Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Một phần của tài liệu 2227_010630 (Trang 89)

5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:

4.6.4. Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Hệ số hồi quy của biến ROE đối với LIQ dương ở mức ý nghĩa thống kê 1%, kết quả nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng dấu mà tác giả đề ra. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Quốc Việt (2019); Vũ Thị Hồng (2015); Vodova (2013); Al-Harbi (2017); Al-Homaidi, E. A., Tabash, M. I., Farhan, N. H., & Almaqtari, F. A. (2019). Kết quả hàm ý rằng khi lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng 1% thì LIQ của ngân hàng tăng 22%. Điều này cho thấy rằng khi ngân hàng có nhiều lợi nhuận thì sẽ đáp ứng được nguồn vốn để đầu tư và gia tăng dự trữ. Qua đó giúp ngân hàng giảm áp lực về việc trả chi phí vốn huy động tiền gửi từ khách hàng và tổ chức trong nền kinh tế. Do đó, tính thanh khoản của ngân hàng ngày càng được nâng cao và đảm bảo.

4.6.5. Tỷ lệ lạm phát (INF)

Hệ số hồi quy của biến vĩ mô INF đối với LIQ dương ở mức ý nghĩa thống kê 1%, kết quả nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng dấu mà tác giả đề ra. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Quốc Việt (2019); Moussa (2015); El - Chaarani (2019). Kết quả hàm ý rằng khi lạm phát nền kinh tế tăng 1% thì LIQ của ngân hàng tăng 15%. Điều này hàm ý rằng trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với lạm phát tăng do một số mặt hàng nhu yếu phẩm tăng (dựa trên báo cáo phân tích của Ngân hàng nhà nước năm 2019), các NHTM Việt Nam siết chặt hoạt động tín dụng và gia tăng đa dạng hóa về sản phẩm và dịch vụ. Kết quả là các ngân hàng cho vay ít hơn, giảm dần các khoản đầu tư dài hạn và gia tăng khả năng thanh khoản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Tóm lại, ở chương này, tác giả đã trình bày về phân tích kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định tự tương quan giữa các biến trong mô hình. Tiếp theo đó, tác giả trình bày kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM.

Sau đó tác giả kiểm định sự lựa chọn mô hình bao gồm kiểm định nhân tử Lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS hay REM. Kết quả cho thấy giả thuyết H1 được chấp nhận và mô hình REM là phù hợp. Tiếp đến là kiểm định Hausman để kiểm định lựa chọn mô hình FEM hay REM, kết quả cho thấy là mô hình REM là phù hợp nhất trong tất cả mô hình ước lượng. Sau khi lựa chọn mô hình xong, tác giả kiểm định Wald để loại 2 biến CAP và GDP ra khỏi mô hình nghiên cứu do hệ số Prob không có ý nghĩa thống kê. Sau khi loại 2 biến trên, tác giả ước lượng lại mô hình để cho ra kết quả phù hợp. Tuy nhiên thì sau khi ước lượng thì mô hình lại xảy ra hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục được hiện tượng này, tác giả sử dụng mô hình FGLS với mục đích để ước lượng lại mô hình và khắc phục khuyết tật mô hình. Kết quả cho thấy tất cả các biến được lựa chọn đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả hồi quy ở chương này là tiền đề để tác giả đi tiếp chương còn lại.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Ở chương này, tác giả sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đã thực hiện ở chương trước và đưa ra khuyến nghị đối với các NHTM và cơ quan quản lý nhà nước dựa trên kết quả nhận được. Đồng thời, tác giả còn nêu lên mặt hạn chế và hướng nghiên cứu mở rộng cho các đề tài tiếp theo.

5.1. Ket luận kết quả hồi quy

Với đề tài: “Nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả đã đưa ra cơ sở nghiên cứu và phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2019. Thông qua việc sử dụng dữ liệu của 27 NHTM cùng với dữ liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát, tác giả nhận thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi huy động, quy mô tín dụng, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu và lạm phát có tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam. Từ kết quả trên, có thể thấy rằng tỷ suất sinh lời của ngân hàng tăng là nhờ vào sự gia tăng quy mô ngân hàng và gia tăng giá trị thanh khoản. Bên cạnh đó, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng do yếu tố tác động như tỷ lệ tiền gửi huy động, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu và lạm phát. Ngược lại, khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm do quy mô ngân hàng và quy mô tín dụng. Theo đó, mô hình hồi quy có dạng như sau:

LIQ = 0.5023608 + 0.2222537 ROE - 0.4000808 LOAN + 0.1573703 DEPOSIT - 0.0135154 SIZE + 0.1475825 INF

Với các nhân tố các không đổi thì:

Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 1% thì khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng 22.22%.

Quy mô tín dụng (LOAN) tăng 1% thì khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm 40%.

Tỷ lệ tiền gửi huy động (DEPOSIT) tăng 1% thì khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng 15.73%.

Quy mô ngân hàng (SIZE) tăng 1% thì khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm

Lạm phát kinh tế (INF) tăng 1% thì khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng 14.75%.

5.2. Khuyến nghị

5.2.1. Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Dựa vào kết quả nghiên cứu có được, có thể thấy rằng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. Trong quá trình hoạt động ngân hàng thì tác giả đề xuất một số khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, các ngân hàng thương mại tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại đến khách hàng nhằm gia tăng nguồn thu hoạt động cho ngân hàng. Việc này giúp ngân hàng có được nguồn thu nhập tối đa từ các sản phẩm dịch vụ bán được đến khách hàng và qua đó góp phần giúp ngân hàng tối đa hóa được lợi nhuận kinh doanh và vốn chủ sở hữu. Hơn nữa, việc tối đa lợi nhuận kinh doanh sẽ góp phần giúp ngân hàng giảm áp lực về chi phí vốn huy động và gia tăng khả năng thanh khoản.

Thứ hai, ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn (2 lần / năm) đối với các cán bộ nhân viên ngân hàng nhằm giúp cán bộ nhân viên ngân hàng nâng cao kiến thức nghiệp vụ ngân hàng. Qua đó giúp ngân hàng có được nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng và nâng cao khả năng thanh khoản.

5.2.2. Quy mô tín dụng (LOAN)

Quy mô tín dụng của ngân hàng có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng dựa trên kết quả nghiên cứu. Qua đó tác giả đề xuất khuyến nghị cho ngân hàng là cần tập trung nguồn lực tối đa để phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thay thế hoạt động tín dụng nhằm giúp ngân hàng tối đa hóa nguồn thu. Điều này sẽ giúp ngân hàng giảm áp lực trong việc trả nợ gốc, lãi huy động và thu hồi gốc và lãi cho vay. Nhờ đó mà tính thanh khoản của ngân hàng luôn được đảm bảo.

5.2.3. Tỷ lệ tiền gửi huy động (DEPOSIT)

Dựa vào kết quả nghiên cứu, có thể thấy được tiền gửi khách hàng có tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản của ngân hàng. Trong quá trình huy động vốn từ khách hàng và tổ chức trong nền kinh tế, tác giả đưa ra đề xuất đến ngân hàng là tiếp tục huy động duy trì lượng tiền gửi từ khách hàng và các tổ chức nhằm gia tăng nguồn tiền dự trữ cho ngân hàng. Điều này giúp cho ngân hàng có được nguồn dự trữ dồi dào nhằm giúp ngân hàng đáp ứng được khoản chi ngắn hạn đối với khách hàng và cán bộ nhân viên. Do đó khả năng thanh khoản của ngân hàng luôn được đảm bảo.

5.2.4. Quy mô ngân hàng (SIZE)

Dựa trên kết quả nghiên cứu ta có thể thấy quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh sôi nổi như hiện nay, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với ngân hàng là tiếp tục mở rộng quy mô và mạng lưới đến với khách hàng nhằm bán được sản phẩm dịch vụ và tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng. Việc này giúp được ngân hàng tối đa hóa nguồn thu nhập từ việc bán các sản phẩm dịch vụ và gia tăng khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô của từng NHTM phải phụ thuộc vào khả năng tài chính cũng như đối tượng khách hàng mà ngân hàng hướng tới để tránh gây ra việc lãng phí kinh phí khiến lợi nhuận kinh doanh và uy tín của ngân hàng trên thị trường và giảm khả năng thanh khoản.

5.3. Hạn chế của đề tài

Mặc dù đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đề ra cộng thêm thời gian có hạn, tác giả vẫn không thể tránh khỏi một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, tác giả không thể thu thập toàn bộ dữ liệu của hệ thống NHTM Việt Nam. Có 4 NHTM bị loại bỏ ra khỏi đối tượng nghiên cứu do không có đủ số liệu trong giai đoạn nghiên cứu đó là Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (Pvcombank); Ngân hàng TMCP Bảo Viêt (Baoviet Bank); Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) và Ngân hàng TMCP Đông A (EAB). Vì thế, khóa luận chưa tăng độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu.

Thứ hai, thời gian thu thập dữ liệu còn ngắn, chỉ mới nghiên cứu trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính Mỹ, chưa xem xét tới giai đoạn trước đó.

Thứ ba, bên cạnh một số kiểm định đã được thực hiện thì bài nghiên cứu này chưa kiểm định hết các giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng (bao gồm hiện tượng nội sinh) để xem xét LIQ có tác động đến biến hay không hoặc tỷ suất sinh lời kỳ trước có tác động đến kỳ sau hay không.

Thứ tư, bên cạnh các nhân tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NHTM mà nghiên cứu đã đề cập bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi huy động, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô tín dụng, tốc độ tăng trưởng, lạm phát. Tuy nhiên, trên thực tế khả năng thanh khoản của NHTM còn chịu nhiều tác động của các nhân tố khác. Vì vậy, các biến độc lập trong nghiên cứu chưa giải thích hết các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của NHTM Việt Nam.

5.4. Hướng mở rộng tương lai

Dựa vào những hạn chế được nêu ra như trên, tác giả đưa ra một số hướng nghiên cứu tương lai như sau:

Một là, các bài nghiên cứu trong tương lai có thể gia tăng số lượng quan sát thông qua tăng số lượng năm quan sát bằng cách mở rộng thời gian nghiên cứu đến những năm trước khủng hoàng 2008 và so sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng thanh khoản ngân hàng trước và sau khủng hoảng, hoặc gia tăng số lượng ngân hàng khi các ngân hàng bị bỏ sót đã bắt đầu có đầy đủ dữ liệu trên thị trường. Khi số lượng quan sát lớn, sự chính xác của đề tài cũng được nâng cao, hơn thế nữa để giải thích các biến tác động rõ ràng, cần phải có số quan sát lớn.

Hai là, các bài nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng thêm nhiều thang đo đo lường về khả năng thanh khoản khác như tài sản thanh khoản so với tiền gửi và vốn huy động,... Từ đó, bài nghiên cứu có thể so sánh thang đo đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng thanh khoản NHTM trong các trường hợp biến phụ thuộc khả năng thanh khoản được đo lường bởi các chỉ tiêu khác nhau.

Ba là, các bài nghiên cứu có thể thêm các biến độc lập vi mô và vĩ mô tác động đến khả năng thanh khoản của NHTM như chính sách tiền tệ, thuế, chất lượng quản trị, chính sách sản phẩm, chính sách con người, mức độ tập trung của thị trường,... Khi đó,

đề tài sẽ đánh giá toàn diện hơn các biến độc lập tác động đến khả năng thanh khoản của NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 •

Dựa vào kết quả nghiên cứu được thực hiện ở chương 4, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị cho các NHTM nhằm gia tăng khả năng thanh khoản. Các khuyến nghị bao gồm việc gia tăng tài sản ngân hàng tức quy mô ngân hàng, tăng tỷ lệ thanh khoản và giảm tiền gửi khách hàng. Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên những hạn chế của nghiên cứu cùng với hướng đi của nghiên cứu trong tương lai nhằm hoàn thiện đề tài “Nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam”.

Tài liệu Tiếng Việt

[1] Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, ban hành vào ngày 16/07/2009, có hiệu lực vào ngày 15/09/2009. Truy cập tại: https://bit.ly/38kNRQW

[2] Đặng Hà My (2020), Ngân hàng đối mặt với áp lực tăng vốn. Báo nhân dân Việt Nam. Truy cập tại: https://bit.ly/2QRPpLH

[3] Minh Khuê (2018), Tăng vốn và khả năng sử dụng. Thời báo Ngân hàng. Truy cập tại: https://bit.ly/3oVn5nH

[4] Ngân hàng nhà nước (2019), CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm 2018. Truy cập tại: https://bit.ly/3wvNOew

[5] Ngô Kim Phượng & Lê Hoàng Vinh (2018), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

[6] Nguyễn Đăng Dờn (2012), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, TP. Hồ Chí Minh.

[7] Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Thanh Lâm (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013,

Tạp chí trường Đại học Lạc Hồng, số 05 năm 2016, trang 19-24.

[8] Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019), Những yếu tố tác động đến thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, tháng 07/2019. Truy cập tại: https://bit.ly/3gmMdkk

[9] Nguyễn Thị Xuân Liễu (2010), Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê.

[10] Phạm Quốc Việt (2019), Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, tháng 05/2019. Truy cập tại: https://bit.ly/3wdrBBI

[11] Pháp lệnh số 37-LCT/HDNN8 về Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, ban hành ngày 23 tháng 05 năm 1990, có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 1990. Ban hành vào ngày 18 tháng 06 năm 2014, có hiệu lực vào ngày 02 tháng 08 năm 2014.

ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2015, có hiệu lực vào ngày 01 tháng 03 năm 2016.

[13] Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung, 2011, Hoạt động ngân hàng Việt Nam -

Nhìn lại năm 2011 và một số giải pháp cho năm 2012, Học viện Ngân hàng. Truy cập

tại: https://bitly.com.vn/8uzflk

[14] Tổng cục thống kê (2017), Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016. Truy cập tại: http://bit.ly/2KjSe5g

[15] Tổng Cục Thống kê Việt Nam (2012), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012. Truy cập tại: https://bit.ly/3gBlwIO

[16] Trương Quan Thông, 2009, “Cạnh tranh ngân hàng nhìn từ góc độ khả năng sinh

lời", Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Truy cập

tại: https://bit.ly/3dXhetw

[17] Võ Minh Long (2019), Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần. Tạp chí tài chính, kỳ 2 tháng 05/2019. Truy cập tại: https://bit.ly/32tpywb

[18] Vũ Thị Hồng (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập trường ĐH Kinh tế TPHCM, số 23 (33) - tháng 07-08/2015, trang 32-49.

Tài liệu Tiếng Anh

[1] Al-Harbi, A. (2017). Determinants of banks liquidity: evidence from OIC countries. Journal of Economic and Administrative Sciences.

[2] Al-Homaidi, E. A., Tabash, M. I., Farhan, N. H., & Almaqtari, F. A. (2019). The determinants of liquidity of Indian listed commercial banks: A panel data approach. Cogent Economics & Finance, 7(1), 1616521.

[3] Bhati, S., Zoysa, A. D., & Jitaree, W. (2015). Determinants of liquidity in nationalised banks of India.

[4]El-Chaarani, H. (2019). Determinants of bank liquidity in the Middle East

CÁC BIẾN

Min Hax

Variable

Bảng 1.1. Phân tích thống kê mô tả

Otos Hean Std. Dev.

LIQ 324 .194498 .0997395 0450184 .610376 ROE 324 . 1027719 .07278 0006794 .3152641 LOAN 324 . 5510623 .1386148 1139039 .8516832 DEPOSIT 324 .8261143 .0802686 5099669 .9362602 SIZE 324 18.31566 1.311941 J .4.69872 21.12201 CAP 324 .1004589 .0577515 0293141 .4624462 GDP 324 .0618097 .0061874 0524737 . 0707579 INF 324 .0764531 .0645014 .008786 .2311545

[6]Moussa, M. A. B. (2015). The determinants of bank liquidity: Case of

Tunisia. International Journal of Economics and Financial Issues, 5(1), 249.

Một phần của tài liệu 2227_010630 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w