ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍNDỤNG TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TưVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN 10598321-1284-234342.htm (Trang 74 - 81)

NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI

NHÁNH LONG AN

2.3.1. Những mặt đạt được

BIDV đã có những đổi mới về cơ chế quản trị, điều hành, chú trọng hơn đến hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng theo chuẩn quốc tế. Điều này đã giúp cho công tác quản trị rủi ro tín dụng của BIDV trong giai đoạn 2016 - 2019 đạt được các kết quả đáng ghi nhận, bao gồm:

Thứ nhất, BIDV đã hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng bám sát với chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển của ngân hàng. Chiến lược và khẩu vị rủi ro được BIDV đánh giá lại hàng năm hoặc khi có biến động của môi trường, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Đây được xem là định hướng cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng với các mục tiêu được xây dựng cụ thể rõ ràng và được truyền tải đến từng nhân viên liên quan trong ngân hàng để hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhân viên.

Thứ hai, dựa trên việc ban hành chiến lược và xác định khẩu vị rủi ro, BIDV đã chủ động ban hành cơ chế, chính sách quản trị rủi ro tín dụng cũng như các chính sách có liên quan như chính sách tín dụng, quy định xếp hạng tín dụng nội bộ. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống trong giai đoạn 2016 - 2019.

Thứ ba, BIDV đã thực hiện nhận diện, đo lường, kiểm soát rủi ro tín dụng đối với từng khoản vay. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng chuẩn hóa với các quy định chi tiết, rõ ràng từng bước cụ thể trong các văn bản ban hành thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng. Quá trình nhận diện, đo lường, phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng được ngân hàng thực hiện thường xuyên, liên tục cho từng khoản vay giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.

hoàn thiện chính sách tín dụng với đầy đủ các nội dung liên quan theo thông lệ quốc tế, tạo ra nền tảng cho hoạt động tín dụng cũng nhu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Quy trình tín dụng đuợc hoàn thiện dần theo huớng phân quyền nhằm có sự tách biệt giữa các khâu, nhằm kiểm soát rủi ro trong từng buớc của quy trình tín dụng. Việc phân cấp phân quyền cũng đuợc quy định cụ thể, đầy đủ.

Thứ năm, BIDV đã hoàn thiện dần HTXHTDNB tiếp cận với thông lệ quốc tế nhu: xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách hàng khác nhau, đánh giá dựa trên các chỉ tiêu định tính và định luợng có áp dụng trọng số, xếp hạng khách hàng và xếp hạng tài sản bảo đảm theo chuẩn phân hạng của các công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới.

Thứ sáu, BIDV không chỉ quan tâm đến quản trị rủi ro tín dụng cho từng khoản vay mà còn quản trị rủi ro tín dụng cho toàn bộ danh mục tín dụng. Các buớc nhận diện, đo luờng, phòng ngừa và xử lý rủi ro cũng đuợc thực hiện trên toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng. Trong chiến luợc quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng đua ra các chỉ tiêu cụ thể liên quan liên quan đến danh mục nhu mức độ tăng truởng toàn danh mục, từng phân khúc trong danh mục, chất luợng danh mục tín dụng theo huớng phân tán rủi ro, tập trung vào những nhóm ngành rủi ro thấp hoặc có sự uu tiên phát triển theo định huớng của Chính phủ. BIDV cũng áp dụng linh hoạt các biện pháp trong việc kiểm soát chất luợng danh mục tín dụng tại ngân hàng mình, hạn chế xảy ra tình trạng tập trung tín dụng nhằm giảm bớt rủi ro toàn danh mục.

Thứ bảy, BIDV đã xây dựng đuợc bộ máy quản trị rủi ro tín dụng với đầy đủ 3 tuyến phòng thủ từ đơn vị kinh doanh đến trụ sở chính. Mô hình tổ chức này đuợc xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế với cơ chế kiểm tra, giám sát rõ ràng, tách biệt nhiệm vụ của từng vị trí có liên quan đến hoạt động tín dụng. Điểm đặc biệt trong mô hình này là ngân hàng xây dựng các bộ phận chuyên biệt xử lý nợ, đặc biệt là Hội đồng xử lý nợ giúp ngân hàng kiểm soát đuợc chất luợng hoạt động tín dụng theo mục tiêu đề ra.

Thứ tám, chất lượng nợ, cơ cấu tín dụng của BIDV trong giai đoạn 2016 - 2019 không ngừng được cải thiện thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng một lần nữa khẳng định hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV ngày càng cao.

2.3.2 Những mặt hạn chế

Mặc dù gặt hái được một số kết quả khả thi nhưng trong giai đoạn 2016 -2019, BIDV Long An vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng như sau:

Thứ nhất, một số quy định trong cơ chế, chính sách có liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn chưa rõ ràng, đặc biệt là ở các quy định liên quan đến sự phối hợp giữa các phòng ban, chi nhánh với nhau. Ví dụ như việc phối hợp giữa phòng quan hệ khách hàng, phòng thẩm định và phòng hỗ trợ tín dụng đôi khi vẫn còn chậm trễ làm ảnh hưởng đến khách hàng. Hoặc sự phối kết giữa các đơn vị kinh doanh với nhau trong việc cung cấp thông tin chưa nhanh chóng, kịp thời do thiếu cơ chế quản lý cũng như chưa khai thác hết thế mạnh về hệ thống công nghệ thông tin trong việc truy xuất, sao lưu thông tin.

Thứ hai, mặc dù chủ động ban hành các cơ sở pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nhưng BIDV Long An vẫn chưa chú trọng vào việc hoàn thiện các quy định này nhằm đáp ứng kịp thời những thay đổi của luật cũng như tình hình hoạt động thực tế tại ngân hàng. Cụ thể, Quyết định số 1139/QĐ-BIDV ngày 28/12/2018, chính sách tín dụng đối với khách hàng bán lẻ, Chính sách phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động theo Quyết định 1159/QĐ-BPPL vào ngày 31/12/2018.Quyết định số 67/QĐ-BIDV. LA - QLRR về phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng bán lẻ đối với các cấp điều hành; Quyết định số 68/QĐ-BIDV. LA - QLRR đều được ban hành vào năm 2018 nhưng đến năm 2019 chưa có văn bản cập nhật bổ sung hoặc điều chỉnh.

Thứ ba, kết quả nhận diện, đo lường, phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng tại BIDV Long An đôi khi còn chưa thực sự khách quan, chủ yếu dựa vào chuyên viên

phụ trách hoạt động tín dụng. Một số bước trong quy trình tín dụng chưa được chú trọng thực hiện nghiêm túc cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quản trị rủi ro tín dụng.

Thứ tư, việc đo lường rủi ro tín dụng chưa được lượng hóa theo chuẩn quốc tế nên ngân hàng chưa xác định được vốn bù đắp cho rủi ro tín dụng, làm cho việc dự phòng rủi ro tín dụng thiếu cơ sở khoa học nên dễ thiếu chính xác.

Thứ năm, quy mô các khoản nợ khó đòi đang có xu hướng tăng lên là dấu hiệu cho thấy ngân hàng cần thực hiện chặt chẽ hơn nữa các nội dung của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là công tác thẩm định tín dụng và giám sát sau giải ngân.

Thứ sáu, biện pháp xử lý rủi ro của chi nhánh mới chỉ tập trung ở biện pháp truyền thống như khai thác (chuyển nợ quá hạn, cơ cấu lại nợ) hoặc bán nợ, khởi kiện, xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro..., chưa áp dụng các biện pháp xử lý nợ hiện đại như hoán đổi rủi ro tín dụng, việc bán nợ mới chỉ thực hiện thông qua hội sở và bán cho VAMC. Điều này vô tình làm hạn chế khả năng xử lý nợ nói riêng và quản lý rủi ro tín dụng nói chung của ngân hàng BIDV trong thời gian qua.

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế

Dựa trên nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng, có thể thấy, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh trong giai đoạn nghiên cứu còn tồn tại hạn chế là do những nguyên nhân khách quan từ phía môi trường hoạt động, từ phía khách hàng vay và nguyên nhân chủ quan từ chính chi nhánh và BIDV hội sở. Cụ thể:

• Nguyên nhân khách quan

Một trong những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh là môi trường tự nhiên. Sự thay đổi của môi trường tự nhiên tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các phương án sản xuất nông nghiệp truyền thống, chưa ứng dụng công nghệ cao để giảm thiểu tác động của tự nhiên. Do sản lượng sụt giảm, doanh thu thu về không đủ bù đắp cho chi phí nên nhiều hộ nông dân không đủ khả năng trả nợ như dự kiến. Một phần không nhỏ trong nợ xấu

của chi nhánh đến từ những khách hàng vay hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, do là ngân hàng có vốn của Nhà nước nên khi có chương trình hỗ trợ để phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân, BIDV CN Long An vẫn triển khai các chương trình theo định hướng từ hội sở. Vì vậy mà nợ xấu liên quan đến mảng nông nghiệp luôn tồn tại trong cơ cấu nợ xấu của chi nhánh.

Sự thay đổi pháp lý liên quan đến một số ngành nghề như kinh doanh xe ô tô, bất động sản và xây dựng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng. Điều này làm cho việc quản trị rủi ro của ngân hàng gặp nhiều khó khăn mặc dù đã luôn có sự chủ động trong việc nhận diện rủi ro để có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro phù hợp.

• Nguyên nhân từ phía khách hàng

Năng lực sử dụng vốn vay là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh. Điển hình là các dự án nông nghiệp khi người vay áp dụng kỹ thuật không phù hợp đã ảnh hưởng đến sản lượng và doanh thu của dự án. Ngoài ra, một số khách hàng cá nhân sau khi vay vốn đã bị cho nghỉ việc và khó khăn trong việc tìm lại công việc mới dẫn đến tình trạng không trả được nợ, buộc phải thanh lý tài sản bảo đảm. Các khoản vay tại chi nhánh chưa phát sinh trường hợp khách hàng thiếu thiện chí trả nợ mà chủ yếu là do năng lực hạn chế nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, dẫn đến các khoản nợ có vấn đề.

• Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến những hạn chế của chi nhánh bao gồm:

Mặc dù BIDV xây dựng chiến lược, chính sách khá đầy đủ nhưng thiếu cập nhật, chưa triển khai các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại ở cấp chi nhánh.

Nguồn thông tin và kênh thông tin còn bị hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng của chi nhánh.

Công nghệ hỗ trợ của ngân hàng vẫn chưa thực sự hiện đại khi chưa đáp ứng được nhu cầu về phân tích, lượng hóa và đo lường rủi ro tín dụng cũng như xác định mức dự phòng tín dụng phù hợp.

BIDV mới chỉ sử dụng mô hình 6C và xếp hạng tín nhiệm nội bộ để đo lường rủi ro tín dụng, trong khi còn có nhiều phương pháp hiện đại khác được sử dụng rộng rãi để đánh giá rủi ro tín dụng.

Hoạt động xếp hạng tín nhiệm chưa được khai thác để định lượng rủi ro liên quan đến tổn thất dự kiến cũng như quản trị rủi ro danh mục tín dụng theo các phương pháp hiện đại.

Mặc dù chi nhánh luôn chú trọng khâu đào tào và nâng cao trình độ, nhận thức của nhân viên, các chính sách, quy trình luôn được cập nhật cho nhân viên nhưng do một số nhân viên chưa nhận thức được trách nhiệm, cũng vì áp lực công việc nên nhân viên chưa thực sự tuân thủ quy định của ngân hàng. Rủi ro tín dụng không phải là khoản vay nào cũng xảy ra nên đôi khi nhân viên chủ quan, không chú trọng vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

Việc minh bạch trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng còn thấp khi một số đơn vị kinh doanh vẫn chưa phản ánh đúng thực trạng rủi ro tín dụng của đơn vị mình làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của toàn chi nhánh. Điều này làm cho việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng chưa thực sự triệt để, có thể gây tác động tiêu cực trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng trong tương lai nếu không được kiểm soát.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tác giả đã đánh giá được thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM BIDV Long An giai đoạn 2016 - 2019. Nội dung chính của chương 2 bao gồm:

Thứ nhất, tác giả giới thiệu thông tin chung về BIDV Long An, phân tích cơ cấu hoạt động để phần nào thấy được sự chú trọng vào hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng đồng thời cũng thực hiện đánh giá tình hình hoạt động chung của ngân hàng để thấy được toàn cảnh hoạt động của chi nhánh trong giai đoạn nghiên cứu.

Thứ hai, tác giả trình bày các nội dung mà chi nhánh đang thực hiện trong hoạt động quản trị rủi ro. Ở phần công tác quản trị rủi ro tín dụng, đề tài đã trình bày các nội dung trong chiến lược, chính sách có liên quan của ngân hàng. Tình hình thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đã được mô tả cụ thể, kết hợp với việc mô tả thực tế, nghiên cứu đã phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản trị rui ro tín dụng trong giai đoạn nghiên cứu.

Thứ ba, từ những phân tích, mô tả thực tế và việc đánh giá qua các chỉ tiêu định lượng, luận văn đã rút ra được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đây sẽ là cơ sở cho luận văn đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Long An trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TưVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN 10598321-1284-234342.htm (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w