Hỗ trợ vốn và đầu tư phát triển cho nông hộ để sản xuất Chè

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn xã phúc trìu, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 70)

Bảng 4.12 : Hiệu quả sử dụng vốn

4.4.3.Hỗ trợ vốn và đầu tư phát triển cho nông hộ để sản xuất Chè

* Hỗ trợ vốn

Trước hết có thể khẳng định rằng khơng một ngành sản xuất nào đạt được hiệu quả nếu khơng có vốn đầu tư. Nói cách khác vốn đầu tư đóng một vai trị hết sức quan trọng cho quá trình sản xuất. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy hầu hết các hộ trồng chè đều thiếu vốn sản xuất mà trong quá trình nghiên cứu về đầu tư vốn đã cho thấy hiệu quả thu được của vốn đầu tư là rất lớn.

Để giải quyết tốt vấn đề này nhà nước cần phải có những chính sách kịp thời hỗ trợ về vốn trên cơ sở phân tích khả năng đầu tư của từng nhóm hộ, hộ sản xuất từ đó đề ra mức hỗ trợ vốn cần thiết cho từng khối một.

Trên cơ sở vốn đầu tư đã khảo nghiệm được trong thực tế của nơng hộ, nên khuyến khích việc đầu tư vốn vào sản xuất của các hộ kết hợp với sự hỗ trợ vốn cho vay của Nhà nước sẽ đạt được lượng vốn đầu tư phù hợp cho mục tiêu phát triển cây chè.

Đối với việc hỗ trợ vốn đầu tư cho q trình sản xuất của hộ nơng dân thì Nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, cụ thể là phân tích hồn thiện cơ sở cho vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng và các dự ám khác, đơn giản về thủ tục, mức độ tỷ lệ lãi suất, các hình thức cho vay theo thời gian của các giai đoạn trong sản xuất chè. Bởi vì với ngành chè thì việc đầu tư cho

một quá trình sản xuất từ trồng mới cho đến khi thu hoạch để thu hồi vốn phải trải qua nhiều năm. Đây cũng chính là trở ngại lớn cho người dân khơng yên tâm vào việc đầu tư cho quá trình sản xuất.

* Hỗ trợ đầu tư phát triển

Hỗ trợ đầu tư phát triển mở rộng diện tích, năng suất, chất lượng chè: Mở rộng diện tích, đặc biệt là khai thác các diện tích chuyển đổi từ cây trồng kém giá trị như vải, nhãn, hồng… thay thế bằng cây chè có giá trị kinh tế cao đặc biệt là các giống cho năng suất và chất lượng.

Xây dựng mô hình sản xuất chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP: Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu như giống, canh tác, bảo vệ thực vật.

Xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát đánh giá chất lượng chè: nâng cao năng lực tổ chức chứng nhận chất lượng giống chè, đảm bảo các giống chè đều được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, không để giống không rõ nguồn gốc, giống không phù hợp với vùng sinh thái đưa vào sản xuất đại trà.

Hỗ trợ trang thiết bị, công nghệ chế biến chè, xây dựng mơ hình sản xuất. mở rộng diện tích chè sử dụng máy, cơng cụ cải tiến trong khâu làm cỏ, bón phân và đốn chè nhằm giảm công lao động, nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè. Sử dụng cơng nghệ cao trong bảo quản, đóng gói. Xây dựng, phát triển làng nghề truyền thống, chú trọng phát triển các dịch vụ, du lịch gắn với du lịch sinh thái.

4.4.4. Đẩy mạnh công tác khuyến nơng và xây dựng các chính sách hỗ trợ

* Cơng tác khuyến nơng:

Cần áp dụng các biện pháp khuyến nơng, khuyến khích người dân tham gia công tác khuyến nông, mở các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật cho người nông dân, đưa các giống mới vào sản xuất, khuyến khích người nơng dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Hàng năm phải tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về kỹ thuật ở tất cả các xã có sản xuất chè. Khuyến khích, biểu dương và động viên người nông dân học tập các hộ sản xuất khá giỏi, từ đó mở rộng trong tồn huyện nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chè của địa phương.

Để làm tốt công tác khuyến nông, trước hết đối với huyện: nên tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân thấy rõ việc canh tác đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.

Phịng nơng nghiệp huyện cần kết hợp với ban chun đề cây chè để lựa chọn số cán bộ có kỹ thuật có năng lực, bố trí theo dõi sản xuất chè, từ 2 đến 3 xã cần một cán bộ chỉ đạo để hướng dẫn nông dân sản xuất.

Đối với các hộ nông dân cũng phải có những đề xuất kịp thời về những vấn đề cần thiết trong sản xuất chè với chính quyền các cấp, thực hiện tốt quy trình thâm canh được truyền đạt.

* Xây dựng chính sách hỗ trợ:

Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách về vay vốn, đất đai, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, đồng thời thực hiện tốt các nội dung:

-Xây dựng cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển

cây chè.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ cho việc thành lập hợp tác xã, các hợp tác xã liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè chất lượng cao.

-Khuyến khích các hộ nơng dân chuyển đổi diện tích đất trồng lúa một vụ sang trồng chè nhưng vẫn đảm bảo quy hoạch hợp lý cho canh tác cây hàng năm và cây lâu năm.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn Xã Phúc Trìu, thành phố Thái Ngun, tỉnh Thái Ngun”, chúng tơi rút ra một số kết luận sau:

- Nhìn chung, cây chè thích hợp với điều kiện tự nhiên của Xã Phúc Trìu.

- Mặc dù, năng suất và sản lượng chè trung bình tương đối cao, giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch khá lớn. Năng suất chè của hộ chuyên là 11,289 tấn/ha trong khi đó hộ kiêm chỉ đạt 6,453 tấn/ha.

- Tình hình sản xuất chè ở Xã Phúc Trìu những năm qua đã đạt được bước tiến đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng chè. Đến năm 2020 diện tích đạt 400ha, cơ cấu giống chè có hướng chuyển dịch, đã tiến hành trồng cải tạo, thay thế giống chè cũ năng suất, chất lượng thấp bằng các giống chè nhập nội, chè lai, chè chất lượng cao. Năng suất chè búp tươi năm 2020 đạt 8,56 tấn/ha, tăng 4,8 tấn/ha so với năm 2018 (chè kinh doanh tập trung). Sản lượng chè búp tươi năm 2020 đạt 19.375,1 tấn tăng 1.727,6 tấn so với năm 2018 (chè kinh doanh trồng tập trung). Tuy nhiên chè trồng xen năng suất vẫn còn rất thấp, năm 2020 chỉ đạt 4,3

tấn/ha.

- Sản xuất chè đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của người lao động, giải quyết được nhiều công ăn việc làm. Ngồi ra trồng chè cịn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn, góp phần tích cực vào sự hình thành tồn tại và phát triển hệ thống nơng nghiệp bền vững.

- Hiệu quả kinh tế của cây chè nhìn chung vẫn chưa cao, giữa những hộ chuyên trồng chè và hộ kiêm chè có sự cách biệt lớn về hiệu quả sử dụng lao động.

trọng. Hầu hết người dân thiếu hiểu biết khoa học kỹ thuật, việc sử dụng phân bón vơ cơ và thuốc trừ sâu vẫn tràn lan không đúng liều lượng nên dẫn đến chất lượng chè khơng cao, trong chè cịn rất nhiều tồn dư chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

- Cơng lao động bỏ ra để chăm sóc, thu hoạch chiếm tỷ lệ cao, chi phí cho thuốc trừ sâu và phân bón hóa học cao.

- Giá chè búp tươi thấp.

5.2. Kiến nghị

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của cây chè trên địa bàn Xã Phúc Trìu tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

* Đối với chính quyền địa phương

- Tập trung tiếp cận, huy động nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ bên ngồi và vốn tự có của cá nhân.

-Thực hiện hiệu quả các chính sách, dự án liên quan đến hoạt động sản xuất chè.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho cây chè được phát triển tốt nhất.

- Phịng Nơng nghiệp cần phối hợp với Trạm khuyến nông xã thường xuyên mở lớp tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân. Khuyến khích, vận động người dân trồng và chế biến chè sạch nhằm đáp ứng nhu cầu càng cao về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng. Nâng cao giá thành sản phẩm và chất lượng chè góp phần xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu từ cây chè.

* Đối với các hộ nông dân

- Người dân trên địa bàn cần tự trau dồi, nâng cao kiến thức trong việc sản xuất chè thông qua sách báo, ấn phẩm, …

- Tăng cường đầu tư thâm canh, tuân thủ và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong trồng, chăm sóc và thu hái sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm chè búp tươi.

- Người dân cần đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, năng suất chè, tiết kiệm thời gian cho người lao động.

- Cần thực hiện liên kết với doanh nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm để có thể ổn định và gắn bó lâu dài với sản xuất chè.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Thanh Tâm (2006), Bài giảng Thống kê nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2.Chi cục Thống kê thành phố Thái Nguyên (2018), Niên giám thống kê

thành phố Thái Nguyên.

3.Chi cục Thống kê thành phố Thái Nguyên (2019), Niên giám thống kê

thành phố Thái Nguyên.

4.Chi cục Thống kê thành phố Thái Nguyên (2020), Niên giám thống kê

thành phố Thái Nguyên.

5. Chi cục thống kê thành phố Thái Nguyên (2020), Báo cáo kết quả sản xuất

Nông nghiệp 3 năm 2018 – 2020 và kế hoạch năm 2021 của thành phố Thái Nguyên.

6. Đỗ Đình Ca (1995), Khả năng và triển vọng phát triển cây quýt và một số

cây ăn quả có múi vùng Bắc Quang, Hà Giang, Luận án phó tiến sỹ khoa học

nơng nghiệp. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

7.Đỗ Kim Chung và Phạm Vân Đình (2009), Giáo trình Kinh tế nơng nghiệp, NXB Nông nghiệp.

8. FAO (2015), Báo cáo thống kê của tổ chức nông lương thế giới năm

2015.

9. Lê Lâm Bằng (2008), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ

nông

dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sỹ kinh tế,

Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên.

10. Lê Văn Điệp (2014), Nghiên cứu phát triển sản xuất cam sành huyện Bắc

Quang, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông

nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội, 124 tr.

11. Lê Lâm Bằng (2008), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ

12.MalcomGills (2005), Kinh tế học của sự phát triển, tập II, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW.

13. Nguyễn Mạnh Huấn và Hồng Đình Phu (1993), Những vấn đề kinh tế -

xã hội và văn hoá trong phát triển bền vững, Hà Nội, trang 17, 18

14. Nguyễn Ngọc Long và Đinh Hải Triều (2009), Kinh tế phát triển và phạm

trù triết học, Viện nghiên cứu kinh tế.

15. Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn thành phố Thái Ngun (2014),

16. Trần Đình Tuấn (2003), Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu

quả

kinh tế sản xuất cam sành, quýt ở huyện Bắc Quang, Hà Giang,. Luận án tiến

sỹ, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

17.Trần Văn Đức và Lương Xuân Chính (2006), Giáo trình kinh tế vi mơ, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

18. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên (2020), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên qua các năm (2020).

19. Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Quỹ (2000), Cây chè sản xuất và chế biến, NXB Nông nghiệp Hà Nội)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn xã phúc trìu, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 70)