Tiêu chí đo lường khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu 2227_010630 (Trang 31 - 33)

5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:

2.2. Tiêu chí đo lường khả năng thanh khoản

Tiêu chí đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại được hiểu là tỷ số dùng để đo lường khả năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản có khả năng thanh toán ngay (bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, chứng khoán kinh doanh,...) trên tổng tài sản bình quân hằng năm của ngân hàng thương mại. Hiện nay, tỷ lệ thanh khoản được đo lường bằng nhiều công thức khác nhau, cụ thể như sau:

9 Taisanthanhkhoan

Tỷ lệ thanh khoản =---;--- Tong tài sản

Tỷ số này cung cấp một thông tin chung về khả năng thanh khoản của ngân hàng, tức là trong tổng tài sản của ngân hàng, tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao nhiêu. Tỷ số này cao tức khả năng thanh khoản của ngân hàng rất tốt và ngược lại.

9 Dư nợ cho vay

Tỷ lệ thanh khoản = ^'.—;— Tong tài sản

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng yếu và ngược lại.

9 Taisanthanhkhoan

Tỷ lệ thanh khoản = —---, . , ,---1— Tien gửi + ^on huy động ngan hạn

Tỷ số này cho biết trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được trong ngắn hạn để cho vay thì những tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỷ số này cao cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng là tốt.

Bên cạnh công thức nêu trên thì tài sản thanh khoản là tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong một khoảng thời gian ngắn, bao gồm những thứ như tiền mặt, các công cụ thị trường tiền tệ và các chứng khoán trên thị trường. Theo Minh Hằng (2020), dựa trên bảng cân đối kế toán, tài sản thanh khoản được chia thành tài sản lưu động và tài sản dài hạn.

Tài sản lưu động của công ty hay ngân hàng là tài sản mà một công ty mong muốn

chuyển đổi tiền mặt trong thời hạn một năm. Tài sản lưu động có các khung thời gian chuyển đổi thanh khoản khác nhau tùy thuộc vào loại tài sản. Tiền mặt được coi là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất.

Tài sản dài hạn là những tài sản không có tính thanh khoản hoặc có tính thanh khoản

nhưng thời gian chuyển đổi bằng tiền mặt phải từ một năm trở lên. Đất đai, đầu tư bất động sản, thiết bị và máy móc được coi là loại tài sản không thanh khoản vì phải mất nhiều năm để chuyển đổi thành tiền mặt hoặc hoàn toàn không thể chuyển đổi thành tiền mặt. Bên cạnh đó, nhiều tài sản dài hạn, không có tính thanh khoản thường đòi hỏi phải xem xét khấu hao vì chúng không dễ dàng được bán để đổi thành tiền mặt và giá trị của chúng bị hao mòn trong khi quá trình sử dụng.

Một số tài sản thanh khoản phổ biến được nắm giữ bởi cá nhân hoặc doanh nghiệp bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tài sản thị trường tiền tệ, chứng khoán vốn trên thị trường, chứng khoán nợ trên thị trường, các quỹ tương hỗ, khoản phải thu, hàng tồn kho, chứng khoán kinh doanh,...

Một phần của tài liệu 2227_010630 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w