Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TưVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN 10598321-1284-234342.htm (Trang 42 - 46)

quả, tiếp tục là ngọn cờ đầu đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, nhất là tại Lào và Campuchia. BIDV cũng tiếp tục chủ động tham gia hiệu quả vào việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng, mà trọng tâm là xử lý nợ xấu và xử lý các ngân hàng yếu kém. BIDV chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo hoạt động có chữ tín.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phầnĐầu Đầu

tư và phát triển Việt Nam và Chi nhánh Long An

Tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An là chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Long An được thành lập vào năm 1976. Giai đoạn 1981 đến 1988 được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và xây dựng. Đến năm 1988, được nhập vào Ngân hàng Nông nghiệp. Tháng 4/1990 chuyển thành phòng đầu tư phát triển và đến ngày 26/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Long An sau khi Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngày 01/05/2012 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An được thành lập trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước thành ngân hàng thương mại cổ phần, là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, có con dấu, có bảng tổng kết tài sản và hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.

Từ những ngày đầu mới thành lập với đội ngũ cán bộ trên 10 người, tổng nguồn vốn hoạt động hơn 4 tỉ đồng. Đến nay, sau gần 30 năm hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Long An đã hiện có 132 cán bộ đang công tác tại Hội sở chính và 08 phòng giao dịch trực thuộc. Tháng 11/2003 chi nhánh đã được cấp chứng nhận ISO 9001:2000.

2.1.3Ket quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Long An giai đoạn 2016-2019

Giai đoạn 2016 - 2019 được xem như giai đoạn phát triển phục hồi của hệ thống ngân hàng sau khi tái cơ cấu hệ thống NHTM giai đoạn từ năm 2011 - 2015. Nen kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu cũng có sự phát triển vượt bậc thể hiện ở tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức cao và lạm phát được kiểm soát chặt chẽ ở mức thấp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển.

Xét riêng tại tỉnh Long An, giai đoạn 2016 - 2019 là giai đoạn phát triển vượt bậc của tỉnh. Với lợi thế tiếp giáp gần thành phố Hồ Chí Minh, lựa chọn hướng đi phát triển các khu công nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh duy trì ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên theo thời gian. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An ngày càng tăng cao. Một lượng lớn lao động di cư làm việc cho các khu công nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này thu hút các ngân hàng triển khai hoạt động là chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh khá nhiều làm cho thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của BIDV Long An trong giai đoạn 2016 - 2019.

Bảng 2.1: Ket quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2016 - 2019

trước

483,7 tỷ đồng, tăng 145, 4 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 43%. Nguyên nhân thu nhập tăng cao là do chi nhánh tăng trưởng mạnh thu nhập từ hoạt động tín dụng và các nguồn thu phi lãi từ dịch vụ. Việc chuyển từ tập trung cho các khách hàng doanh nghiệp lớn sang nhóm khách hàng cá nhân đã giúp cho thu nhập lãi của ngân hàng tăng mạnh trong năm 2017 và chiếm tỷ trọng 75% trong tổng thu của chi nhánh. Thu nhập phi lãi năm 2017 cũng tăng đáng kể với tốc độ tăng trưởng 48% so với năm 2016, trong đó chủ yếu là tăng thu từ phí dịch vụ thanh toán và thẻ tín dụng. Đà tăng tiếp tục được duy trì trong năm 2018, 2019 với tốc độ tăng trưởng thu nhập lần lượt là 27% và 28,1%. Đặc biệt mức tăng thu nhập của chi nhánh năm 2019 tăng lên đến 172,4 tỷ đồng so với năm 2018. Sự tăng trưởng ấn tượng của thu nhập của BIDV Long An đến từ tăng trưởng thu nhập phi lãi đến từ dịch vụ thu hộ, bancassurance, thẻ, thanh toán trong nước. Trong đó, thanh toán trong nước mang lại nguồn thu phí chiếm tỷ trọng lên đến 45% cơ cấu tổng thu nhập phi lãi của ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động tín dụng vẫn tiếp tục được mở rộng mang lại nguồn thu từ lãi đáng kể cho chi nhánh. Mặc dù không có mức tăng trưởng ấn tượng như các hoạt động dịch vụ khác nhưng thu từ lãi của ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trên hai con số và chiếm trên 70% tổng thu nhập của chi nhánh (BIDV Long An, 2019). Kết quả này cho thấy BIDV Long An đang có bước chuyển mình mạnh mẽ từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng hiện đại khi tỷ trọng thu nhập phi lãi ngày càng tăng lên, ngân hàng ít phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng.

Không chỉ thu nhập tăng mà lợi nhuận trước thuế của chi nhánh cũng tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2016 - 2019. Thu nhập tăng cao là một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng. Đồng thời, chi phí được kiểm soát hiệu quả nên làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn mức tăng của thu nhập và chi phí. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của BIDV Long An năm 2017 đạt 31,8 tỷ đồng, tăng 28,1 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng trưởng đạt được là 780%. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế tăng lên 100,8 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 280%. Năm 2019, lợi nhuận trước thuế tăng lên 87,34 tỷ đồng so với

năm trước, đạt 188,1 tỷ đồng, tương ứng tăng 86,6% so với năm trước. Đạt được kết quả như vậy là nhờ chi nhánh giảm mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, nâng cao năng suất lao động của nhân viên thông qua việc áp chỉ tiêu ở mức cao và có chính sách khen thưởng phù hợp dựa nên hiệu quả công việc (BIDV Long An, 2019).

Như vậy, trong giai đoạn 2016 - 2019, BIDV Long An đã có bước tiến vượt bậc về kết quả kinh doanh. Không những thu nhập tăng mạnh mà lợi nhuận trước thuế của chi nhánh cũng ở mức cao và không ngừng tăng trưởng trong giai đoạn nghiên cứu. Trong đó, mặc dù đã dịch chuyển cơ cấu nguồn thu nhưng hoạt động tín dụng vẫn mang lại nguồn thu lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thu nhập. Rủi ro tín dụng, theo báo cáo của BIDV Long An năm 2019 được kiểm soát chặt chẽ, thể hiện ở việc chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm dần. Đây là dấu hiệu ban đầu cho thấy quản trị RRTD tại BIDV Long An đã kết quả khả quan, góp phần không nhỏ trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TưVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN 10598321-1284-234342.htm (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w