Nghiên cứu thực nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu 2227_010630 (Trang 36)

5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:

2.5.1. Nghiên cứu thực nghiệm trong nước

Phạm Quốc Việt (2019) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của 24 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2017. Các yếu tố vi mô được nghiên cứu đề cập bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

tín dụng (NPL), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bên cạnh các yếu tố vi mô, các yếu tố vĩ mô được tác giả đề cập gồm tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lạm phát (INF). Sử dụng mô hình phân tích dữ liệu bảng (Panel Data), nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố nội tại như quy mô, lợi nhuận ảnh hưởng tích cực đến thanh khoản, trong khi nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho các gợi ý chính sách, nhằm duy trì và cải thiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.

Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019) nghiên cứu về những yếu tố tác động đến thanh khoản tại 29 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2018 (tương đương 145 quan sát). Các yếu tố tác động được nghiên cứu đề cập gồm quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t (CRER), tỷ lệ vốn ngân hàng (CAP), khả năng sinh lợi (ROE), tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP) và khả năng thanh toán nhanh (QR). Sử dụng ước lượng mô hình hồi quy Random-effects (REM), nghiên cứu cho thấy thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam bị tác động bởi các yếu tố sau: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ dự phòng tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng thanh toán nhanh. Từ những kết quả đạt được trong nghiên cứu, tác giả đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai.

Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Thanh Lâm (2016) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2013. Tính thanh khoản luôn chịu tác động bởi nhiều nhân tố, trong đó phải kể đến là nhân tố vi mô. Sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình lương bé nhất (OLS), nghiên cứu cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính: (1) qui mô ngân hàng, (2) tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng và (3) tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với các NHTM nhằm giúp các nhà quản lý ngân hàng sớm nhận diện các tác động tiêu cực của các yếu tố này, và các khuyến nghị về mặt chính sách quản lý đối với Ngân hàng nhà nước.

Vũ Thị Hồng (2015) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của 37 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011. Sử dụng mô hình phân tích tương quan và hồi quy dữ liệu bảng không cân xứng với hiệu ứng Fixed Effect, nghiên cứu đã tìm thấy sự tác động của một số yếu tố đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại VN. Cụ thể là, “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, “tỷ lệ nợ xấu” và “tỷ lệ lợi nhuận” có mối tương quan thuận. Ngược lại, “tỷ lệ cho vay trên huy động” có mối tương quan nghịch với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại VN. Tuy nhiên, nghiên cứu này không tìm thấy ảnh hưởng của “tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng”, “quy mô ngân hàng” đối với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại VN.

2.5.2. Nghiên cứu thực nghiệm ngoài nước

Moussa (2015) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của 18 ngân hàng thương mại ở Tunisia trong giai đoạn 2000 - 2010 dựa trên dữ liệu thu thập được. Tỷ lệ thanh khoản được đo lường dựa trên 2 tiêu chí, đó là tài sản thanh khoản / tổng tài sản và tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy dữ liệu bảng cực đại, nghiên cứu đã tìm thấy rằng yếu tố hiệu quả tài chính (gồm vốn CSH / tổng tài sản, chi phí hoạt động / tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và tốc độ thanh khoản) có ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ thanh khoản trong khi quy mô ngân hàng, tổng dư nợ cho vay / tổng tài sản, dự phòng cho vay / tổng dư nợ và tổng tiền gửi / tổng tài sản không có tác động đến tỷ lệ thanh khoản.

El - Chaarani (2019) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của toàn bộ 183 NHTM ở các nước Trung Đông trong giai đoạn 3 năm (2014 - 2016). Tiêu chí đo lường tỷ lệ thanh khoản được nghiên cứu sử dụng gồm dư nợ cho vay / tổng tài sản và dư nợ cho vay / tổng tiền gửi. Yếu tố tác động vi mô bao gồm chất lượng tài sản, hiệu quả hoạt động, vốn hóa và quy mô ngân hàng. Bên cạnh đó, yếu tố vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất gia quyền (WLS regression), nghiên cứu cho thấy các NHTM ở Lebanese có tỷ lệ thanh khoản cao nhất trong khi tỷ lệ thanh khoản của các NHTM ở Omani là thấp nhất. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ thanh khoản trong năm 2016 của các NHTM ở Trung Đông đang ở trên đà giảm dần. Hơn nữa, tốc độ tăng

trưởng kinh tế, chất lượng tài sản, vốn chủ sở hữu và quy mô ngân hàng có tác động lớn đến tỷ lệ thanh khoản. Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có quy mô lớn thường sẽ kiểm soát rủi ro thanh khoản tốt hơn bằng cách kiểm soát dòng tiền cho vay và tập trung quản lý vốn chủ sở hữu.

Vodova (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của các NHTM ở Hungary dựa trên dữ liệu thu thập được từ năm 2001 đến 2010. Tỷ lệ thanh khoản được đo lường dựa trên 3 tiêu chí chính, đó là tài sản thanh khoản / tổng tài sản, tài sản thanh khoản / (tổng tiền gửi + khoản vay ngắn hạn) và tỷ lệ thanh khoản / tổng tiền gửi. Yếu tố tác động được nghiên cứu đề cập bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay (NPL), lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH (ROE), logarithm tổng tài sản (TOA), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát (INF), lãi suất liên ngân hàng (IRB), lãi suất tín dụng (IRL), chênh lệch lãi suất huy động và tín dụng (IRM), lãi suất chính sách tiền tệ (MIR) và tỷ lệ thất nghiệp (UNE). Kết quả cho thấy tỷ lệ thanh khoản bị tác động cùng chiều bởi các yếu tố liên quan đến hệ số an toàn vốn, lãi suất tín dụng và tỷ suất sinh lời trong khi bị tác động ngược chiều bởi các yếu tố liên quan đến quy mô ngân hàng, lãi cận biên, lãi suất chính sách tiền tệ và lãi suất liên ngân hàng. Bên cạnh đó, không có mối quan hệ tác động giữa tỷ lệ thanh khoản và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP.

Vodova (2011) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của các NHTM ở Cộng hòa Czech trong giai đoạn 2001 - 2009. Trong khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ thanh khoản của các NHTM luôn được các ngân hàng chú trọng và tiêu chí đo lường tỷ lệ thanh khoản được nghiên cứu đề cập gồm tài sản thanh khoản / tổng tài sản, tài sản thanh khoản / (tổng tiền gửi + khoản vay ngắn hạn) và dư nợ tín dụng trên tổng tài sản. Kết quả phân tích hồi quy dữ liệu bảng cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thanh khoản và hệ số an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất tín dụng và lãi suất liên ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ thanh khoản bị tác động ngược chiều bởi các yếu tố như tỷ lệ lạm phát, vòng quay hoạt động kinh doanh và khủng hoảng tài chính. Dựa trên kết quả nghiên cứu có được, không có mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ thanh khoản.

Nhân tố tác động Tác động cùng chiều

Tác động ngược chiều

Không tác động

Al-Harbi (2017) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của 686 NHTM ở các quốc gia thuộc khối hồi giáo (Organization of Islamic Cooperation - OIC) trong giai đoạn 1989 - 2008. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố chính tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM được nêu trên. Sử dụng mô hình phân tích tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu cho thấy tất cả các yếu tố quan trọng nêu trên có mối quan hệ tác động cùng chiều và ngược chiều với tính thanh khoản (ngoại trừ yếu tố tập trung). Mặt khác, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, rủi ro tín dụng, tỷ lệ lạm phát, chính sách tiền tệ và bảo hiểm tiền gửi ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản của các ngân hàng. Mặt khác, hiệu quả hoạt động, quy mô ngân hàng, các hoạt động ngoại bảng, vốn hóa thị trường và mức độ tập trung có mối liên hệ tích cực với tính thanh khoản của các ngân hàng.

Bhati và ctg (2015) nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM tại Ản Độ thuộc sở hữu nhà nước dựa trên dữ liệu thu thập được trong giai đoạn 1996 - 2012. Sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy OLS, nghiên cứu cho thấy các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng tại Ản Độ là: tỷ lệ lãi suất bảo chứng (call rate), tỷ lệ dự trữ tiền mặt và tỷ lệ thanh khoản theo luật định, tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng là vốn trên tổng tài sản và quy mô tổng tài sản của ngân hàng. Ngoài ra, các yếu tố khác có tác động đến thanh khoản của các ngân hàng ở Ản Độ nhưng mức độ thấp hơn. Tỷ lệ dự trữ tiền mặt có mối quan hệ thuận chiều với các tỷ lệ thanh khoản. Vì tỷ lệ thanh khoản theo luật không được xem là công cụ quản lý thanh khoản hiệu quả trong các ngân hàng của Ản Độ.

Al-Homaidi và ctg (2019) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của 37 NHTM được niêm yết trên sàn chứng khoán của Ản Độ trong giai đoạn 2008 đến 2017. Sử dụng phương pháp phân tích GMM (Generalized method of moments) và phương pháp dữ liệu bảng, nghiên cứu cho thấy vi mô bao gồm quy mô ngân hàng, hệ số an toàn vốn, tỷ lệ tiền gửi, hiệu quả chi phí hoạt động và tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản, trong khi các yếu tố về chất lượng tài sản, quản lý tài sản, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ lãi biên có tác động ngược chiều. Bên cạnh các yếu tố vi mô, các yếu tố vĩ mô như lãi suất và tỷ giá có tác động đáng kể đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nghiên cứu đưa ra đề xuất rằng các nhà quản trị ngân hàng nên xem xét chất lượng tài sản như là một phương pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cuối cùng, nghiên cứu hiện tại cung cấp giải pháp hữu ích cho các chủ ngân hàng, nhà phân tích, cơ quan quản lý, nhà đầu tư và các bên quan tâm khác về khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán.

Tỷ suất sinh lời Phạm Quốc Việt (2019); Vũ Thị Hồng (2015); Vodova (2013); Al- Harbi (2017); Al- Homaidi, E. A., Tabash, M. I., Farhan, N. H., & Almaqtari, F. A. (2019) Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019); Moussa (2015); El - Chaarani (2019); Al-Homaidi, E. A., Tabash, M. I., Farhan, N. H., & Almaqtari, F. A. (2019) Bhati và ctg (2015)

Tiền gửi huy động

Al-Homaidi, E. A., Tabash, M. I., Farhan, N. H., & Almaqtari, F. A. (2019) Al-Harbi (2017) Moussa (2015)

Quy mô ngân hàng

Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn

Phạm Quốc Việt

Bhati và ctg (2015); Al-Homaidi, E. A., Tabash, M. I., Farhan, N. H., & Almaqtari, F. A. (2019) (2019); Vodova (2013) Vốn CSH Vũ Thị Hồng (2015); Al-Homaidi, E. A., Tabash, M. I.,

Farhan, N. H., & Almaqtari, F. A. (2019) Phạm Quốc Việt (2019); Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019); Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Thanh Lâm (2016); Moussa (2015); El - Chaarani (2019); Al-Harbi (2017); Bhati và ctg (2015)

Quy mô tín dụng Moussa (2015)

Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Thanh Lâm (2016); Vũ Thị Hồng (2015) Chi phí hoạt động Al-Homaidi, E. A., Tabash, M. I., Farhan, N. H., & Almaqtari, F. A. (2019) Moussa (2015) Al-Harbi (2017) Nhân tố vĩ mô 20

Tốc độ tăng trưởng GDP Vodova (2013); Bhati và ctg (2015); Al-Homaidi, E. A., Tabash, M. I., Farhan, N. H., & Almaqtari, F. A. (2019) (2015); El - Chaarani (2019); Vodova (2011); Al-

Harbi (2017) Phạm Quốc Việt(2019)

Lạm phát Phạm Quốc Việt (2019); Moussa (2015); El - Chaarani (2019) Vodova (2011); Al- Harbi (2017); Bhati và ctg (2015) Al-Homaidi, E. A., Tabash, M. I., Farhan, N. H., & Almaqtari, F. A. (2019) 21

Ở chương này, tác giả đã trình bày khái niệm cơ bản về ngân hàng thương mại, khả năng thanh khoản, công thức đo lường khả năng thanh khoản NHTM, các chỉ tiêu đánh đánh giá khả năng thanh khoản và nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản làm cơ sở để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản bao gồm các nhân tố vi mô là quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời, quy mô tín dụng, chi phí hoạt động cùng với các nhân tố vĩ mô là tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát.

Bên cạnh đó tác giả cũng tham khảo và trình bày những bài nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến khả năng thanh khoản của NHTM và đưa ra kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản NHTM bao gồm cả nhân tố vi mô và nhân tố vĩ mô, đồng thời đó cũng là cơ sở cho bài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, tác giả còn trình bày mô hình các nghiên cứu thực nghiệm dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của NHTM. Tiếp đến

chương 3 sẽ trình bày việc lựa chọn mô hình nghiên cứu, thiết kế mô hình nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu cụ thể.

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào chương trước, ở chương này, tác giả sẽ trình bày về mô hình nghiên cứu, giải thích các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu của các biến. Tiếp theo, nghiên cứu sẽ giới thiệu về phương pháp thu thập số liệu và phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu, từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện chương tiếp theo

3.1. Mô hình nghiên cứu

3.1.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu

Theo cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 2, các bài nghiên cứu trước đã thực hiện việc kiểm định các biến bằng nhiều mô hình kinh tế lượng khác nhau bao gồm mô hình Tobit, mô hình hồi quy với dữ liệu bảng bằng cân bằng cùng với các ước lượng tác động Pooled OLS, Fixed Effect, Random Effect,... Để phù hợp cho việc kiểm định, trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng cân bằng. Việc quyết định lựa chọn và xây dựng mô hình được căn cứ vào các nghiên cứu tiêu biểu trước đây liên quan đến các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, cụ thể ở các nghiên cứu trước đây (bao gồm nghiên cứu trong nước và nước ngoài) như Phạm Quốc Việt (2019), Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019), Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Thanh Lâm (2016), Moussa (2015), El - Chaarani (2019). Ngoài ra, mô hình hồi quy dữ liệu bảng còn mang lại một số ưu điểm như sau:

Một là, dữ liệu bảng cho phép giải thích sự khác biệt hay không đồng nhất (heterogeneity) của các đơn vị chéo. Phân tích dữ liệu bảng có thể tính đến từng đặc trưng của từng đơn vị chéo.

Hai là, vì kết hợp của yếu tố thời gian và đơn vị chéo, dữ liệu bảng có số lượng quan sát lớn hơn, cung cấp nhiều thông tin hơn. Ngoài ra việc kết hợp các dữ liệu theo cách này còn làm giảm bớt hiện tượng đa cộng tuyến thường gặp trong các mô hình dữ liệu chuỗi thời gian nhiều biến giải thích.

Ba là, việc sử dụng dữ liệu bảng có thể nghiên cứu những vấn đề rộng và giải

Một phần của tài liệu 2227_010630 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w