Nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của NHTM

Một phần của tài liệu 2227_010630 (Trang 34)

5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:

2.4. Nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của NHTM

2.4.1. Nhân tố vi mô

2.4.1.1. Tỷ suất sinh lời

Tỷ suất sinh lời là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một NHTM và được đo lường bằng cách lấy toàn bộ doanh thu thuần trừ đi chi phí. Tỷ suất sinh lời dương chứng tỏ NHTM đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngược lại.

Tỷ suất sinh lời được đo lường bằng 4 tiêu chí chính, đó là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lời trên tổng đầu tư (ROI) và tỷ suất lãi cận biên (NIM). Khi ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả thì lợi nhuận của ngân hàng tăng lên và giúp cho chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của ngân hàng ngày càng cải thiện và qua đó có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thanh khoản của NHTM. Điều này được chứng minh bởi nghiên cứu của Phạm Quốc Việt (2019) khi nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của 24 NHTM. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Thanh Lâm (2016), Vodova (2013),... cũng cho ra kết quả tương tự.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019) lại cho ra kết quả ngược lại khi nghiên cứu về yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018. Nguyên nhân được nghiên cứu cho rằng giai đoạn hậu khủng hoảng là giai đoạn kinh tế đối mặt với nhiều biến động, do đó những ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao vẫn chủ động duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao, đồng thời đây cũng là nhóm ngân hàng có chất lượng quản lý tín dụng tốt.

2.4.1.2. Tiền gửi huy động

Tiền gửi huy động được xem là một hình thức tài trợ chính thức cho NHTM. Ngân hàng sẽ dùng nguồn tiền này để tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng, và khi đến kỳ hạn thanh toán, ngân hàng sẽ trả theo lãi suất trên tổng tiền gửi của khách hàng. Đây được xem là một phần “nợ” của ngân hàng đối với khách hàng.

Càng có nhiều tiền gửi, ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội cung cấp các khoản cho vay khách hàng hơn, và tỷ suất sinh lời từ đó được sinh ra. Tuy nhiên, việc số lượng tiền gửi

vào ngân hàng quá lớn trong khi cho vay tín dụng thấp cũng khiến cho ngân hàng chịu gánh nặng thêm chi phí trả lãi cho khách hàng.

2.4.1.3. Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định tác động đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Nhìn chung, ngân hàng với quy mô lớn, mạng lưới chi nhánh rộng sẽ có điều kiện tiếp cận thị trường huy động vốn, khả năng cho vay đối với khách hàng cao, có thể phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ.

2.4.1.4. Vốn CSH

Quy mô vốn chủ sở hữu cho thấy tỷ lệ vốn thích hợp và cần thiết để đảm bảo sự an toàn và ổn định của một tổ chức tài chính. Nó cho thấy khả năng hấp thụ vốn hiện tại của một ngân hàng thông qua khoản vốn được cấp, hoặc được đóng góp bởi những người chủ ngân hàng khi mới thành lập, cộng thêm với những khoản trích lập, giữ lại từ lợi nhuận hoạt động.

2.4.1.5. Quy mô tín dụng

Hoạt động tín dụng có thể được xem là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Cụ thể, ngân hàng sẽ huy động các khoản tiền nhàn rỗi và sử dụng lượng tiền đó để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Lãi thu được từ việc cho vay, sau khi loại trừ đi các chi phí trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay và trả lãi cho các nguồn vốn huy động thì phần còn lại chính là tỷ suất sinh lời của ngân hàng.

2.4.1.6. Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động của ngân hàng được xem là một yếu tố quan trọng và đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết cho việc cải thiên tỷ suất sinh lời của NHTM. Một ngân hàng nếu muốn gia tăng tỷ suất sinh lời thì trước hết cần phải cố gắng cắt giảm các chi phí hoạt động trong ngân hàng. Chi phí hoạt động của ngân hàng bao gồm: chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí; chi phí cho nhân viên; chi phí cho hoạt động quản lý; chi về tài sản; chi phí bảo hiểm tiền gửi khách hàng; chi phí dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn; chi phí khác.

2.4.2. Nhân tố vĩ mô

2.4.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP

Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product, viết tắt GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ nhất định trong một thời gian nhất định. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ quốc gia nào đó trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế, được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kì trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Nếu tỷ lệ này tăng cao là một dấu hiệu tốt, nó cho thấy các cơ hội kinh doanh được cải thiện, nền kinh tế tăng trưởng, và cuối cùng dẫn đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng cũng tăng cao hơn. Ngược lại, nếu tỷ lệ này âm cho thấy rằng nền kinh tế đang bất ổn, không có sự tăng trưởng tốt và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ gặp khó khăn theo.

2.4.2.2. Lạm phát

Lạm phát có thể được hiểu là sự gia tăng mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ theo thời gian. Sự gia tăng mức giá chung của hàng hoá này đồng nghĩa với việc sức mua của đồng tiền bị giảm đi. Nghĩa là, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu dùng chỉ có thể mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó. Khi so sánh với các nền kinh tế ở các quốc gia khác, lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền ngoại tệ khác. Khi lạm phát vượt ngoài tầm kiểm soát sẽ làm cho chi phí tăng cao, và đến một thời điểm nào đó sẽ huỷ hoại toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào lạm phát cũng gây hại cho nền kinh tế. Nếu tỷ lệ lạm phát được duy trì ở mức vừa phải sẽ mang lại một số lợi ích và thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế như kéo tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng tăng và chính phủ có nhiều lựa chọn về công cụ kích thích đầu tư vào đồng nội tệ.

2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

2.5.1. Nghiên cứu thực nghiệm trong nước

Phạm Quốc Việt (2019) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của 24 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2017. Các yếu tố vi mô được nghiên cứu đề cập bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

tín dụng (NPL), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bên cạnh các yếu tố vi mô, các yếu tố vĩ mô được tác giả đề cập gồm tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lạm phát (INF). Sử dụng mô hình phân tích dữ liệu bảng (Panel Data), nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố nội tại như quy mô, lợi nhuận ảnh hưởng tích cực đến thanh khoản, trong khi nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho các gợi ý chính sách, nhằm duy trì và cải thiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.

Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019) nghiên cứu về những yếu tố tác động đến thanh khoản tại 29 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2018 (tương đương 145 quan sát). Các yếu tố tác động được nghiên cứu đề cập gồm quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t (CRER), tỷ lệ vốn ngân hàng (CAP), khả năng sinh lợi (ROE), tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP) và khả năng thanh toán nhanh (QR). Sử dụng ước lượng mô hình hồi quy Random-effects (REM), nghiên cứu cho thấy thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam bị tác động bởi các yếu tố sau: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ dự phòng tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng thanh toán nhanh. Từ những kết quả đạt được trong nghiên cứu, tác giả đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai.

Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Thanh Lâm (2016) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2013. Tính thanh khoản luôn chịu tác động bởi nhiều nhân tố, trong đó phải kể đến là nhân tố vi mô. Sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình lương bé nhất (OLS), nghiên cứu cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính: (1) qui mô ngân hàng, (2) tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng và (3) tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với các NHTM nhằm giúp các nhà quản lý ngân hàng sớm nhận diện các tác động tiêu cực của các yếu tố này, và các khuyến nghị về mặt chính sách quản lý đối với Ngân hàng nhà nước.

Vũ Thị Hồng (2015) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của 37 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011. Sử dụng mô hình phân tích tương quan và hồi quy dữ liệu bảng không cân xứng với hiệu ứng Fixed Effect, nghiên cứu đã tìm thấy sự tác động của một số yếu tố đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại VN. Cụ thể là, “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, “tỷ lệ nợ xấu” và “tỷ lệ lợi nhuận” có mối tương quan thuận. Ngược lại, “tỷ lệ cho vay trên huy động” có mối tương quan nghịch với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại VN. Tuy nhiên, nghiên cứu này không tìm thấy ảnh hưởng của “tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng”, “quy mô ngân hàng” đối với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại VN.

2.5.2. Nghiên cứu thực nghiệm ngoài nước

Moussa (2015) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của 18 ngân hàng thương mại ở Tunisia trong giai đoạn 2000 - 2010 dựa trên dữ liệu thu thập được. Tỷ lệ thanh khoản được đo lường dựa trên 2 tiêu chí, đó là tài sản thanh khoản / tổng tài sản và tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy dữ liệu bảng cực đại, nghiên cứu đã tìm thấy rằng yếu tố hiệu quả tài chính (gồm vốn CSH / tổng tài sản, chi phí hoạt động / tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và tốc độ thanh khoản) có ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ thanh khoản trong khi quy mô ngân hàng, tổng dư nợ cho vay / tổng tài sản, dự phòng cho vay / tổng dư nợ và tổng tiền gửi / tổng tài sản không có tác động đến tỷ lệ thanh khoản.

El - Chaarani (2019) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của toàn bộ 183 NHTM ở các nước Trung Đông trong giai đoạn 3 năm (2014 - 2016). Tiêu chí đo lường tỷ lệ thanh khoản được nghiên cứu sử dụng gồm dư nợ cho vay / tổng tài sản và dư nợ cho vay / tổng tiền gửi. Yếu tố tác động vi mô bao gồm chất lượng tài sản, hiệu quả hoạt động, vốn hóa và quy mô ngân hàng. Bên cạnh đó, yếu tố vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất gia quyền (WLS regression), nghiên cứu cho thấy các NHTM ở Lebanese có tỷ lệ thanh khoản cao nhất trong khi tỷ lệ thanh khoản của các NHTM ở Omani là thấp nhất. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ thanh khoản trong năm 2016 của các NHTM ở Trung Đông đang ở trên đà giảm dần. Hơn nữa, tốc độ tăng

trưởng kinh tế, chất lượng tài sản, vốn chủ sở hữu và quy mô ngân hàng có tác động lớn đến tỷ lệ thanh khoản. Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có quy mô lớn thường sẽ kiểm soát rủi ro thanh khoản tốt hơn bằng cách kiểm soát dòng tiền cho vay và tập trung quản lý vốn chủ sở hữu.

Vodova (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của các NHTM ở Hungary dựa trên dữ liệu thu thập được từ năm 2001 đến 2010. Tỷ lệ thanh khoản được đo lường dựa trên 3 tiêu chí chính, đó là tài sản thanh khoản / tổng tài sản, tài sản thanh khoản / (tổng tiền gửi + khoản vay ngắn hạn) và tỷ lệ thanh khoản / tổng tiền gửi. Yếu tố tác động được nghiên cứu đề cập bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay (NPL), lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH (ROE), logarithm tổng tài sản (TOA), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát (INF), lãi suất liên ngân hàng (IRB), lãi suất tín dụng (IRL), chênh lệch lãi suất huy động và tín dụng (IRM), lãi suất chính sách tiền tệ (MIR) và tỷ lệ thất nghiệp (UNE). Kết quả cho thấy tỷ lệ thanh khoản bị tác động cùng chiều bởi các yếu tố liên quan đến hệ số an toàn vốn, lãi suất tín dụng và tỷ suất sinh lời trong khi bị tác động ngược chiều bởi các yếu tố liên quan đến quy mô ngân hàng, lãi cận biên, lãi suất chính sách tiền tệ và lãi suất liên ngân hàng. Bên cạnh đó, không có mối quan hệ tác động giữa tỷ lệ thanh khoản và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP.

Vodova (2011) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của các NHTM ở Cộng hòa Czech trong giai đoạn 2001 - 2009. Trong khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ thanh khoản của các NHTM luôn được các ngân hàng chú trọng và tiêu chí đo lường tỷ lệ thanh khoản được nghiên cứu đề cập gồm tài sản thanh khoản / tổng tài sản, tài sản thanh khoản / (tổng tiền gửi + khoản vay ngắn hạn) và dư nợ tín dụng trên tổng tài sản. Kết quả phân tích hồi quy dữ liệu bảng cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thanh khoản và hệ số an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất tín dụng và lãi suất liên ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ thanh khoản bị tác động ngược chiều bởi các yếu tố như tỷ lệ lạm phát, vòng quay hoạt động kinh doanh và khủng hoảng tài chính. Dựa trên kết quả nghiên cứu có được, không có mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ thanh khoản.

Nhân tố tác động Tác động cùng chiều

Tác động ngược chiều

Không tác động

Al-Harbi (2017) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của 686 NHTM ở các quốc gia thuộc khối hồi giáo (Organization of Islamic Cooperation - OIC) trong giai đoạn 1989 - 2008. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố chính tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM được nêu trên. Sử dụng mô hình phân tích tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu cho thấy tất cả các yếu tố quan trọng nêu trên có mối quan hệ tác động cùng chiều và ngược chiều với tính thanh khoản (ngoại trừ yếu tố tập trung). Mặt khác, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, rủi ro tín dụng, tỷ lệ lạm phát, chính sách tiền tệ và bảo hiểm tiền gửi ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản của các ngân hàng. Mặt khác, hiệu quả hoạt động, quy mô ngân hàng, các hoạt động ngoại bảng, vốn hóa thị trường và mức độ tập trung có mối liên hệ tích cực với tính thanh khoản của các ngân hàng.

Bhati và ctg (2015) nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM tại Ản Độ thuộc sở hữu nhà nước dựa trên dữ liệu thu thập được trong giai đoạn 1996 - 2012. Sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy OLS, nghiên cứu cho thấy các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng tại Ản Độ là: tỷ lệ lãi suất bảo chứng (call rate), tỷ lệ dự trữ tiền mặt và tỷ lệ thanh khoản theo luật định, tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng là vốn trên tổng tài sản và quy mô tổng tài sản của ngân hàng. Ngoài ra, các yếu tố khác có tác động đến thanh khoản của các ngân hàng ở Ản Độ

Một phần của tài liệu 2227_010630 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w