Môi trường bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LựcCỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỔNGVÀNG 10598490-2341-011812.htm (Trang 25 - 26)

6. Ket cấu của bài báo cáo

1.3.1 Môi trường bên trong doanh nghiệp

Quan điểm của ban lãnh đạo doanh nghiệp

Với mỗi tổ chức, quan điểm của lãnh đạo sẽ quyết định đến vấn đề phát triển nhân lực. Nếu cấp lãnh đạo nhận thức được những giá trị mà nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại và có cơ chế đầu tư một cách phù hợp thì việc quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức sẽ đạt hiệu quả cao hơn, sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng tổ chức vững mạnh. Ngược lại, nếu đơn vị nào không nhận ra được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong tổ chức mình, không tạo ra được những lợi ích để thu hút, giữ chân được nhân tài, đồng nghĩa với việc tổ chức đó không thể phát triển một cách bền vững và ổn định. (Nguyễn Tiệp, 2005).

Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng NNL là một nhu cầu thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, mọi hoạt động và quyết định về nhân sự đều phải dựa trên tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp. Chúng ta không thể đòi hỏi doanh nghiệp quản trị nguồn nhân lực trong khi chi phí đưa ra quá lớn so với khả năng chi trả của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt thì có thể xây dựng một chế độ đãi ngộ vượt trội so với doanh nghiệp khác nhằm thu hút nhân tài. Nhưng nếu đó là một doanh nghiệp nhỏ và vừa thì điều đó là không hề khả thi chút nào. (Nguyễn Tiệp, 2005)

Bộ phận Quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Quy mô của bộ phận quản lý nguồn nhân lực thay đổi tùy theo quy mô của tổ chức. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì bộ phận quản lý nhân sự phải tăng cường, chia làm nhiều ban chuyên môn, dưới quyền của trưởng phòng hoặc giám đốc bộ phận. Chức danh của trưởng bộ phận quản lý nguồn nhân lực cũng tùy theo cơ cấu của tổ chức. Nếu cơ cấu phức tạp, mức độ chuyên môn hóa cao và khối lượng công

việc nhiều thì mỗi công việc chuyên môn sẽ có một bộ phận riêng phụ trách. (Nguyễn Tiệp, 2005).

Năng lực thực tế của cán bộ nhân sự trong doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc quản trị nguồn nhân lực. Họ là người trực tiếp thực hiện các hoạt động liên quan đến nhân lực. Bởi vậy, nếu trình độ đội ngũ cán bộ nhân sự tại doanh nghiệp có chuyên môn cao, năng lực giỏi thì các hoạt động về nhân lực mới đạt hiệu quả cao, qua đó nâng cao chất. (Nguyễn Tiệp, 2005).

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LựcCỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỔNGVÀNG 10598490-2341-011812.htm (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w