Đặc điểm của một số loại thuốc dùng làm thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại lá trên cây bạch đàn (eucalyptys urophylla) dòng PN2, u6 và thử nghiệm một số thuốc hóa học tại vườn ươm thuộc huyện phù ninh tỉnh phú thọ​ (Trang 58 - 60)

4.8.2.1. Thuốc dung dịch Borđô

Dung dịch thuốc borđô (bordeaux mixture) thườngđược sử dụng rộng rãi trong việc phòng trừ bệnh hại.

Thuốc dung dịch borđô là một thể keo dịch màu xanh da trời, khó tan trong nước, để lâu dễ bị lắng động, và thay đổi tính chất thuốc, khơng chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả mà còn dễ gây độc hại cho cây. Thuốc dung dịch borđơ cùng lượng có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm, có tác dụng ăn mịn kim loại.

Thành phần hữu hiệu của thuốc dung dịch borđô là đồng sunphat kiểu kiềm CuSO4.xCu(OH)2.yCa(OH)2.zH2O, có thể dính trên cây và nấm gây phản ướng với CO2 và NH3trong khơng khí và các chất tiết trao đổi của chúng làm cho ion đồng tách ra và gây tác dụng diệt nấm.

Thuốc dung dịch borđơ là một chất diệt nấm có tính bảo vệ, độ bám dính và thời kỳ tàn dư khá dài (10-15 ngày). Gần như tất cả các loại bệnh (trừ nấm phấn trắng) đều có thể ứng dụng.

Thuốc dung dịch borđơ tương đối an tồn, đồng vi lượng có thể kích thích sinh trưởng. Trong mùa sinh trưởng gặp nhiệt độ cao, trời nắng có thể gây tác hại cho cây, vì có thế làm tăng tác dụng bốc hơi, cho nên cần chú ý đến tỷ lệ đồng sunphat và vôi.

Cách pha chế như sau: 1 phần sunphát đồng, 1 phần vôi, 100 phần nước. Trước hết dùng 50 phần nước pha với 1 phần sunphát đồng, một bình khác dùng 50 phần nước pha với 1 phần vơi. Sau đó đổ vào bình thứ 3, vừa đổ vừa khuấy đều.

Khi pha chế và sử dụng ta cần chú ý mấy điểm sau:

- Chọn vôi phải là vôi sống, hoặc vôi tôi, không nên chọn vôi bột. Nếu dùng vôi tôi phải thêm 30% trọng lượng. Chọn sunphát đồng phải là màu xanh da trời thuần khiết, không nên chọn loại màu lục hoặc vàng, và có tạp chất.

- Chọn nước tốt nhất là nước sông, mưa, hồ, không nên chọn nước giếng hoặc suối.

- Nhiệt độ nước pha không được quá cao, nên bằng nhiệt độ trong phịng - Pha xong khơng nên đổ thêm nước để pha lỗng

- Khơng nên dùng dụng cụ kim loại để pha - Pha xong dùng ngay, không để qúa 24 giờ.

- Khơng dùng lẫn với thuốc có tính kiềm như hợp chất lưu huỳnh vơi. - Dùng để phịng trừ các bệnh mốc sương, loét thân, loét thân cành, đốm lá - Cần căn cứ vào độ nhạy cảm từng loại cây mà chọn tỷ lệ pha chế cho hợp lý (tăng giảm lượng vôi lên 1,5; 2 hoặc 3 lần)

- Không phun thuốc vào lúc trời nắng, nếu gặp mưa phải phun lại.

4.8.2.2. Thuốc Viben C-50BTN

Thành phần và dạng thuốc:

Thuốc Viben C-50BTN gồm benomyl 25% và đồng oxychloride 25%. Dạng thuốc bột thấm nước.

Chúng có tác dụng hỗ trợ nhau để phịng trừ bệnh hại. Mục đích của sự phối hợp hai loại thuốc trên là nhằm làm tăng hiệu quả và phạm vi sử dụng đối với nhiều loại nấm bao gốm nấm tảo, nấm túi, nấm đảm và nấm bất toàn.

Thuốc Viben C-50BTN có thể phịng trừ các bệnh mốc sương, đốm lá, cháy lá, đốm than, thối quả, thối rễ.

Thời gian cách ly của thuốc là 7-14 ngày

4.8.2.3. Thuốc Đồng oxyclorua-30BTN

Thành phần và dạng thuốc: Thuốc Đồng oxyclorua-30BTN bao gồm 30% đồng oxychloride. Thuốc ở dạng bột thấm nước. Chúng là hoạt chất vơ cơ chứa đồng có khả năng phịng bệnh cao, có cơng dụng diệt nấm, tảo, diệt khuẩn và xua đuổi một số lồi sâu hại. Thuốc Đồng oxyclorua-30BTN có thể phịng trừ các bệnh đốm lá, phồng lá nhiều lồi cây nơng lâm nghiệp và cây cảnh. Thời gian cánh ly của thuốc là 7-10 ngày.

Cần chọn thời điểm phun sớm. Đối với cây nhạy cảm cần chú ý đến nồng độ và phun lúc mát trời để tránh độc hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại lá trên cây bạch đàn (eucalyptys urophylla) dòng PN2, u6 và thử nghiệm một số thuốc hóa học tại vườn ươm thuộc huyện phù ninh tỉnh phú thọ​ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)