Đặc trưng của tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI 10598318-1281-234331.htm (Trang 25 - 27)

8. Kết cấu luận văn

1.1.1.3. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng

Tín dụng Ngân hàng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả và có các đặc trưng sau:

- Tài sản giao dịch trong tín dụng Ngân hàng đa dạng, có thể dưới dạng tiền tệ, tài sản thực hoặc chữ ký.

Nếu xem xét về khía cạnh hình thái giá trị tín dụng, trong các loại hình tín dụng khác, tài sản giao dịch thường là tiền tệ (trong quan hệ giữa tín dụng nhà nước và nhân dân), hoặc dưới dạng hàng hoá (trong tín dụng thương mại). Tuy nhiên, đối với tín dụng Ngân hàng thì tài sản giao dịch có thể là tiền (tiền mặt hay bút tệ), tài sản thực (bất động sản, động sản) hoặc bằng chữ ký. Do hệ thống Ngân hàng không chỉ có chức năng trung gian tín dụng mà còn có chức năng trung gian thanh toán cho nền kinh tế, nên giá trị tiền tệ mà Ngân hàng thực hiện (giải ngân tiền cho vay) có thể dưới dạng bút tệ (tiền ghi sổ trên tài khoản) chứ không nhất thiết phải là tiền mặt bằng cách chuyển khoản vào tài khoản đối tác của khách hàng của người vay. Tài sản giao dịch là bút tệ là hình thức tín dụng chủ yếu, đây là nét đặc trưng của tín dụng Ngân hàng mà không có ở các hình thức tín dụng khác.

Cấp tín dụng bằng tài sản thực là một trong những loại hình tín dụng đang có xu hướng phổ biến trong nền kinh tế. Trong tín dụng thương mại, doanh nghiệp cấp tín dụng cho người tiêu dùng thông qua bán hàng trả góp. Đối với TCTD, cấp tín dụng bằng tài sản thực là việc TCTD cho khách hàng thuê tài sản thông qua giao dịch cho thuê tài chính. Hiện nay, theo Luật TCTD, Ngân hàng chưa được trực tiếp cung cấp

8

TCTD phi Ngân hàng).

Cùng với sự lớn mạnh về quy mô hoạt động, uy tín của các Ngân hàng trong nền kinh tế gia tăng, từ đó xuất hiện loại hình tín dụng ngân hàng với tên gọi là tín dụng chữ ký. Thực chất của loại hình tín dụng này là những cam kết thanh toán có điều kiện mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình. Trong giao dịch đó, Ngân hàng không chuyển giao tiền hoặc tài sản thực cho khách hàng, nhung sự cam kết bảo đảm của Ngân hàng giúp cho khách hàng thuận lợi hơn trong giao dịch với đối tác của họ. Tín dụng chữ ký thể hiện duới các hình thức nhu bảo lãnh Ngân hàng, tín dụng chứng từ với công cụ thu tín dụng, hối phiếu chấp nhận của Ngân hang...

- Rủi ro trong tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, không thể loại trừ hoàn toàn

Tất cả các giao dịch tín dụng đều dựa trên cơ sở lòng tin. Rủi ro tín dụng xảy ra khi một trong hai yếu tố là khả năng trả nợ và/hoặc thiện chí trả nợ không đuợc hình thành đầy đủ. Trong hai yếu tố đó thì thiện chí trả nợ là một yếu tố vô hình, do vậy rủi ro tín dụng xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng, Ngân hàng không thể triệt tiêu, loại bỏ hoàn toàn đuợc rủi ro tín dụng.

Mặt khác, trong quá trình sử dụng vốn tín dụng, có rất nhiều biến cố khách quan ngoài tầm kiểm soát của khách hàng và Ngân hàng, làm cho khả năng trả nợ thay đổi, vì vậy rủi ro tiềm ẩn là khá cao. Các Ngân hàng chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu, hạn chế nó chứ không thể triệt tiêu.

- Sự hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và tín dụng Ngân hàng nói riêng.

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh chênh lệch lãi suất, nguồn vốn mà Ngân hàng sử dụng để cấp tín dụng chủ yếu hình thành từ huy động, vay muợn trong nền kinh tế và trong xã hội. Vì vậy, bảo đảm sự an toàn của vốn tín dụng và có lãi là yếu tố sống còn trong hoạt động tín dụng Ngân hàng. Sự khác biệt giữa tín dụng và những giao dịch khác chính là ở sự hoàn trả.

Để bảo đảm vốn gốc đuợc hoàn trả đầy đủ, Ngân hàng phải xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ hợp lý. Thời hạn cho vay có thể xác định căn cứ vào thời gian luân chuyển của đối tuợng cấp tín dụng (Ví dụ nhu, đối tuợng cấp tín dụng là tài sản luu động thì chu kỳ chuyển hoá tài sản T - H - T’ chính là khoảng thời gian tối đa để cấp tín dụng.), hoặc căn cứ vào khả năng tài chính hay thu nhập của khách hàng (Khi cho vay mua nhà đối với cá nhân, khả năng trả nợ của khách hàng có thể là từ luơng và phụ cấp, từ kinh doanh, từ các nguồn khác. Ngân hàng có thể làm căn cứ để xác định khả năng trả nợ mỗi kỳ và thời hạn cho vay).

9

vốn vay, bù đắp được các rủi ro và thặng dư để chia lãi cho cổ đông. Tuy nhiên, tín dụng không chỉ tạo ra lợi nhuận cho bản thân Ngân hàng mà còn là đòn bẩy phát triển kinh tế, do vậy lãi suất tín dụng phải thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế. Nếu yếu tố này không được thoả mãn, Ngân hàng hoặc khách hàng của họ sẽ gặp khó khăn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.

- Sự hoàn trả trong tín dụng Ngân hàng là vô điều kiện.

Các chứng từ được hình thành trong quan hệ tín dụng ngân hàng như hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ,... đều thể hiện nội dung cam kết hoàn trả vô điều kiện cho Ngân hàng khi khoản nợ đến hạn. Đây chính là những ràng buộc pháp lý mà khách hàng phải tuân thủ trong quá trình sử dụng tín dụng của Ngân hàng.

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế

1.1.2.1. Tín dụng ngân hàng phân phối nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinhdoanh phát triển

Một phần của tài liệu TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI 10598318-1281-234331.htm (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w