Cơ cấu kinh tế xã Tiên Nguyên năm 2020

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cao nguyên tại xã tiên nguyên, huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 38 - 44)

STT Thành phần Tổng GTSX GTSX nông-lâm-ngư 1 Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

2 GTSX tiểu thủ công nghiệp 3 GTSX ngành nghề truyền thống 4 GTSX thương mại – dịch vụ

Qua bảng 4.1 nhìn chung nền kinh tế của xã cịn kém phát triển, vẫn mang tính chất tự phát quy mơ nhỏ hoặc rất nhỏ sản xuất chưa được cơ giới hóa cao nên hiệu quả kinh tế cịn thấp và đời sống vật chất của người dân cịn gặp nhiều khó khăn.

Qua bảng trên cho thấy doanh thu từ nông nghiệp cao nhất đạt 76,16 tỷ đồng chiếm 59,32 %. Người dân trong xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và ở đây là sản xuất chè. Tiếp theo là ngành dịch vụ đạt doanh thu là 28,73 tỷ đồng chiếm 22,43 % tỷ trọng.

Doanh thu từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 2,885 tỷ đồng chiếm 2,2 % tỷ trọng.

b, Dân số và lao động.

Tổng số nhân khẩu của xã gồm: 9.542 nhân khẩu (năm 2020), bình quân đạt 4 người/khẩu.

Số người lao động trong độ tuổi là 5.893 người. Trong đó số lao động nơng nghiệp là 3.535 người chiếm khoảng 60 %, Dịch vụ - thương mại là 885 người chiếm 15 %, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác là 1.473 người chiếm 25 %.

Theo kết quả điều tra của Chi cục Thống kê huyện, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 26,73 triệu đồng/ người; tỷ lệ hộ nghèo còn 2,67 %.

Bảng 4.2: Cơ cấu dân số và lao động của xã Tiên Nguyên qua 3 năm (2018 – 2020)

Chỉ tiêu

1.Tổng số nhân khẩu 2.Tổng số hộ

3.Tổng số lao động

3.1.Lao động nông nghiệp 3.2.Lao động phi nông nghiệp 4.Một số chỉ tiêu BQ

4.1.BQ khẩu/hộ 4.2.BQ Lao động/hộ

Bảng 4.2 cho ta thấy tình hình dân số của xã có sự biến động nhẹ qua các năm. Năm 2018 tồn xã có 8946 người, đến năm 2019 có 9023 người tăng 77 người so với năm 2018. Năm 2020 tổng dân số tăng lên thêm là 9542 người tăng 519 người so với năm 2019. Điều này chứng tỏ rằng lực lượng lao động ngày càng dồi dào, ngày càng trẻ hóa nhưng cũng là điều đáng lo trong công tác giải quyết việc làm và thu nhập cho nhân dân bởi nếu không giải quyết tốt nó sẽ là một trở ngại, một thách thức lớn trong quá trình phát triển.

Về lao động: Tổng số lao động trong các ngành kinh tế năm 2020 của xã là 5060 người. trong đó lao động nơng nghiệp là 2024 người chiếm 40% tổng số hộ lao động tỷ lệ này phản ánh đúng thực trạng sản xuất của xã. Lao động trong các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng dần qua các năm. Kết quả phân tích cho thấy cơ cấu lao động của xã đã có sự thay đổi nhưng khơng đáng kể. Tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn chiếm đa số, số lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ có sự thay đổi qua từng năm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng số lao động trong tồn xã.

Số lao động phi nơng nghiệp tăng dần qua các năm, năm 2018 tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng là 45 % tương ứng với 2148 người thì đến năm 2020 là 60 % tương ứng là 3036 người. Điều đó có nghĩa là trong q trình đổi mới chương trình đơ thị hóa, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã đang có sự chuyển biến tốt.

c, Cơ sở vật chất kỹ thuật.

* Về giao thông:

+ Trục liên xã: Tổng chiều dài trục liên xã là 18 km, đã được trải nhựa, tuyến liên xã có mặt bề rộng mặt đường là 3,5 m.

+ Trục liên thôn: Chiều dài là 45 km, trong đó có 7,5 km đã được bê tơng hóa. Số cịn lại hồn tồn là đường đất lầy lội về mưa, khơng đáp ứng nhu cầu của địa phương.

+ Trục ngõ xóm: Đường ngõ xóm tổng số là 52 km, đảm bảo vào mùa mưa sạch sẽ là 2,5 km. Số còn lại chủ yếu là đường đất nhỏ lầy lội, không đảm bảo cho hoạt động đi lại của người dân địa phương.

*Bưu chính viễn thơng:

Năm 2010, xã đã có bưu điện văn hóa, thơng tin báo chí, đài phát thanh, truyền hình phủ sóng tới 100% thơn bản, tình hình cập nhật thơng tin văn hóa xã hội, khoa học đời sống đã được cải thiện nhiều. Đây là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển về kinh tế, xã hội của xã.

*Về giáo dục:

Phát huy tốt nhiệm vụ dạy và học chất lượng của các trường được nâng lên. Trẻ em trong độ tuổi đi học đa số đều được đến trường.

*Về Y tế:

Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân đã được quan tâm hơn. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và cơ bản đáp ứng việc khám chữa bệnh ban đầu cho người dân.

Trạm y tế được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên ngành như: Máy đo huyết áp, máy đo nhịp tim và các thuốc phịng chữa bệnh cho người dân.

*Văn hóa thơng tin, thể dục – thể thao:

- Do trên địa bàn xã tập trung khá nhiều dân tộc anh em cho nên nền văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng, các loại hình văn hóa ở đây hầu như vẫn cịn được gìn giữ, trong đó các loại hình văn hóa tiêu biểu nhất bao gồm: văn hóa truyền thống như: nhảy lửa, cấp sắc… Các lễ hội truyền thống như: lễ hội lồng tồng (tày), lễ hội gầu tào (mơng),….

- Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 90%, có các lễ hội truyền thống lâu đời như Lễ hội lồng tồng, đánh sảng của người dân tộc tày là tiềm năng để gắn với phát triển du lịch sinh thái.

* An ninh quốc phịng:

Tình hình an ninh trên địa bàn xã được giữ vững và khơng để xảy ra các tình huống đột biến gây bất ngờ. Tệ nạn xã hội đều giảm và đời sống nhân dân được ổn định.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội.

* Thuận lợi:

Trong những năm vừa qua xã Tiên Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu khá đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế và đời sống nhân dân dần được cải thiện qua từng ngày. Hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các cơng trình phúc lợi cơng cộng được quan tâm đầu tư. Các chính sách phát triển đời sống của Đảng và nhà nước đã thực sự đi vào thực tế và đóng góp quan trọng trong việc ổn định và phát triển xã.

* Hạn chế:

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chưa đồng bộ và chưa bền vững. Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn nên năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chưa cao. Chưa thực sự phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa và số lượng thành viên tham gia HTX cịn ít, sản xuất cịn nhỏ lẻ manh mún. Giá trị sản xuất cây trồng, vật ni trên đơn vị cịn thấp.

Tuy rằng đã có những bước phát triển nhưng nơng nghiệp vẫn cịn có những thách thức lớn: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, trang thiết bị sản xuất còn lạc hậu, sản phẩm đa phần là sơ chế nên giá trị không cao.

Được xác định là một trong những ngành có tầm quan trọng tuy nhiên kinh tế dịch vụ thương mại hiệu quả chưa cao và tốc độ phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của xã và chưa tạo được chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp, các sản phẩm dịch vụ bổ trợ chất lượng thấp và thiếu.

Hệ thống cơ sở hạ tầng dành cho sản xuất chưa đáp ứng được số lượng và khó khăn về cả cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Mật độ dân số phân bố không đồng đều là một trong những nguyên nhân khó để sản xuất tập chung người dân chỉ sản xuất trên diện tích đất canh tác của mình, mang tính tự phát, nhỏ lẻ.

4.2. Cơ cấu tổ chức của HTX Cao Nguyên.

* Giới thiệu chung:

- Tên giao dịch: Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Cao Nguyên.

- HTX bao gồm có 8 thành viên .

- Địa chỉ: Thôn Tân Tiến, xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

- Ngành nghề: Kinh doanh sản xuất chè xanh, chè đen với thương hiệu chè Cao Nguyên.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nghệ chế biến luôn đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cao nguyên tại xã tiên nguyên, huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w