8. Kết cấu luận văn
3.2.1.7. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng SMEs
Theo nhà quản trị hiện đại Peter Drucker đã nói iiNhieu chủ DN khởi nghiệp cho rằng lợi nhuận là quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ ở vị trí thứ hai. Dòng tiền là quan trọng nhấf ’. Dòng tiền là dòng máu của tất cả các SMEs, cũng nhu máu trên cơ thể của bạn. Nếu bạn mất hết máu, bạn sẽ chết. Điều này cũng tuơng tự trong kinh doanh: không có tiền và SMEs cuối cùng sẽ thất bại. Vì vậy hiện nay, Agribank đã có quy trình quản lý, kiểm tra, giám sát trong và sau khi cho vay, tuy nhiên chỉ quy định chung cho khách hàng, chua có quy định cụ thể cho từng loại hình SMEs. Do đó, Agribank cần phải xây dựng quy trình quản lý, kiểm tra, giám sát trong và sau khi cho vay chi tiết cụ thể cho từng ngành kinh doanh và loại hình SMEs để việc thực hiện thống nhất hạn chế sai sót, dẫn đến không quản lý đuợc doanh thu dòng tiền của SMEs có khả năng xảy ra rủi ro và tất yếu là nếu không quản lý tốt dòng tiền của SMEs thì sẽ phải gánh hậu quả là nợ xấu tăng cao cho chi nhánh.
75
định, bao gồm 3 giai đoạn:
+ Kiểm soát trước cho vay: Giai đoạn này dựa vào sự thành thạo về quy chế mà tiến hành kiểm tra, mục đích phát hiện ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ thẩm định trước khi thực hiện, cụ thể, Người quan hệ khách hàng đã hướng dẫn khách hàng chi tiết và đầy đủ các điều kiện vay vốn Agribank theo cơ chế tín dụng hiện hành chưa? Hồ sơ vay vốn có cơ sở chắc chắn không? Bộ hồ sơ vay vốn khách hàng đã đầy đủ và hợp lệ chưa? Người thẩm định đã tiến hành điều tra, thu thập đủ thông tin cần thiết chưa?...
+ Kiểm soát trong cho vay: là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các yếu tố chứng từ; Sự khớp đúng giữa hồ sơ pháp lý SMEs,... tác dụng của giai đoạn này là giám sát quá trình thực hiện, hạn chế những thiếu sót, thực hiện không đúng trình tự nghiệp vụ, sai sót về thủ tục,... nhằm ngăn chặn kịp thời những thiệt hại sau này.
+ Kiểm soát sau khi cho vay: được thực hiện ngay khi đã giải ngân cho khách hàng. Thể hiện ở những nội dung sau: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng; Kiểm tra biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, phương án; đánh giá hiệu quả của dự án, phương án vay vốn; Kiểm tra hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản bảo đảm tiền vay (số lượng, giá trị...); Kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng vay (từ dự án, tiền lương, thu nhập khác); phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; đánh giá tiến độ và khả năng trả nợ; Kiểm tra, xác định mức độ thiệt hại của dự án, phương án đầu tư, của khách hàng vay khi xảy ra rủi ro bất khả kháng (bão, lũ lụt, cháy, nổ, dịch bệnh...),...
- Thực hiện các giải pháp xử lý nợ hiệu quả để xử lý thu hồi nợ tồn đọng bao gồm: nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn xấu, nợ xấu và nợ sau khi xử lý (nợ ngoại bảng). Các giải pháp cụ thể là:
+ Phân công nhiệm vụ thu hồi nợ tồn đọng cụ thể đến từng nhân viên để theo dõi về dư nợ, tình hình tài chính của khách hàng, nguồn thu, tài sản bảo đảm, tiến độ thu hồi,... để xác định rõ khoản nợ nào còn khả năng đôn đốc thu hồi, khoản nợ nào khó có khả năng thu hồi để áp dụng các biện pháp cứng rắn, cương quyết và đưa ra lộ trình xử lý cụ thể để thực hiện và có kết quả đánh giá.
76
Nam Đồng Nai có thể hỗ trợ tìm các khách hàng có nhu cầu mua tài sản, tu vấn khách hàng đăng ký mua tài sản, hoặc thực hiện mua thông qua các trung tâm giao dịch bất động sản, trung tâm đấu giá tài sản,... Việc phát mãi tài sản thuờng gặp không ít khó, do đó bên cạnh việc xúc tiến các biện pháp xử lý tài sản, Agribank Nam Đồng Nai cần chủ động làm việc, đàm phán với khách hàng tìm mọi biện pháp có thể hoặc huy động nguồn vốn hợp pháp khác để trả nợ.
+ Trong thực hiện công tác xử lý nợ, không ít khách hàng tỏ ra thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay, Agribank Nam Đồng Nai cần hoàn thiện toàn bộ hồ sơ từ hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm, kể cả các biên bản làm việc truớc đó để khởi kiện khách hàng ra toà án để thu hồi nợ cho Agribank. Các truờng hợp khởi kiện ra toà án để thu hồi nợ, Agribank Nam Đồng Nai cần rà soát lại toàn bộ hồ sơ vay vốn của SMEs nhu về pháp lý, nội dung hợp đồng,... đã theo quy định của pháp luật chua, làm sao đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Agribank Nam Đồng Nai.
+ Giải pháp bán nợ chi phí tuơng đối cao so với các giải pháp trên, nhung thời gian thu hồi vốn nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay Agribank Nam Đồng Nai chua đuợc tự quyết đối với phuơng thức xử lý nợ này mà phải trình Tổng Giám đốc Agribank quyết định.
+ Những truờng hợp nợ quá hạn do các nguyên nhân chủ quan từ phía cán bộ tham gia giải quyết hồ sơ vay vốn thì phải xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ đó. Những truờng hợp rủi ro bất khả kháng cần phải dùng quỹ dự phòng để xử lý ngoại bảng nhằm lành mạnh hoá tài chính của Ngân hàng.
+ Giải pháp khác nhu: Tổ xử lý nợ cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan để xử lý nợ và thu hồi nợ đạt kết quả; Trích lập dự phòng đầy đủ đối với các khoản nợ xấu nhằm tạo ra nguồn tài chính để xử lý nợ xấu hàng năm; Có chế độ thuởng bằng vật chất để khuyến khích tinh thần làm việc đối với cán bộ tín dụng, nhân viên bộ phận khác có tham gia hỗ trợ trong việc tận thu đối với các khoản nợ xấu, nợ quá hạn.