theo hướng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống. Thay thế dần tôn sao bằng sắt sang tôn sao bằng inox.

4.4.2. Thúc đẩy, phát triển và mở rộng các thị trường tiêu thụ Chè

Lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có tỷ lệ chế biến cao, chuyển đổi cơ cấu chủng loại sản phẩm chè để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới.

Đầu tư và phát triển các vùng nông sản xuất khẩu theo hướng thành lập các khu chế biến xuất khẩu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm trên thị trường.

Hỗ trợ nâng cao năng lực thị trường cho người sản xuất thông qua công tác khuyến nông, khuyến công, đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về thị trường và nâng cao năng lực thị trường cho nông dân.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động như: Hội chợ triển làm trong và ngoài nước, Festival chè, quảng bá các doanh nghiệp sản xuất chè hàng hóa và sản phẩm chè của họ trên thị trường nội địa và thế giới.

Tích cực nghiên cứu, tìm hiểu thị trường chè hữu cơ trong và ngồi nước từ đó có chiến lược sản phẩm thích hợp đối với các hộ trồng chè. Bên cạnh chủ trương đa dạng hoá sản phẩm, các hộ trồng chè phải khai thác tính

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn xã phúc trìu, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 59)