Các hộ trồng chè phấn khởi vì chè thu hái đến đâu, bán ngay được đến đó với giá cả ổn định và cao hơn so với các vụ trước. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè trên địa bàn cũng phấn khởi vì chè qua chế biến cũng bán được giá và tiêu thụ hết.
Hà Giang hiện có gần 20.000 ha chè, trong đó diện tích đã cho thu hoạch trên 14.500 ha, được trồng khá tập trung ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần. Các huyện này xác định chè là cây công nghiệp hàng hoá mũi nhọn nên đã tập trung chỉ đạo từ khâu trồng mới đến thâm canh chè cũ, thu hái và tiêu thụ sản phẩm. Đáng mừng là giá bán chè búp tươi ở các huyện vùng thấp Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên đều được giá, dao động từ 2.500 đồng đến 3.000 đồng /kg; ở các huyện vùng cao giá bán đạt từ 3.500 đồng đến hơn 4.000 đồng/kg. Cá biệt những vùng chè đặc sản Shan Tuyết có chất lượng cao như: Chế Là, Quảng Nguyên (huyện Xín Mần), Thông Nguyên, Túng Sán (Hoàng Su Phì)... Giá bán được trên 5.000 đồng/kg. Giá bán chè búp tươi hiện cao hơn từ 500 đồng đến 1.500 đồng/kg so với vụ trước. Nhờ có nguồn nguyên liệu tốt, 13 doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất chè và gần 400 cơ sở chế biến chè nhỏ trên địa bàn Hà Giang đã chế biến ra
nhiều loại chè có chất lượng cao như: Chè xanh, chè vàng, chè đen, chè nhúng, chè phổ nhĩ, chè túi lọc...
Toàn bộ sản lượng chè do các DN và các cơ sở sản xuất chè trong tỉnh làm ra từ đầu vụ đến nay đều đã được tiêu thụ hết, không có hàng tồn kho.
Không chỉ tập trung sản xuất các loại chè xuất khẩu đã có đơn hàng, các DN chế biến chè còn chú trọng sản xuất các sản phẩm chất lượng phục vụ tiêu thụ nội địa như: Sản phẩm chè xanh A, chè túi lọc... Giá những sản phẩm chè qua chế biến cũng được bán với giá cao hơn mọi năm như chè xanh A mọi năm bán giá 50.000 đồng/kg thì năm nay giá bán lên tới 70.000 đồng đến 90.000 đồng/kg. Sản xuất chế biến chè Hùng Cường(huyện Vị Xuyên) do đổi mới thiết bị máy móc, biết nuôi dưỡng nguồn cung cấp nguyên vật liệu nên đã có nguyên liệu tốt, đủ cho sản xuất và cho ra nhiều sản phẩm chè chất lượng cao như chè nhúng, chè phổ nhĩ, chè vàng, chè đen... Từ đầu năm đến nay, riêng doanh nghiệp này đã xuất khẩu được trên 700 tấn chè khô các loại sang thị trường Châu Âu, Nga, Ấn Độ, Nhật. [20]
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng là hoạt động tiêu thụ sản phẩm của HTX tiểu thủ Công Nghiệp Cao Nguyên.
3.1.2. Nội dung nghiên cứu.
- Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm của HTX.
- Nhận thức về tầm quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh
- Thuận lợi, khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm của các hộ điều tra.
- Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cho HTX và các hộ kinh doanh trên địa bàn xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin.
3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập số liệu, thông tin liên quan trực tiếp đến nội dung của đề tài đã được công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã, các báo cáo tổng kết liên quan đến HTX, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định...
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp thông qua quan sát, phiếu điều tra, phỏng vấn. Để thu thập được những số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Quan sát trực tiếp tổng thể mô hình HTX:
+ Vị trí HTX, cách bố trí xây dựng, kiến trúc và các hạng mục phụ trợ, các trang thiết bị cần có phục vụ cho quá trình sản xuất,...
+ Quan sát trực tiếp quá trình đóng gói và phân phối sản phẩm của HTX, kết hợp với thực hành và trao đổi với mọi người, những người lao động trong HTX.
+ Quan sát học hỏi cách thức giao dịch, đàm phán khi mua, bán sản phẩm của HTX.
- Phương pháp điều tra trực tiếp HTX:
+ Tìm hiểu thông tin về quá trình tiêu thụ sản phẩm của HTX, những kết quả đã đạt được và những tồn tại, khó khăn gặp phải qua các năm.
+ Thông tin về những thành viên của HTX như: Họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, số điện thoại, trình độ văn hóa, loại hình HTX, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất.
+ Những thông tin về đầu tư, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX như: Chi phí, các khoản thu.
+ Những ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của HTX.
- Trải nghiệm thực tế các công việc của HTX: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của HTX từ đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn mà HTX gặp phải trong quá trình sản xuất cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm của HTX.
+ Phương pháp thảo luận: Trao đổi với mọi người về những vấn đề khó khăn, tồn tại các HTX đang gặp phải như: Vốn, lao động, thị trường, chính sách của nhà nước từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển HTX trong những năm tới.
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin.
3.2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin.
Tất cả những thông tin, số liệu được thu thập tổng hợp, đồng thời được xử lý thông qua phần mềm Excel. Việc xử lý các thông tin là tiền đề cho quá trình nghiên cứu.
3.2.2.2.Phương pháp phân tích thông tin.
Tất cả các thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của HTX (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý). Hạch toán các khoản chi phí mà HTX đã chi ra và các khoản thu của HTX, phân tích thực tế hoạt động của HTX các năm làm cơ sở cho định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế HTX.
3.2.2.3. Công thức tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng.
+ Công thức:
Nguyên giá tài sản cố định Mức trích khấu hao hàng năm =
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
a, Vị trí địa lý:
Tiên nguyên là xã vùng cao núi đất cách trung tâm huyện Quang Bình 25 km về phía Đông Bắc, vị trí của xã cách đường quốc lộ 279 là 18 km, có tổng diện tích tự nhiên là 10.109,27 ha chia thành 14 Thôn. Xã Tiên Nguyên tiếp Giáp với các đơn vị sau:
Phía Bắc giáp xã Thông Nguyên (huyện Hoàng Su Phì). Phía Nam giáp với xã Tân Bắc.
Phía Tây giáp với xã Tân Nam và thị trấn Yên Bình. Phía Đông Giáp với xã Xuân Minh.
Trên địa bàn có 14 Thôn, là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em(Dao, Tày, Kinh, Mông, Nùng). Mật độ dân cư 45 người/km2 nhưng phân bố không đều, nhân dân thường sống tập trung theo dân tộc gắn với điều kiện sản xuất, canh tác ruộng nương.
b, Điều kiện khí hậu, thời tiết.
- Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng Hà Giang qua một số năm gần đây cho thấy xã Tiên Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng chủ yếu là 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Là khu vực có chung đặc điểm khí hậu với nhiều tỉnh thành phía bắc và mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm được chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông.
- Mùa hè nhiệt độ bình quân khoảng 28 - 35oc, mùa đông khoảng 10 - 20oc khô hạn từ tháng 1 đến tháng 3 gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
c, Địa hình, địa mạo.
- Địa hình:
Xã Tiên Nguyên thuộc khu vực miền núi địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm một phần tương đối lớn, tạo ra một hệ thống sông suối dày đặc. Có tiềm năng để phát triển trồng các loại cây nông nghiệp, cây ăn quả. Mô hình sản xuất rất có tiềm năng phát triển theo hướng sản xuất kinh tế vườn đồi.
- Địa mạo:
Đất Feralit chiếm 60 % tổng diện tích đất, tầng dày đất canh tác 50 – 55 cm và còn lại là đất hình thành trên địa hình đầm lầy, bằng phẳng. Với điều kiện thổ nhưỡng như vậy, việc trồng chè được coi là biện pháp hữu hiệu trong việc phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao và đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động.
d, Các nguồn tài nguyên.
* Tài nguyên đất:
- Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 10.109,27 ha. Trong đó - Đất sản xuất nông nghiệp là 1.400,81 ha.
- Đất lâm nghiệp là 7.787,2 ha.
- Đất chuyên dùng là 24,83 ha.
- Còn lại là 889,38 ha đất rừng đầu nguồn, khe sâu và núi đá.
* Tài nguyên nước:
- Xã Tiên Nguyên có nhiều suối nhỏ phân bố rộng khắp trên địa bàn và làm cho công tác thủy lợi rất thuận tiện cho việc tưới tiêu. Phần lớn lượng nước của xã phụ thuộc vào lượng nước từ rừng đầu nguồn nên sản xuất nông nghiệp không gặp nhiều khó khăn.
* Tài nguyên nhân văn:
Trên địa bàn xã có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trông đó người Dao chiếm đông nhất, chiếm trên 80%, còn lại là người Tày, Nùng, Kinh, Mông.
Có thể nói xã Tiên Nguyên là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng các dân tộc anh em.
d, Thủy văn.
- Xã Tiên Nguyên nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, dao động về nhiệt độ trong năm tương đối cao và thể hiện rõ ở các mùa. Mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và nhiệt độ trung bình 25oC buổi trưa nhiệt độ có khi lên tới 37 – 38oC. Độ ẩm từ 75 – 85 %, trời nắng gắt và thường xuyên có mưa giông và gió lốc. Mùa Đông kéo dài từ cuối tháng 11 đến tháng 3 năm sau, với những đợt gió mùa đông bắc nhiệt độ thấp độ ẩm không khí giảm, lượng mưa không đáng kể, hay xuất hiện sương muối và rét đậm rét hại gây nhiều khó khăn cho ngành trồng trọt và chăn nuôi của xã và sinh hoạt của người dân.
- Mùa xuân mưa phùn kéo dài độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho các
vi sinh vật gây bệnh dịch cho cây trồng, vật nuôi. Khí hậu mùa thu ôn hòa và mát mẻ thuận lợi cho sản xuất sinh hoạt của người dân.
- Điều kiện khí hậu của xã rất đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. a, Điều kiện kinh tế. hội. a, Điều kiện kinh tế.
- Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, đem lại thu nhập chính cho người dân địa phương. Trong xã có tới hơn 80% số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp. Việc kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi đã nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
- Về trồng trọt: Ngành trồng trọt đã có chuyển hướng mạnh theo hướng thâm canh tăng vụ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Gieo trồng những giống cây mới có năng suất cao và làm tăng hiệu quả kinh tế.
- Diện tích trồng lúa là 161,42 ha, rau màu là 39,58 ha, đất trồng cây hàng năm là 200 ha. Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 tình hình sản xuất trồng trọt như sau:
- Cây lương thực và cây hoa màu tổng diện tích gieo trồng của vụ chiêm xuân là 197 ha đạt 101,02% kế hoạch trong đó: Diện tích lúa cao sản là 143 ha đạt 102,14%; Năng suất lúa xuân đạt 53,87 tạ/ha x 161,3 ha = 868,92 tạ đạt 99,12%; Ngô đạt 35,5 tạ/ha, với diện tích 4,6 ha tương đương 16,33 tấn đạt 83,72%; Các loại cây hoa màu khác như đỗ, lạc, mía....phát triển tốt và đạt chỉ tiêu đề ra.
Cây chè
Đây là loại cây trồng chủ yếu của xã đem lại thu nhập chính cho người dân. Tổng diện tích trồng chè là 101,3 ha. Trong đó 6 tháng đầu năm do cây chè vừa trải qua thời kỳ lạnh kéo dài nên khả năng sinh trưởng còn thấp năng suất chưa cao. Giá chè cao hơn những năm trước nhưng giá phân bón vẫn cao nên lợi nhuận mà người dân thu được còn ít. Mặc dù vậy người dân đang tập trung đầu tư để trồng và sản xuất, thâm canh chè cành một giống chè chất lượng cao đang được thị trường ưa chuộng. Với sự đầu tư như vậy thu nhập của người dân về cây chè chắc chắn sẽ cao hơn.
Cây lâm nghiệp
Công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt không còn hiện tượng người dân phá rừng làm nương rẫy.
Về chăn nuôi
Những năm gần đây đã đạt được thành tựu về cả số lượng, chất lượng. Một số giống vật nuôi được đưa vào nuôi thử nghiệm và cho khả năng thích nghi tốt, cho hiệu quả kinh tế cao so với các giống hiện có. Theo số liệu điều tra tổng đàn gia súc, gia cầm 6 tháng cuối năm 2015 như sau: Tổng đàn trâu bò có 800 con, nhìn chung đàn trâu bò được chăm sóc khá tốt.
Tuy nhiên do thời tiết lạnh kéo dài trong vụ đông cùng với sự thiếu hụt thức ăn nên sau vụ đông đàn trâu bò gầy hơn trước đó. Mục tiêu chăn nuôi trâu bò của người dân đa số là lấy sức kéo.
Tổng đàn lợn là 1.900 con, đa số được nuôi theo phương thức tận dụng, chỉ có một số hộ gia đình có vốn đầu tư, kỹ thuật nuôi theo phương thức bán công nghiệp nên hiệu quả cao hơn. Ngoài các giống lợn địa phương thì các giống lợn lai cũng được nuôi tại đây. Trong 6 tháng đầu năm 2020, do biến động của giá cả thị trường, giá lợn thịt tương đối cao và ổn định, cho nên đàn lợn của xã có xu hướng tăng lên đáng kể. Tổng đàn gia cầm nuôi là 13.200 con chủ yếu là các giống gia cầm địa phương. Gà là đối tượng được nuôi chủ yếu ở đây, ngan và vịt được nuôi ít hơn.
Về dịch vụ
Với đặc tính dân cư thưa thớt, đời sống thấp nên dịch vụ gần đây mới được phát triển, chủ yếu là các hàng tạp hóa phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đáng kể góp phần đem lại bộ mặt mới cho xã.
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế xã Tiên Nguyên năm 2020
STT Thành phần Tổng GTSX GTSX nông-lâm-ngư 1 Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản
2 GTSX tiểu thủ công nghiệp 3 GTSX ngành nghề truyền thống 4 GTSX thương mại – dịch vụ
Qua bảng 4.1 nhìn chung nền kinh tế của xã còn kém phát triển, vẫn mang tính chất tự phát quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ sản xuất chưa được cơ giới hóa cao nên hiệu quả kinh tế còn thấp và đời sống vật chất của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Qua bảng trên cho thấy doanh thu từ nông nghiệp cao nhất đạt 76,16 tỷ đồng chiếm 59,32 %. Người dân trong xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và ở