Cơ cấu tổ chức của HTX Cao Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cao nguyên tại xã tiên nguyên, huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 44)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Cơ cấu tổ chức của HTX Cao Nguyên

* Giới thiệu chung:

- Tên giao dịch: Hợp tác xã tiểu thủ cơng nghiệp Cao Ngun.

- HTX bao gồm có 8 thành viên .

- Địa chỉ: Thôn Tân Tiến, xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

- Ngành nghề: Kinh doanh sản xuất chè xanh, chè đen với thương hiệu chè Cao Nguyên.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nghệ chế biến luôn đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Bảng 4.3. Các thành viên của HTX Cao Nguyên

TT Họ Và Tên

1 Hoàng Ngọc Thăng

2 Hoàng Văn Huấn

3 Hoàng Ngọc Thu

4 Hoàng Quốc Tuyền

5 Hoàng Văn Thuận

6 Lẻo Thị Mơn

7 Hồng Văn Lệnh

8 Hồng Đình Vẩn

Nguồn: UBND xã Tiên Nguyên.

- Về cơ sở sản xuất:

+ HTX có 1 nhà xưởng chế biến và 1 nhà kho trữ hàng tại thơn Tân Tiến.

+ Tổng diện tích nhà xưởng vào 2000m2, nhà xây kiên cố.

+ Thiết bị máy móc đều đã được cơ giới hóa.

* Nguyên tắc tổ chức:

- Dân chủ bình đẳng, cơng khai: Thành viên HTX có quyền tham gia, quản lý, kiểm tra và giám sát hợp tác xã, có quyền ngang nhau trong biểu

quyết, thực hiện cơng khai q trình sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối, những vấn đề khác theo quy định trong điều lệ của hợp tác xã.

- Tự chủ tự chịu trách nhiệm, cùng nhau có lợi: Hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt của kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự quyết định về lợi nhuận đem lại.

- Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ đối với nhà nước, trang trải các khoản lỗ của hợp tác xã lợi nhuận thụ được được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã và một phần chia theo vốn góp, cơng sức đóng góp của các thành viên phần còn lại chia đều cho thành viên theo từng mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.

- Hợp tác và phát triển: Các thành viên trong HTX phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong cộng đồng xã hội và liên kết giữa các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Ban quản trị hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng cho thành viên hoạt động trong hợp tác xã bằng các buổi tập huấn về việc thu hoạch, chăm sóc, tưới tiêu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Ban quản trị hợp tác xã tham gia các tổ chức đại diện cho quyền hợp tác xã để củng cố hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

- Tổ chức hoạt động của hợp tác xã theo phương thức lao động tập thể phát triển sản xuất trên cơ sở cải tiến kỹ thuật và tăng cường giáo dục tư tưởng đóng góp ý kiến trên tinh thần tự giác của các thành viên hoạt động trong hợp tác xã.

4.2.1. Tình hình sử dụng đất và tài sản của HTX.

+ Khu nhà xưởng có tổng diện tích là 2000 m2 trong đó có khu chế biến chè, khu thu mua, khu bảo quản chè.

+ Các cơng trình phụ như: bể nước tưới tiêu là 1000 m2…

+ Về cơ sở sản xuất bao gồm:

Máy hút chân khơng có số lượng là 1 cái. Tơn quay có số lượng là 14 cái.

Máy vị chè có số lượng là 7 cái. Máy dập có số lượng là 1 cái. Máy sấy có số lượng là 1 cái. Máy ủ hương có số lượng là 1 cái. Máy đốn chè có số lượng là 1 cái.

Bảng 4.4: Diện tích đất đai của HTX Cao Nguyên

STT Mục đích sử dụng 1 Tổng diện tích 2 Đất trồng chè 3 Đất xây dựng nhà xưởng 4 Đất xây dựng cửa hàng 5 Đất xây dựng các cơng trình phụ

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2021)

Về cơ bản HTX sản xuất kinh doanh chế biến thủ cơng bán cơ giới, sử dụng máy móc vào các khâu chế biến chè. Sản xuất với phương pháp sao bằng tơn quay, máy vị cơng suất 30-40 kg/mẻ vị, hiện nay 100 % sản phẩm nguyên liệu tươi được chế biến tại chỗ. Chè sau khi chế biến sẽ được hút chân khơng và đóng gói, in, dập bao bì mang thương hiệu Cao Nguyên. Có nhãn mác sẽ được nhiều người tiêu dùng trên thị trường biết đến. Điều này đã góp phần nâng cao doanh số bán hàng của HTX và từ đó nâng cao thu nhập cho các thành viên trồng chè.

HTX Cao Nguyên là HTX thành lập muộn hơn nên mặc dù đã có những thành cơng đáng kể nhưng HTX Cao Nguyên cũng gặp rất nhiều khó khăn về vốn; cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu chính vì thế trong thời gian tới HTX Cao Ngun cần cố gắng đầu tư củng cố nâng cấp và mở rộng hệ thống dây chuyền sản xuất chè để tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động trên địa bàn xã và góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ công nhân viên trong HTX.

4.2.2. Những thành tựu đạt được của HTX.

Từ lúc thành lập cho đến nay HTX chè Cao Nguyên đã đạt được những thành tựu như: HTX đi lên từ hộ sản xuất chè nhỏ lẻ với số lượng ít, quy mơ nhỏ với suy nghĩ dám nghĩ giám làm của các hộ sản xuất nhỏ lẻ, quan tâm nhiệt tình của chính quyền địa phương và nhà nước thì HTX đi vào hoạt động với lượng thành viên tham gia ít và quy mơ nhỏ.

HTX chè Cao Nguyên tuy mới vào hoạt động nhưng đã có những thành tựu nhất định, những đóng góp cho địa phương như: Phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo cơng ăn việc làm cho lao động địa phương và đưa ngành sản xuất chế biến ngày càng phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, tăng thu ngân sách và góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã Tiên Ngun nói riêng và của tồn tỉnh nói chung. Bên cạnh đó cịn góp phần thúc đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành sản xuất chế biến ở Việt Nam.

4.2.3.Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến q trình sản xuất kinh doanh của HTX.

* Thuận lợi:

- HTX có diện tích đất tương đối rộng.

- Các thành viên tham gia HTX cần cù và chịu khó.

- HTX có đầu tư hiệu quả về cơ sở vật chất và nhà xưởng cũng như công tác thu gom, chế biến và bảo quản sản phẩm.

- Hệ thống giao thông ở địa phương phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm của HTX.

*Khó Khăn:

- Tình hình dịch bệnh phức tạp.

- Chất lượng cây giống chưa cao.

- Lao động phần lớn chưa qua đào tạo và kiến thức còn hạn chế.

- Khó khăn về nguồn vốn phải đi vay mượn để đầu tư vào xây dựng HTX.

- Các thành viên trong HTX chưa được học hỏi nhiều kinh nghiệm từ các HTX khác trong nước cũng như ở ngoài nước.

- Nhân rộng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và chế biến còn chậm dây chuyền sản xuất nhỏ làm cho năng suất,chất lượng và hiệu quả sức cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường chưa cao.

4.2.4. Cách thức tổ chức hoạt động của HTX.

4.2.4.1. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của HTX.

Về cơ cấu tổ chức và phân công công việc của các thành viên trong ban quản trị hợp tác xã của HTX chè Cao Nguyên được trình bày trong sơ đồ sau:

BAN QUẢN TRỊ

Hình 4.2: Sơ đồ về cách thức tổ chức của HTX

4.2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của ban quản trị hợp tác xã.

*Chức năng của ban quản trị hợp tác xã Ban quản trị hợp tác xã thể hiện

tốt các chức năng:

+ Đại diện và bảo vệ quyền lợi của các thành viên.

+ Năng động đổi mới các phương thức kinh doanh.

+ Hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ cần thiết cho việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm.

+ Tuyên truyền vận động phát triển mở rộng hệ thống hợp tác xã chè.

*Các nhiệm vụ chính của ban quản trị hợp tác xã:

+ Tổ chức sản xuất hợp lý và xây dựng thương hiệu trên thương trường.

+ Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn cung cấp thông tin về thị trường cho xã viên.

+ Nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.

+ Thực hiện tốt các chính sách chấp hành theo quy định của pháp luật.

+ Đẩy mạnh việc phát triển sản xuất và chăm lo đời sống cho xã viên.

+ Giữ vững và quản lý tốt nguồn vốn và huy động nguồn vốn linh hoạt.

+ Kinh doanh, tìm đầu ra và thị trường cho sản phẩm.

+ Quảng bá sản phẩm, tìm kiếm các mối quan hệ cùng các tổ chức để lôi kéo quyền lợi về cho các xã viên.

*Quyền lợi của ban quản trị hợp tác xã:

+ Ngồi vốn góp theo phần trăm thì được chi lương hàng tháng tùy theo công việc.

+ Mở rộng mối quan hệ cùng nhiều tổ chức kinh doanh khác.

+ Nâng cao kiến thức về hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm chè.

4.2.4.3. Quy trình sản xuất và kế hoạch làm việc của hợp tác xã. a, Quy trình sản xuất.

- Quy trình sản xuất chung:

Tất cả quy trình nói chung đều trải qua 4 bước kể trên HTX sẽ triển khai quy trình sản xuất riêng từ đây:

Bước 1: Hái chè. Bước 2: Phân loại chè. Bước 3: Vò và sao chè.

Bước 4: Đóng gói cho ra các sản phẩm chè.

Chè tươi cần được chế biến ngay sau khi thu hoạch để đảm bảo chất lượng cho thành phẩm cuối cùng khi tung ra thị trường. Sau khi loại bỏ bớt

lượng nước từ lá chè, làm nóng lá chè một cách vừa phải, khơng q khơ khi đưa vào máy vị rồi rũ tơi để chè nhanh nguội: Sau đó lên men để hình thành hương vị cho chè kế tiếp chè sau khi để nguội từ máy vò sẽ được cho vào thùng tơn để sao khơ, mục đích của sao khơ là làm bốc hơi lượng nước dư trong lá chè tăng hương thơm và định hình sợi chè xoăn chặt hơn mặt chè sáng bóng. Sau 2 lần sao khơ chè được để nguội và phân loại ngay tại chỗ. Tiếp đến là lấy hương chè: Sao chè thật nhỏ lửa từ 3 - 5 phút để tạo hương thơm cho chè, mỗi lần lấy hương khoảng 2 - 3 kg chè/1 mẻ. Sau khi lấy hương từ 2- 3 ngày chè sẽ có mùi thơm đặc trưng. Cuối cùng là q trình in bao bì và đóng gói cho ra thành phẩm.

Trong quá trình sản xuất trên cần hiểu rằng:

- Héo: Là một quá trình loại bỏ nước dư thừa từ các lá. Mục tiêu là để làm bay một phần nào lượng hơi nước trong lá chè để các lá trở nên mềm dẻo hơn.

- Sao: Quá trình này được thực hiện bằng tơn quay làm nóng lá chè một cách vừa phải và làm ngưng hoạt động lên men của lá chè mà không làm mất hương vị của chè.

- Vị: Để thúc đẩy và đẩy nhanh q trình oxy hóa. Q trình này giúp định hình búp chè và thúc đẩy quá trình lên men.

- Lên men: Đây là quá trình quyết định trong sự hình thành hương vị và màu sắc đặc trưng cho nước chè.

- Sấy khơ: Mục đích chủ yếu là đình chỉ các q trình hoạt động lên men và loại bỏ độ ẩm từ lá để sản xuất ra một sản phẩm ổn định với chất lượng được bảo quản tốt. Dưới tác dụng của nhiệt độ khi sấy hương thơm trong chè được cải thiện, phát huy tối đa. Các bước tiến hành đều được làm một cách tập trung dưới sự chỉ đạo của ban quản trị sao cho ra chè thành phẩm có chất lượng tốt nhất.

*Quy trình sản xuất chè của HTX:

Hình 4.3. Quy trình chế biến chè của HTX

4.2.4.4. Kênh Tiêu thụ sản phẩm.

Sản phẩm nào được sản xuất ra chất lượng có tốt mà giá cả phù hợp nhưng nếu khơng có một hệ thống phân phối đến tay người tiêu dùng thì hiệu quả kinh doanh sẽ không cao, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của HTX. Nhất là đối với chè vì là một loại thực phẩm do vậy địi hỏi phải có một hệ thống phân phối rộng khắp đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng. Khi điều tra các hộ trồng chè và kết quả cho thấy các hộ đều tập trung bán theo kênh phân phối sau:

Tư thương nhỏ Chợ địa phương Người tiêu dùng trong nước HTX Tư thương lớn Các nhà máy, cơ sở chế biến Xuất khẩu

Hình 4.4: Kênh phân phối sản phẩm chè của HTX. sản phẩm chè của HTX.

Theo thống kê của HTX tỉ lệ phân phối sản phẩm của HTX ra ngoài thị trường là 70 % đối với tư thương lớn và 30 % đối với tư thương nhỏ.

Giá bán sản phẩm của HTX là 200.000đ/kg cho các tư thương lớn khi mua hàng với số lượng lớn và mua lâu dài, và 250.000đ/kg đối với các tư thương nhỏ, khách hàng mới mua hoặc mua một lần. Giá bán niêm yết đối với các tư thương.

bán lại cho các nhà máy cơ sở chế biến lớn hơn tầm cỡ quốc tế với giá

giao động từ 300.000đ/kg đến 400.000đ/kg tùy vào chất lượng và từng loại sản phẩm. Các sản phẩm được các doanh nghiệp lớn thu mua sắp xếp, phân loại

đóng gói lại mang một nhãn hiệu mới để xuất ra nước ngoài, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc với giá thành giao động từ 500.000đ/kg đến 700.000đ/kg.

Do đây là hướng tiêu thụ mang lại lợi nhuận khá là cao nên được các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ rất là quan tâm.

- Tư thương nhỏ mua hàng từ HTX và bán lại cho các cửa hàng ở các chợ địa phương, tùy vào chất lượng của từng loại sản phẩm giá thành của từng loại có thể giao động từ 300.000đ/kg đến 350.000đ/kg.

Các sản phẩm của HTX đến tay người tiêu dùng trong nước thông qua các tư thương nhỏ hoặc các chợ địa phương có giá thành giao động từ 350.000đ/kg đến 400.000đ/kg.

Người tiêu dùng trong nước cũng có thể mua sản phẩm của HTX với giá thành thấp hơn khi đến trực tiếp cơ sở sản xuất để mua.

4.2.4.5. Chi phí đầu tư và trang thiết bị máy móc ban đầu của HTX.

*Chi phí đầu tư cho xây dựng ban đầu:

Khi xác định xây dựng, thành lập HTX người đầu tư cần phải xem xét kỹ tất cả các phương diện như: Quy mơ sử dụng đất và diện tích nhà xưởng cần phải xây dựng hệ thống cung cấp nước và xử lý rác thải cho hợp lý nhất thì HTX phải lập một kế hoạch cụ thể về thiết kế đầy đủ để có thể đi vào xây dựng đầu tư cho HTX.

Do vậy để xây dựng nên một HTX có quy mơ lớn cần phải đầu tư với các khoản chi phí cho từng cơng việc như sau:

Bảng 4.5: Chi phí xây dựng nhà xưởng ban đầu của HTX

TT Các khoản mục

1 Xây dựng nhà xưởng 2 Xây dựng nhà kho 3 Xây dựng nhà điều hành 4 Cổng và tường rào bao quanh 5 Giếng khoan

Tổng

Qua số liệu trên bảng cho ta thấy chi phí xây dựng của HTX là khá lớn. Vốn đầu tư cơ bản ban đầu là 260.000.000 đồng. Chi phí xây dựng nhà xưởng là cao nhất với tổng diện tích là 2000 m2 mất 100.000.000 đồng, các cơng trình khác như chi phí xây dựng cổng và tường rào bao quanh HTX là 40.000.000 đồng với 300 m2, xây dựng nhà kho 30.000.000 đồng và cuối cùng là chi phí cho giếng khoan 10.000.000 đồng.

Vậy có thể thấy được chi phí đầu tư xây dựng HTX là khá cao, cao nhất là xây dựng nhà xưởng đòi hỏi các thành viên trong HTX phải tính tốn làm sao để các cơng trình trong HTX được xây dựng với số tiền đầu tư bỏ ra ít nhất.

* Các loại chi phí đầu tư trang thiết bị tại HTX:

Bảng 4.6: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của HTX

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cao nguyên tại xã tiên nguyên, huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w