Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của các bệnh hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại lá trên cây bạch đàn (eucalyptys urophylla) dòng PN2, u6 và thử nghiệm một số thuốc hóa học tại vườn ươm thuộc huyện phù ninh tỉnh phú thọ​ (Trang 53 - 57)

4.7.1. Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến bệnh hại

Về mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến bệnh, thông thường vật gây bệnh, cây chủ và mơi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau, tương quan nhau, người ta gọi là tam giác bệnh cây.

Vật gây bệnh chủ yếu là khả năng gây bệnh, số lượng gây bệnh và lây lan hiệu quả. Khả năng gây bệnh khác nhau rất lớn, những loài sinh lý gây bệnh mạnh thờng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây dịch bệnh. Khi

đến dịch bệnh. Sự mất đi tính kháng bệnh thẳng đứng phần lớn là do biến dị loài vật gây bệnh hoặc loài mới gây ra.

Sự xâm nhiễm hàng loạt vật gây bệnh là điều kiện tất yếu để hình thành dịch bệnh. Những loại bệnh khơng có tái xâm nhiễm dịch bệnh phát sinh chủ yếu là do số lượng vật gây bệnh qua đông. Những loại vật gây bệnh tái xâm nhiễm nhiều lần dịch bệnh không chỉ phụ thuộc vào vật gây bệnh qua đơng mà cịn phụ thuộc vào số lần tái xâm nhiễm và tốc độ sinh sản của vật gây bệnh. Nói chung bệnh hại lá đều có thể sản sinh hàng loạt bào tử. Như bệnh gỉ sắt trên một đống bào tử có đến 3000 bào tử. Có nhiều bệnh cịn liên quan với sự lây lan hiệu quả, như bệnh virus do cơn trùng phải có hàng loạt cơn trùng truyền bệnh. Việc xác định số lượng bào tử rất khó, người ta thường thơng qua nghiên cứu phân tích tính tốn, tỷ lệ lây lan, tỷ lệ xâm nhập, thời kỳ ủ bệnh và tỷ lệ hình thành triệu chứng để tính tốn quan hệ số lượng vật gây bệnh với dịch bệnh.

Nhân tố cây chủ quyết định mức độ bị bệnh chủ yếu có tính cảm bệnh của cây và diện tích trồng cây. Những lồi cây cảm bệnh tái xâm nhiễm nhiều lần, thời kỳ ủ bệnh ngắn, số lượng bào tử lớn, tốc độ xâm nhiễm nhanh, bệnh rất dễ gây dịch. Những loài cây cảm bệnh trồng trên diện tích lớn, nhát là trồng thuần loài cũng rất dễ gây dịch bệnh. Lịch sử chứng minh nhiều về việc này như bệnh đốm nhỏ lá ngô, ở Mỹ năm 1970, bệnh rơm lá thông ở Nhật năm 1960, bệnh tuyến trùng hại thông năm 1985...Mặt khác giai đoạn cảm bệnh của cây phù hợp với kỳ thịnh hành của vật gây bệnh thích hợp với điều kiện mơi trường, biện pháp quản lý thô tất nhiên bệnh sẽ gây dịch.

Thực tế chứng minh, trồng một lồi cây trên diện tích lớn là điều kiện có lợi cho sự gây dịch bệnh.

Điều kiện môi trường quyết định khả năng gây dịch bao gồm điều kiện khí tượng và điều kiện canh tác.

Chỉ trong những điều kiện khí tượng thích hợp nhất với bệnh, bệnh mới phát dịch, một số nhân tố khí tượng nh nhiệt độ, lượng mưa, số ngày mưa, độ ẩm tương đối, thời gian có sương, thời gian chiếu sáng. Chúng đều có quan hệ mật thiết với dịch bệnh. Lượng mưa, số ngày mưa lại ảnh hưởng đến độ ẩm và thời gian có sương từ đó mà ảnh hưởng đến mức độ dịch bệnh. Khi đìều tra mối quan hệ khí tượng với dịch bệnh cần có số liệu quan trắc nhiều năm, phân tích, so sánh để tìm ra nhân tố khí tượng chủ yếu, đồng thời phải chú ý đến đại khí hậu và tiểu khí hậu. Thơng thường những số liệu của các trạm quan sát khí tượng khác với số liệu tiểu khí hậu đồng ruộng.

Từ đó ta có thể nhận thấy rằng, điều kiện môi trường không chỉ là nguyên nhân phát sinh bệnh không truyền nhiễm đồng thời là nhân tố quan trọng trong việc gây ra bệnh truyền nhiễm giảm bớt bệnh khơng truyền sẽ làm giảm tính đề kháng của cây chủ, xúc tiến sự phát sinh bệnh truyền nhiễm.

Tính phức tạp của triệu chứng bệnh cây còn biểu hiện ở sự biến đổi nhiều loại, trong nhiều trường hợp một lồi cây trong đìều kiện nhất định sau khi bị bệnh xuất hiện 1 loại triệu chứng, nhưng nhiều bệnh hại trong đìều kiện biến đổi có thể trong các giai đoạn khác nhau hoặc trên lồi cây có tính chống chịu bệnh khác nhau sẽ xuất hiện nhiều loại triệu chứng. Một loài nấm xâm nhiễm trên lồi cây khác nhau có thể xuất hiện đốm bệnh có màu sắc khác nhau.

Một số vật gây bệnh trên cây chủ chỉ gây bệnh nhẹ thâm chí khơng biểu hiện triệu chứng rõ rệt gọi là bệnh tiềm ẩn (latent infection). Trong cây bệnh vẫn tồn tại vật gây bệnh sinh sản, xâm nhiễm, sinh lý cây có sự thay đổi nhưng bề ngồi khơng biểu hiện triệu chứng.

Trên cùng một cây chủ nếu có hai hoặc nhiều bệnh có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, giữa chúng không ảnh hưởng lẫn nhau; nhưng trên cùng một cơ quan xuất hiện nhiều triệu chứng thường có sự cạnh tranh

thúc đẩy lẫn nhau, hợp tác với nhau thậm chí xuất hiện triệu chứng thứ 3 hồn tồn khơng giống với bản thân chúng.

Đối với những hiện tượng phức tạp trên trước hết cần phải tìm hiểu tồn diện, phân tích qúa trình phát sinh (bao gồm q trình phát triển triệu chứng, triệu chứng điển hình, phản ứng cây chủ, điều kiện môi trường...) kết hợp tra khảo tài liệu, thậm chí phải giám định vật gây bệnh mới có thể chẩn đốn chính xác.

4.7.2. Một số nhận xét và điều kiện phát bệnh cây bạch đàn tại khu vựcnghiên cứu nghiên cứu

Đối với bệnh đốm tím bệnh phát sinh phát triển quanh năm, bệnh nặng vào các tháng 8-9. Nhiệt độ cao, độ ẩm cao, nhiều mưa bệnh phát triển càng nhanh, bệnh nặng.

Đối với bệnh đốm nâu theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều nhận thấy rằng, bệnh hại qua đông trên lá rụng hoặc trong đất. Bắt đầu phát bệnh vào tháng 5, đén tháng 11 thì ngừng sinh trưởng. Nói chung phải dựa vào lá bệnh rồi lan rộng dần. Bệnh lây lan nhờ mưa và côn trùng mang bệnh. Bệnh nhiều sâu hại lá bệnh càng nặng

Bệnh cháy lá thường phát sinh vào mùa xuân hè. Bệnh biểu hiện triệu chứng rõ rệt vào tháng 5-10. Vật gây bệnh qua đông trên lá bệnh.

Nấm bệnh ưa nhiệt độ cao. Cho nên nhân tố địa lý và thời tiêt, mùa là nhân tố quyết định. Mùa phát bệnh thường vào tháng 6-7, bệnh nặng vào tháng 7-8 Nhiệt độ lúc này đều trên 30oC. Đất chua và trung tính thường dễ phát bệnh. Độ ẩm đất cao thường rất có lợi cho bệnh phát sinh phát triển. Đặc biệt là sau khi đất khô gặp các trận mưa rất dễ xuất hiện hạch nấm, làm tăng khả năng xâm nhiễm vào cây chủ. Canh tác liên tục một loài cây con trên vườn ươm rất dễ tạo điều kiện tích luỹ bệnh, bệnh càng nặng hơn. Trong đất nhiều chất hữu cơ hoặc bón nhiều phân hữu cơ cây sinh trưởng nhanh tạo điều kiện cho cây kháng bệnh, bệnh cũng sẽ giảm bớt. Trong đất nghèo dinh dưỡng, đất chặt, cây sinh trưởng yếu rất dễ bị bệnh.

4.8. Thử nghiệm phòng trừ bệnh hại bạch đàn bằng một số thuốc thường dùng

Về mặt sinh thái vườn ươm ít chịu ảnh hưởng của nhân tố địa hình, nhưng chịu nhiều tác động của mơi trường, đất và khí hậu. Vai trị của con người tác động vào các nhân tố trên sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến cây con của vườn ươm. Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật như gieo ươm, bón phân, tưới nước, sử dụng thuốc diệt nấm để phòng trừ bệnh hại là cơng việc thường xun. Thuốc diệt nấm có rất nhiều loại bao gồm thuốc vô cơ, thuốc hữu cơ, thuốc bảo vệ, thuốc điều trị, thuốc miễn dịch, thuốc ức chế, thuốc diệt khuẩn, thuốc khử trùng, thuốc xử lý đất, thuốc phun lên cây và thuốc quét vết thương.

Trong việc phịng trừ bệnh cây con bằng kỹ thuật thì việc sử dụng thuốc hoá học để trừ bệnh là việc làm không thể thiếu.

Để làm rõ vấn đề này đề tài sử dụng một số thuốc diệt nấm mà khu vực nghiên cứu thuờng dùng là Boocđô1%, VibenC-50BTN 0,5% và đông oxyclorua-30BTN 1%.

Đối tượng phịng trừ trong thí nghiệm là bệnh đốm tím Bạch đàn trên hai dòng Bạch đàn PN2 và U6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại lá trên cây bạch đàn (eucalyptys urophylla) dòng PN2, u6 và thử nghiệm một số thuốc hóa học tại vườn ươm thuộc huyện phù ninh tỉnh phú thọ​ (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)