Tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEPOSIT)

Một phần của tài liệu 2227_010630 (Trang 88 - 89)

5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:

4.6.2. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEPOSIT)

Hệ số hồi quy biến DEPOSIT đối với LIQ dương và kết quả này lại trùng với dấu kỳ vọng của tác giả với mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% và trùng với kết quả nghiên cứu của Al-Homaidi, E. A., Tabash, M. I., Farhan, N. H., & Almaqtari, F. A. (2019). Kết quả

hồi quy biến DEPOSIT có ý nghĩa rằng khi các nhân tố khác không thay đổi và tỷ lệ tiền gửi khách hàng tăng 1% thì khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng 15.73%. Điều đó cho thấy rằng khi có quá nhiều khách hàng gửi tiền vào một ngân hàng thì ngân hàng đó có được nguồn tiền dồi dào để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Khi đó, hoạt động tín dụng sẽ là nguồn thu chính của ngân hàng và giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng đến khách hàng. Ngoài ra, khoản tiền gửi huy động còn hỗ trợ ngân hàng trong việc chuyển đổi thành tiền nhanh chóng nhằm đáp ứng khả năng thanh khoản trong ngắn hạn đối với khách hàng. Do đó, tính thanh khoản của ngân hàng ngày càng được đảm bảo.

4.6.3. Quy mô tín dụng (LOAN)

Hệ số hồi quy của biến LOAN đối với LIQ âm ở mức ý nghĩa thống kê 1%, kết quả nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng dấu mà tác giả đề ra. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Thanh Lâm (2016); Vũ Thị Hồng (2015). Kết quả hàm ý rằng khi quy mô tín dụng của ngân hàng tăng 1% thì LIQ của ngân hàng giảm 40%. Điều đó cho thấy rằng khi ngân hàng đặt mục tiêu tín dụng là mục tiêu hàng đầu để gia tăng doanh thu và lợi nhuận so với nguồn vốn huy động thì áp lực thu hồi nợ của ngân hàng sẽ gia tăng, dễ khiến ngân hàng rơi vào khả năng không thu hồi được vốn và lãi để chi trả cho khoản tiền huy động trong ngắn hạn. Do đó, quy mô tín dụng tăng nhanh thì sẽ làm cho khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm.

Một phần của tài liệu 2227_010630 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w