Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên rừng khộp nam tây nguyên tại huyện di linh, tỉnh lâm đồng​ (Trang 58 - 62)

Chất lƣợng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh. Năng lực tái sinh đƣợc đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây có triển vọng.

Bảng 4.8. Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh có triển vọng

TT rừng STT N/ha Tỷ lệ chất lƣợng (%) Nguồn gốc (%) Tốt TB Xấu Hạt Chồi RIIB 1 4.375 11,00 80,00 9,00 34,30 65,70 2 2.000 37,50 50,00 12,50 43,70 56,30 3 2.625 23,80 57,20 19,00 38,00 62,00 4 1.000 25,00 75,00 0,00 87,50 12,50 5 2.625 19,00 71,40 9,60 28,60 71,40 6 2.500 30,00 15,00 55,00 30,00 70,00 TB 2.521 24,38 58,10 17,52 43,68 56,32 RIIIA1 7 1.750 14,30 64,30 21,40 35,70 64,30 8 1.750 35,70 50,00 14,30 57,10 42,90 9 1.375 18,30 72,70 9,00 27,30 72,70 10 1.750 21,50 57,00 21,50 21,40 78,60 11 1.375 27,20 36,40 36,40 27,30 72,70 12 1.125 22,30 44,40 33,30 22,20 77,80 TB 1.521 23,22 54,13 22,65 31,83 68,17 RIIIA2 13 1.625 23,10 61,50 15,40 23,10 76,90 14 1.875 23,10 53,80 23,10 23,10 76,90 15 2.000 31,25 62,50 6,25 25,00 75,00 16 2.250 33,30 50,00 16,70 33,33 66,67 17 1.750 35,70 35,70 28,60 35,70 64,30 18 1.375 10,00 90,00 0,00 30,00 70,00 TB 1.813 26,08 58,92 15,01 28,37 71,63

Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá

trình sinh trƣởng của cây mạ, cây con. Điều kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn ở giai đoạn này, vì vậy căn cứ vào các kết quả nghiên cứu về khả năng tái sinh ở các giai đoạn tuổi của rừng phục hồi, đề xuất đƣợc các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh.

Nhận xét:

- Về chất lượng cây tái sinh:

Qua bảng 4.8 ta thấy, chất lƣợng cây tái sinh nhìn chung còn kém, tỷ lệ cây tốt ở ba trạng thái rừng trung bình đạt từ 23,22% - 26,08%. Trong khi đó, từ 54% đến 58% cây con có phẩm chất cây ở mức trung binh, còn lại là có phẩm chất kém. Cây tái sinh có chất lƣợng kém có thể do rừng Khộp hiện nay bị tác động mạnh, tán rừng thƣa thớt, dƣới tán rừng trống trải và có thể do cháy rừng nên số lƣợng và chất lƣợng cây tái sinh còn nghèo nàn.

H nh 4.1. Tái sinh dưới tán rừng khộp cháy rừng thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng đ n cây tái sinh

- Về nguồn gốc cây tái sinh:

Từ kết quả tổng hợp đƣợc ở trên, chúng ta thấy, ở khu rừng Khộp nghiên cứu, tỷ lệ cây tái sinh từ chồi là chủ yếu, chiếm từ 56,32% ở trạng thái rừng RIIB đến 71,63% ở trạng thái rừng RIIIA2. Cây chồi mọc lên từ gốc chặt hoặc các gốc

cây con do bị cháy trƣớc đó. Do vậy, số lƣợng cây con tái sinh từ hạt thƣờng ít xuất hiện trong quá trình điều tra.

4.3.3. Đặc điểm phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao

Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao là chỉ tiêu cơ bản phản ánh khả năng sinh trƣởng, triển vọng của cây tái sinh trong việc tham gia vào tầng cây cao. Trên quan điểm sinh thái học, phân bố của cây tái sinh theo cấp chiều cao là kết quả của quá trình cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây tái sinh, giữa cây tái sinh với cây bụi thảm tƣơi và phản ánh mức độ thích nghi của cây tái sinh với điều kiện tiểu hoàn cảnh dƣới tán rừng. Trong quản lý rừng, phân bố số cây theo cấp chiều cao là cơ sở xác định tỷ lệ cây có triển vọng, cũng nhƣ dự đoán mức độ biến động và khả năng kế thừa của cây tái sinh đối với tầng cây cao. Phân bố số cây theo cấp chiều cao thể hiện trong bảng 4.8 và hình 4.2.

Qua bảng 4.9 nhận thấy, mật độ tái sinh ở trạng thái RIIB là lớn nhất, trung bình đạt 2.500 cây/ha, cây có chiều cao từ 0,5-1,0m chiếm chủ yếu, trên 40%, trong khi cây có chiều cao trên 2m chỉ chiếm 6,7% (hình 4.2).

Mật độ tái sinh ở hai trạng thái rừng RIIIA1 và RIIIA2 thấp hơn. Số lƣợng cây tái sinh tập trung ở cấp chiều cao từ 0.5-1,0 m và từ 1,0-2,0 m (chiếm trên 70% tổng số cây tái sinh). Trong khi đó, tỷ lệ cây tái sinh trên 2m (có thể là cây tái sinh triển vọng) thì không đáng kể. Điều này một lần nữa cho thấy tái sinh rừng ở đây là khá kém, cần phải có giải pháp kỹ thuật kịp thời nếu không sẽ khó có đƣợc thế hệ rừng có chất lƣợng trong tƣơng lai.

Bảng 4.9. Phân bố số cây tái sinh dưới tán rừng theo cấp chiều cao

Trạng thái

rừng OTC N/ha

Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao(%) <0,5(m) 0,5-1(m) 1-2(m) >2(m)

RIIB

1 4.375 37,1 34,3 22,9 5,7 2 2.000 18,8 43,8 37,5

4 1.000 25,0 50,0 25,0 5 2.625 38,1 47,6 9,5 4,8 6 2.500 20,0 30,0 25,0 25,0 TB 2.521 27,9 41,4 24,0 6,7 RIIIA1 7 1.750 14,3 50,0 35,7 8 1.750 42,9 57,1 9 1.375 18,2 27,3 54,5 10 1.750 14,3 35,7 35,7 14,3 11 1.375 54,5 36,4 9,1 12 1.125 22,2 55,6 22,2 TB 1.521 7,8 38,8 45,8 7,6 RIIIA2 13 1.625 46,2 53,9 14 1.875 23,1 30,1 30,1 16,7 15 2.000 25,0 62,5 12,5 16 2.250 27,8 22,2 44,4 5,6 17 1.750 35,7 28,6 35,7 18 1.375 20,0 40,0 30,0 10,0 TB 1.813 21,9 38,3 34,4 5,4

Hình 4.2. Tỷ lệ phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của 3 trạng thái rừng Khộp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên rừng khộp nam tây nguyên tại huyện di linh, tỉnh lâm đồng​ (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)