8. Kết cấu luận văn
3.2.2.2. Giải pháp về uy tín, khả năng lập kế hoạch kinh doanh, phương án kinh
kinh doanh, năng lực sản xuất kinh doanh của SMEs
- về uy tín của SMEs trong quan hệ tín dụng: Trong quan hệ vay vốn, SMEs không chỉ giữ chữ tín thông qua việc thanh toán nợ gốc, lãi với Agribank mà còn phải
uy tín với cả các NHTM khác luôn thanh toán đầy đủ, đúng hạn; tạo điều kiện thuận
lợi cho ngân hàng thực hiện kiểm tra sử dụng vốn; cung cấp hoá đơn, chứng từ theo
yêu cầu của Agribank. Trong truờng hợp chậm trả nợ, SMEs phải chủ động
thông báo
cho Agribank biết tình trạng khó khăn của DN, xây dựng phuơng án khắc phục
và cam
kết trả theo phuơng án khắc phục vào một thời điểm cụ thể nào trong tuơng lai
và phải
bằng mọi biện pháp thực hiện phuơng án đã xây dựng để thanh toán các khoản nợ
đúng cam kết.
- về khả năng lập kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh: SMEs cần phải thuyết phục đuợc Agribank Nam Đồng Nai về mặt hiệu quả của phuơng án một cách
79
tài sản nào đảm bảo cho khoản vay của DN, giá trị thanh khoản ra sao?
- về năng lực sản xuất kinh doanh của SMEs: Ngoài các yếu tố về kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để huy động được nguồn vốn ngoài vốn vay ngân hàng, SMEs có thể kêu gọi phần góp vốn, cổ động,... của các cá nhân, tổ chức trong xã hội trong cùng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, kết hợp huy động vốn trên thị trường chứng khoán, tận dụng toàn bộ nguồn vốn nhàn rỗi trong bản thân đối tác các SMEs, phát huy nguồn vốn tự có của SMEs, cụ thể như:
+ Tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn: Thị trường chứng khoán luôn là nơi huy động vốn hiệu quả nhất trong các phương thức huy động vốn. Nguồn vốn này dài hạn và đủ sức phục vụ cho các kế hoạch đầu tư lâu dài của SMEs. Tuy nhiên, để tham gia thị trường chứng khoán này cần hoạt động hiệu quả và minh bạch số liệu, công khai tài chính,... những điểm này lại là điểm yếu của SMEs nên cũng khó để thực hiện.
+ Chiếm dụng vốn của đối tác, khách hàng: Thỏa thuận kéo dài thời hạn thanh toán với đối tác, khách hàng là cách mà nhiều SMEs làm để tạo nguồn vốn hay huy động vốn từ các bạn hàng với thỏa thuận đặt tiền trước lấy hàng sau. Tuy nhiên, để làm được điều này, SMEs cần phải tạo uy tín, luôn đúng thời gian trong thanh toán, giao hàng, dịch vụ giảm giá, khuyến mại đi kèm,... từ đó ngày càng nâng cao uy tín thì số ngày được chậm thanh toán kéo dài hơn.
+ Vay vốn từ những người thân, từ nội bộ SMEs: Những người thân như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... chính là nguồn vốn dồi dào để huy động. Họ là những người thành công trong kinh doanh hoặc có tiền nhàn rỗi nhưng chưa biết đầu tư gì, các khoản tiết kiệm, thừa hưởng hay ngoại hối,...; Một nguồn vốn khá lớn và giá rẻ ở ngay trong SMEs, đó là vốn nhàn rỗi từ nhân viên. Hãy huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi nằm trong nhân viên với một mức lãi suất hợp lý, hoặc ghi nhận vốn góp nhân viên trong vốn điều lệ, tuy nhỏ nhưng có chung trách nhiệm của nhân viên đối với SMEs trong hoạt động kinh doanh do chính mình cũng được chia lợi của DN trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Doanh nghiệp tạo vốn bằng nguồn vốn tự có: Nguồn vốn tự có của SMEs đó là các hàng hóa dịch vụ, nợ tồn đọng trong khách hàng và các tài sản khác như bất động sản, cổ phiếu, chứng khoán hay thậm chí là vàng bạc đá quý,... Tạo tính thanh khoản
80
cao cho hàng hoá (bằng cách thực hiện nhập trước xuất trước các hàng hoá, sản xuất đến đâu tiêu thụ ngay ra thị trường để xoay vòng vốn tiếp tục tái đầu tư,...), thu hồi công nợ hiệu quả từ các đối tác chậm trả và bán bớt các tài sản không dùng đến, tài sản đã lạc hậu,... cũng là cách huy động vốn với nguồn tự có,...
Với việc tạo ra năng lực về nguồn vốn như trên thì SMEs có thể thay đổi công nghệ về máy móc, thiết bị theo hướng hiện đại, thay đổi địa điểm kinh doanh,... tạo thế mạnh cho riêng mình về năng lực sản xuất kinh doanh so với SMEs khác.