Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha (a)

Một phần của tài liệu MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐÓI VỚICHẤT LƯỢNG CÁC DỊCH VỤ TRÊN SÀN THƯƠNGMẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE TẠI TP.HCM 10598519-2363-011957.htm (Trang 56 - 57)

Từ các cơ sở lý thuyết của những bài nghiên cứu trước, tác giả sử dụng phương

pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha kết hợp hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correclation) trước khi phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (α)

Theo (Joseph, David, & Dana , 2021) phát biểu rằng “Độ tin cậy của thang đo

được đánh giá bằng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha (α) là hệ số tin cậy được dùng để kiểm định mức độ đo lường tương quan giữa

các cặp biến quan sát và được tính bằng công thức sau:” _ κ Lz-ισM

a *-ι∖ 4 /

Trong đó: α: Hệ số Cronbach’s Alpha

k: Biến số hay số mục câu hỏi kiểm tra Y: Biến thành phần

X: Biến tổng

Theo (Hair, William, Barry , & Rolph, 2014) đưa ra quy tắc đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha như sau, nếu:

α > 0.95: Thang đo lường rất tốt, tuy nhiên nên xét xét các biến quan sát có thể có hiện tượng “trùng biến”. Tức là có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa ở trong thang đo. Nó tương tự như trường hợp đa cộng tuyến trong hồi quy, khi đó biến

thừa nên được loại bỏ.

0.9 ≤ α ≤ 0.95: Thang đo lường rất tốt. 0.8 ≤ α ≤ 0.9 : Thang đo lường tốt.

0.7 ≤ α ≤ 0.8 : Thang đo lường chấp nhậnđược.

0.6 ≤ α ≤ 0.7 : Thang đo lường chấp nhận được với các nghiên cứu mới

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cung cấp thông tin cho biết mức độ liên kết giữa các biến quan sát, nhưng không cho biết biến nào cần loại đi và biến nào cần

giữ lại. Vì vậy cần phải kết hợp với dữ liệu của hệ số tương quan biến tổng (Corrected

Item-Total Correclation) để loại các biến không phù hợp bởi vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả trong bài nghiên cứu.

Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correclation)

Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correclation) hay còn gọi là hệ số tương quan trung bình giữa các cặp biến quan sát, có dạng:

Con

Hệ SO tương quanVar = ——

Theo (Nunnally & Bernstein, 1994): “nếu các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì được xem là biến rác và sẽ được loại ra khỏi nhân tố đánh giá. Thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha phải đạt yêu cầu và có hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3 thì mới có giá trị đóng góp vào

nhân tố, hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao.”

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu bị loại biến (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) Ngoài ra, còn có hệ số giá trị Cronbach’s Alpha If Item Deleted nếu lớn hơn hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thì biến đó sẽ bị loại khỏi nhân tố đánh giá.

Một phần của tài liệu MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐÓI VỚICHẤT LƯỢNG CÁC DỊCH VỤ TRÊN SÀN THƯƠNGMẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE TẠI TP.HCM 10598519-2363-011957.htm (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w