Khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu 2227_010630 (Trang 30 - 31)

5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:

2.1.2. Khả năng thanh khoản

Hiện nay, khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại được hiểu theo nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Investopedia (2020), tỷ lệ thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển đổi thành tiền hiệu quả giữa tài sản hoặc chứng khoán mà không ảnh hưởng đến giá trị trường. Tài sản có tính chuyển đổi cao thông thường là tiền mặt.

Theo báo hệ thống pháp luật của Mỹ (US Legal), khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại là đề cập đến chất lượng hoặc trạng thái có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Tài sản càng dễ chuyển đổi thì khả năng thanh khoản của nó càng lớn. Tiền là tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất.

Theo báo hệ thống pháp luật của Thomson Reuters Anh Quốc (2020), khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại là hình thức chuyển đổi tài sản sang tiền mặt có sẵn hoặc khả năng thu hút người mua và người bán của một tài sản chứng khoán trong một thị trường cụ thể. Khả năng thanh khoản là một đặc tính quan trọng để đo lường thị trường tốt hay xấu.

Qua các định nghĩa nêu trên, có thể hiểu rằng khả năng thanh khoản được xem là

tính lỏng hoặc mức độ lưu động của một sản phẩm/ tài sản bất kỳ có thể mua vào/ bán ra mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị thị trường của nó. Hiểu đơn giản hơn, khả năng thanh khoản dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một sản phẩm hoặc tài sản bất kỳ. Từ định nghĩa tóm gọn như trên, tiền mặt được xem là tài sản có khả

năng thanh khoản cao nhất, bởi nó có thể dùng để mua bán, trao đổi hàng hóa/ dịch vụ mà giá trị của nó hầu như không thay đổi. Ngoài ra, có một số loại tài sản như bất động sản, cổ phiếu, máy móc... mang khả năng thanh khoản thấp hơn vì để cần có thời gian (đôi khi là rất dài) để chuyển đổi các loại tài sản này thành tiền mặt.

Từ định nghĩa nêu trên, khả năng thanh khoản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các ngân hàng thương mại với vai trò như sau:

Thứ nhất cần phải có thanh khoản để đảm bảo đáp ứng kịp thời tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ, cả trong trường hợp ngân hàng không chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.

Thứ hai cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn.

Ngoài ra thanh khoản còn ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người vay. Thanh khoản kém, chứ không phải là chất lượng tài sản có kém, mới là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng.

Sự thiếu hụt thanh khoản có thể dẫn đến việc ngân hàng phải vay thêm vốn hoặc bán tài sản. Khi ngân hàng phải bán tài sản trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến chi phí cao do chuyển đổi các tài sản kém thanh khoản thành tiền mặt. Một số tài sản thậm chí phải bán với giá rất thấp. Khi ngân hàng phải vay thêm vốn trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến chi phí sử dụng vốn này sẽ cao hơn nguồn vốn thông thường.

Một phần của tài liệu 2227_010630 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w