Theo Lê Thị Ngọc Thúy (2014), cho thấy các yếu tố tác động đến sự lựa chọn dịch vụ thẻ ATM như sau:
Tính an toàn và đảm bảo: thẻ ATM vừa là một phương tiện thanh toán
vừa là phương tiện cất giữ tài sản của khách hàng. Chính vì thế tính an toàn và đảm bảo được khách hàng cân nhắc trong việc sử dụng thẻ.
Nhân lực: một trong những yếu tố quan trọng để phát triển hoạt động dịch
vụ thẻ là đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động và có nhiều kinh nghiệm. Ngân hàng nào có sự quan tâm, có chính sách đào tạo nhân lực trong kinh doanh thẻ hợp lý thì ngân hàng đó sẽ có cơ hội đẩy nhanh việc kinh doanh thẻ trong tương lai.
Thủ tục giao dịch: việc đăng ký và phát hành thẻ của các ngân hàng hiện
nay được thực hiện rất nhanh chóng, tuy nhiên khách hàng cũng rất quan tâm đến các thủ tục hướng dẫn giao dịch, thời gian và chất lượng xử lý khiếu nại khi sử dụng dịch thẻ. Qua mức độ hài lòng của khách hàng về nhân tố này sẽ tạo niềm tin, uy tín và khẳng định thương hiệu của ngân hàng thương mại.
Hệ thống công nghệ: điều này gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại
nếu hệ thống máy móc này có trục trặc thì sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống. Vì vậy, đã đưa ra dịch vụ thẻ, ngân hàng phải đảm bảo một hệ thống thanh toán hiện đại, theo kịp yêu cầu của thế giới. Không những thế việc vận hành bảo dưỡng, duy
trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành và thanh toán thẻ có hiệu quả sẽ làm giảm giá thành của dịch vụ, từ đó thu hút thêm người sử dụng. Để phục vụ cho phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng cần trang bị một số máy móc như máy đọc hóa đơn, máy xin cấp phép EDC, máy rút tiền tự động ATM và hệ thống điện thoại - Telex.
Phí làm thẻ: khi khách hàng đăng ký sử dụng thẻ tại bất kỳ một ngân hàng
nào đều phải chịu một mức phí do ngân hàng đó quy định. Vì thế, phí có thể được xem như là số tiền mà khách hàng bỏ ra để duy trì thẻ. Do đó, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ của khách hàng.
Tiện ích của thẻ ATM: là giá trị sử dụng hay tính năng của sản phẩm thẻ.
Trước khi ra quyết định sử dụng thẻ, khách hàng chắc chắn sẽ có sự so sánh, đánh giá về các tiện ích mà các loại thẻ mang lại, do đó đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ của khách hàng.”
Thu nhập của khách hàng: thu nhập con người cao lên, những nhu cầu
của họ cũng ngày càng phát triển, việc thanh toán đối với họ đòi hỏi một sự thỏa dụng cao hơn, nhanh chóng hơn, an toàn hơn. Việc sử dụng thẻ đáp ứng rất tốt nhu cầu này. Hơn nữa, ngân hàng chỉ có thẻ cung cấp dịch vụ cho những người có một mức thu nhập hợp lý, những người thu nhập thấp sẽ không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ này.”
Mạng lưới ATM và POS: một yếu tố cũng góp phần đến việc sử dụng thẻ
ATM của khách hàng là mạng lưới hệ thống máy ATM và điểm POS. Ngân hàng nào có mạng lưới càng nhiều và rộng khắp thì tỷ lệ người sử dụng thẻ cũng tăng theo tỷ lệ thuận.
Người thân quen: sự nhận xét đánh giá cũng như ảnh hưởng của những
người đã và từng sử dụng thẻ thì cũng có tác động không nhỏ đến tâm lý lựa chọn việc sử dụng thẻ tại một ngân hàng.”
Chính sách Marketing của đơn vị cấp thẻ: một ngân hàng nếu có định
hướng phát triển dịch vụ thẻ thì phải xây dựng cho mình các kế hoạch, chiến lược marketing phù hợp, tham gia khảo sát các đối tượng khách hàng mục tiêu, tìm mọi cách để nâng cao tính tiện ích của thẻ cũng như sự thuận lợi cho người sử dụng thẻ
thì ngân hàng đó sẽ có thể mở rộng và phát triển việc kinh doanh thẻ một cách bền vững và ổn định.
Sự liên kết giữa các ngân hàng: ngày nay việc sử dụng thẻ ATM của ngân
hàng này để rút tiền tại các ngân hàng có liên kết đang trở nên phổ biến. Do vậy, yếu tố này cũng có tác động đến việc sử dụng thẻ của khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 này, tác giả đã trình bày: một số khái niệm liên quan đến dịch vụ thẻ ATM. Trong phần cơ sở lý thuyết tác giả trình bày một số khái niệm về hành vi người tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng và các mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng. Từ đó tác giả rút ra được các yếu tố tác động đến quyết định chọn sử dụng dịch vụ thẻ ATM và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất. Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu, quy trình nghiên cứu.””
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU