Tốc độ phát triển của đốm bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại lá trên cây bạch đàn (eucalyptys urophylla) dòng PN2, u6 và thử nghiệm một số thuốc hóa học tại vườn ươm thuộc huyện phù ninh tỉnh phú thọ​ (Trang 52 - 53)

Mục đích của việc xác định tốc độ phát triển của đốm bệnh là nhằm dự tính dự báo khả năng lây lan của bệnh đề ra các biện pháp hạn chế bệnh kịp thời. Đồng thời giúp ta nghiên cứu bệnh hại lá có khả năng ảnh hưởng đến quang hợp và sinh trưởng của cây con.

Để thực hiện việc xác định tốc độ phát triển của đốm bệnh, chúng tôi tiến hành vẽ đốm bệnh lên giấy bóng mờ đặt trên lá bệnh, rồi đặt lên giấy kẻ ly để đếm diện tích đốm bệnh. Các đốm bệnh được định vị để sau 10 ngày đếm lại sự phát triển diện tích. Cứ như vậy đốm bệnh đốm bệnh được đo đếm 3 lần. Lấy diện tích đo lần sau trừ đi diện tích đo lần trước, rồi tính trị số trung bình của số tăng diện tích đó, ta được trị số phát triển của đốm bệnh. Lấy trị số đó chia cho số ngày ta được tốc độ phát triển của đốm bệnh ( mm2/ngày ). Số đốm đo được ở mỗi dòng Bạch đàn là 30 rồi lấy giá trị trung bình.

Do điều kiện thí nghiệm đề tài chỉ tiến hành đo đếm tốc độ phát triển bệnh đốm tím. Kết quả thể hiện ở bảng 4.7 và 4.8 như sau:

Bảng 4.7: Diện tích phát triển của đốm bệnh S (mm2)

Nguồn giống Ngày đầu Ngày thứ 10 Ngày thứ 20

Dòng PN2 9.65 10.21 11.01

Dòng U6 8.23 8.68 9.28

Bảng 4.8: Tốc độ phát triển của đốm bệnh V(mm2/ngày)

Nguồn giống 10 ngày đầu 10 ngày sau

Dịng PN2 0.056 0.080

0.056 0.045 0.080 0.060 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08

10 ngày đầu 10 ngày sau

PN2 U6

Hình 4.7: Biểu đồ tốc độ phát triển của đốm bệnh

Kết quả cho thấy tốc độ phát triển của bệnh đốm tím ở hai dịng Bạch đàn là khơng giống nhau. Dịng PN2 có tốc độ phát triển nhanh hơn so với dịng U6, trong 10 ngày đầu thì tốc độ phát triển của bệnh là như nhau (0,056mm2/ngày) nhưng đến 10 ngày sau thì tốc độ phát triển của dòng PN2 tăng lên (0,080mm2/ngày) còn dòng U6 tăng (0,060mm2/ngày). Tốc độ tăng của cả hai loại bệnh ở giai đoạn đầu nhanh hơn giai đoạn sau. Nhiệt độ và độ ẩm trung bình của 10 ngày đầu của khu vực nghiên cứu: 22,60C; 82,22% và thời gian sau là 25,50C; 84,63% điều này chứng tỏ nhiệt đơ, độ ẩm có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại lá trên cây bạch đàn (eucalyptys urophylla) dòng PN2, u6 và thử nghiệm một số thuốc hóa học tại vườn ươm thuộc huyện phù ninh tỉnh phú thọ​ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)