Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu 1942_003731 (Trang 38 - 39)

Nhìn chung, các nghiên cứu về hành vi bầy đàn rất đa dạng về các khía cạnh xem xét, chẳng hạn, các nghiên cứu tập trung về hành vi bầy đàn hợp lý (Banerjee, 1992; Bikhchandani & Sharma, 2001; Devenow & Welch, 1996) cũng như có các nghiên cứu xem xét về tính bất hợp lý trong các quyết định đi theo đám đông của nhà đầu tư, chủ yếu xuất phát từ các yếu tố tâm lý và tác động của xã hội (Fernandez và các tác giả, 2001; Baddeley và các tác giả, 2004). Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng phân tích hành vi bầy đàn diễn ra bởi các nhóm nhà đầu tư, cụ thể nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức (Nofsinger & Sias, 1999; Grinblatt, Titman & Wermers, 1995). Ngoài ra, kết quả từ việc xem xét tác động hành vi bầy đàn đến thị trường tài chính vẫn chưa thống nhất. Cụ thể, Bikhchandani & Sharma (2001), Scharfstein & Stein (1990) cho rằng hành vi bầy đàn có thể dẫn đến giá chứng khoán vượt xa giá trị nội tại, gây ra những biến động trên thị trường. Tuy nhiên, theo Choi & Skiba (2015), Hirshleifer & Teoh (2003), hành vi bầy đàn lại có tác động tích cực đối với tính hiệu quả của thị trường bởi giá sẽ phản ánh nhanh hơn việc xuất hiện các thông tin mới. Xét về các nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu về hành vi bầy đàn được thực hiện ở

cả các nước phát triển và đang phát triển. Hiện nay, kiểm định sự tồn tại của hành vi bầy đàn có 2 phương pháp tiếp cận chính. Đó là xem xét trực tiếp thông qua mẫu hình giao dịch của nhóm nhà đầu tư và nghiên cứu gián tiếp thông qua mối quan hệ giữa tỉ suất sinh lời của từng cổ phiếu so với tỉ suất sinh lời của thị trường (Trần Thị Hải Lý, 2010)

Một phần của tài liệu 1942_003731 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w