4.2.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây gỗ
Trong quá trình điều tra trên ô tiêu chuẩn, đề tài đã nghiên cứu các chỉ tiêu về đƣờng kính, chiều cao, tiết diện ngang… của các trạng thái rừng điển hình. Kết quả đƣợc thể hiện tại bảng sau:
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của rừng
TT ÔTC TT rừng N (cây/ha) D1.3 (cm) SD (%) Hvn (m) G (m2/ha) M (m3/ha) 1 RIIB 370 12,6 21,5 11,3 4,61 26,05 2 RIIB 380 11,9 20,4 12,2 4,22 25,77 3 RIIB 390 12,4 21,2 12,1 4,71 28,48 Tr. bình 380 12.3 21,03 11,87 4,513 26,77 4 RIIIA1 410 17,2 19,7 13,1 9,52 62,37 5 RIIIA1 420 18,5 21,8 12,6 11,28 71,09 6 RIIIA1 390 17,7 21,2 14,2 9,59 68,10 Tr. bình 407 17.8 20,9 13,3 10,13 67,19 7 RIIIA2 520 23,6 19,8 14,6 22,74 165,97 8 RIIIA2 490 24,4 20,1 15,2 22,90 174,04 9 RIIIA2 470 23,8 23,4 15,7 20,90 164,06
Tr. bình 493 23.93 21,1 15,17 22,18 168
Nhận ét:
- Mật độ rừng tại các trạng thái rừng tƣơng đối lớn, ở trạng thái rừng đang phục hồi, số lƣợng cây dao động từ 370-390 cây/ha. Đây là điều kiện tốt cho việc tác động các biện pháp nuôi dƣỡng rừng. Trạng thái rừng nghèo (RIIIA1) và trung bình (RIIIA2) có mật độ lớn hơn biến động trong khoảng 400 500 cây/ha. Với mật độ này, nếu đƣợc bảo vệ và nuôi dƣỡng tốt thì rừng sẽ duy trì đƣợc mức độ tăng trƣởng và đạt đƣợc mục đích kinh doanh đề ra.
- Giá trị đƣờng kính D1,3 bình quân trong các ô tiêu chuẩn của từng trạng thái rừng RIIB, RIIIA1 và RIIIA2 chênh lệch nhau không đáng kể. Trạng thái RIIB, giá trị đƣờng kính dao động trong khoảng 11,9 - 12,6 cm (trung bình đạt 12,3cm); ở trạng thái RIIIA1 dao động từ 17,2-18,5 cm (trung bình 17,8 cm) và ở trạng thái RIIIA2 dao động từ 23,6-24,4 cm (trung bình 23,9 cm).
Biến động về đƣờng kính ở các trạng thái rừng cũng không quá lớn, phản ánh cây rừng còn sót lại là khá đồng đều, và đang phát triển tốt giúp cho rừng đang trong quá trình phục hồi.
- Chiều cao trung bình trong các trạng thái rừng khá đồng đều dao động trong khoảng: 11,9 m (trạng thái RIIB) đến 15,2 m (Trạng thái rừng RIIIA2), Trong các trạng thái rừng điều tra, hầu nhƣ rất hiếm gặp cây gỗ có chiều cao trên 20m (chỉ có một số cá thể loài Dầu).
- Trữ lƣợng gỗ (M) ở cả ba trạng thái rừng nhìn chung là khá tốt, cao nhất tại trạng thái rừng RIIIA2, đạt từ 164 – 174 m3/ha, tiếp đến là trạng thái RIIIA1 đạt từ 62-71 m3/ha. Trong khi đó các trạng thái rừng RIIB - rừng phục hồi có trữ lƣợng thấp nhất chỉ đạt từ 25,8-28,5 m3
/ha. Nhƣ vậy, với trữ lƣợng gỗ tại các trạng thái rừng RIIIA1 và RIIIA2 có thể coi rừng khá tốt, ở trạng
thái rừng RIIB đạt mức trung bình vì rừng đang trong quá trình phục hồi mạnh.
4.2.2. Tổ thành và mức độ tương đồng của tầng cây cao trong các ÔTC
4.2.2.1. Tổ thành tầng cây cao
Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài cây trong rừng. Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, có thể đƣợc dùng để đánh giá mức độ đa dạng, tính ổn định, bền vững của hệ sinh thái rừng. Trong lâm học, ngƣời ta thƣờng sử dụng công thức tổ thành để biểu thị tổ thành rừng. Về bản chất công thức tổ thành phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các loài cây và giữa chúng với điều kiện ngoại cảnh.
Qua điều tra thực tiễn tại khu vực nghiên cứu, công thức tổ thành loài theo chỉ số mức độ quan trọng (IV%, đã quy ra hệ số phần 10) của các trạng thái rừng đƣợc tổng hợp vào bảng sau:
Bảng 4.3. Công thức tổ thành của các trạng thái rừng
TT TT rừng N/ha
Tổng số loài trong
OTC
Công thức tổ thành (theo IV%)
1 RIIB (OTC 02) 380 10 2,89 Dau + 1,58 Cx + 1,32 Blg + 1,05 Clai + 0,79 Co + 0,53 Sp + 0,53 Thng + 1,32Lk. 2 RIIIA1 (OTC 05) 420 11 2,86 Dau + 2,14 Clai + 1,43 Co + 0,95Sp + 0,71 Blg + 0,48 Cx và 0,48Re + 0,95 Lk. 3 RIIIA2 (OTC 08) 490 8 4,2 Dau + 2,6 Cx + 0,8Clai + 0,4Blg + 1,92Lk
Trong bảng 4.3: Dau (Dầu), C (Căm e), Blg (Bằng lăng ổi), Clai (Cẩm lai), Co (Côm), Thng (thành ngạnh). Còn một số loài cây xuất hiện với số lần ít nên không đƣa vào.
Nhận ét:
Trong tổng số 9 ÔTC đƣợc lập (mỗi trạng thái 03 ÔTC), mức độ tổ hợp và sự tham gia của cái loài cây trong tầng cây khá đơn giản, số lƣợng loài cây xuất hiện trong một ÔTC khá ít (từ 4 đến 7 cây). Mật độ cây/ha của các trạng thái rừng RIIB dao động từ 370 - 390 cây/ha, và có tổng cộng 13 loài xuất hiện trong các ÔTC, tuy nhiên số lƣợng loài xuất hiện trong công thức tổ thành chỉ từ 6-8 loài. Ở trạng thái rừng RIIIA1 và RIIIA2, mật độ dao động từ 390 - 520 cây/ha, và số lƣợng loài cây xuất hiện trong các ÔTC ít hơn, chỉ từ 4-6 loài.
Ở trạng thái rừng RIIB, trạng thái rừng phục hồi có từ 6-8 loài cây ở tầng cây cao tham gia vào công thức tổ thành với hệ số tổ thành từ 5,3%- 28,9%. Tuy nhiên, trong cả 3 quần xã, loài cây họ Dầu thể hiện tính chất ƣu thế rõ ràng. Trong ÔTC đại diện (OTC 02), ba loài cây Dầu, Căm e và Bằng lăng chiếm từ 40,4% đến 49,0%. Điều này có nghĩa rằng, các ÔTC đƣợc lập ở trạng thái RIIB có thể nằm trong cùng một quần xã thực vật: Dầu – Bằng lăng – Thành ngạnh – Cầu Hai (Theo Thái Văn Trừng, 1978). Ngoài ra, trong các ÔTC thuộc trạng thái RIIB, đều thấy xuất hiện các loài Thẩu tấu, Hoắc quang, Cồng… là những loài đang có khả năng phát triển tốt. Dấu hiệu này cho thấy, rừng RIIB đang phục hồi tốt không chỉ ở mật độ, kích thƣớc cây mà còn là sự xuất hiện của nhiều loài cây khác nhau.
Ở trạng thái rừng RIIIA1, có từ 6-9 loài cây ở mỗi ÔTC đƣợc lập, tuy nhiên chỉ có 4-5 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây chiếm xuất hiện với hệ số tổ thành lớn (> 1,0) là Dầu, Cẩm lai, Côm... Những loài cây này chƣa thật sự là những loài có giá trị nhƣng cũng là loài có xuất hiện trong các hệ sinh thái ít tác động ở Khu vực nghiên cứu. Các cây này đều khả năng sống tốt, tạo nên sự ổn định cho hệ sinh thái rừng. Có thể xác định tên quần xã thực vật ở đây là Dầu – Cẩm lai - Côm. Ngoài ra, trong các ÔTC ở
trạng thái RIIIA1 còn có những loài ít giá trị hơn nhƣ Thành ngạnh, Bứa, Re… với sự xuất hiện ít hơn.
Ở trạng thái rừng RIIIA2, trong mỗi ÔTC điều tra có 6-12 loài cây trong tổng số 26 loài cây đƣợc xác định trong trạng thái rừng này. Tuy nhiên, chỉ có 4 loài cây xuất hiện trong công thức tổ thành với hệ số từ 3,1% đến 20,9%. Các loài cây thể hiện đƣợc tính ƣu thế là: Dầu, căm xe, Bằng lăng ổi... Ngoài các loài cây này, trong công thức tổ thành của ÔTC 07 và 09 còn xuất hiện loài Căm e là loài cây có giá trịđã và đang bị khai thác mạnh.
4.2.2.2. Mức độ tương đồng của tầng cây cao
Sử dụng chỉ số mức độ tƣơng đồng của Sorensen (1948) để đánh giá sự tƣơng đồng về thành phần loài cây gỗ trong các OTC của cùng một trạng thái rừng.
Mức độ tƣơng đồng thể hiện mức độ gắn bó của các loài với nhau trong trạng thái rừng. Đề tài sử dụng chỉ số thân thuộc q của Sorensen (1948):
q = b a c 2
Trong đó: a là số lần lấy mẫu chỉ gặp loài A b là số lần mẫu chỉ gặp loài B
c là số lần lấy mẫu gặp cả loài A và B. Nếu q < 1, A và B không có quan hệ thân thuộc
q = 1, A và B do ngẫu nhiên mà cùng cƣ trú ở một nơi.
q > 1, A và B có quan hệ thân thuộc và sự chung sống của chúng trong trạng thái rừng là thực chất chứ không phải do ngẫu nhiên.Kết quả đƣợc cho ở bang sau:
Bảng 4.4. Xác định chỉ số tương đồng của Sorensen (QS) giữa các ÔTC của cùng trạng thái rừng
Trạng
thái ÔTC Số lƣợng loài cây
Cặp ÔTC Số loài cây xuất hiện ở Giá trị QS Kết luận
rừng trong ÔTC so sánh 2 ÔTC so sánh RIIB 1 8 1+2 6 0,667 Khá tƣơng đồng 2 10 2+3 7 0,824 Tƣơng đồng 3 7 3+1 5 0,667 Khá tƣơng đồng RIIIA1 4 12 4+5 7 0,667 Khá tƣơng đồng 5 9 5+6 8 0,842 Tƣơng đồng 6 10 6+4 6 0,545 Khá tƣơng đồng RIIIA2 7 8 7+8 5 0,588 Khá tƣơng đồng 8 9 8+9 6 0,600 Khá tƣơng đồng 9 11 9+7 5 0,526 Khá tƣơng đồng Sử dụng công thức 2-5 ở chƣơng 2 để xác định chỉ số mức độ tƣơng đồng của Sorensen (QS), kết quả ở bảng 4.4 cho thấy, hầu hết các cặp OTC khi đem so sánh về sự tham gia của các loài cây đều cho giá trị QS > 0,5 chứng tỏ sự tham gia của các loài cây rừng ở các ÔTC trong cùng một trạng thái có sự tƣơng đồng từ mức độ trung bình đến khá, đặc biệt là ÔTC 02 và 03 trạng thái rừng RIIB; ÔTC 5 và ÔTC 6 trạng thái rừng RIIIA1. Với kết quả này, có thể coi các ÔTC đƣợc lập trong cùng một trạng thái đƣợc xem nhƣ có thành phần tầng cây cao giống nhau.
4.2.3. Mức độ thường gặp của các loài cây trong Trạng thái rừng
Mức độ thƣờng gặp (Mtg) là chỉ tiêu biểu thị tỷ lệ phần trăm giữa số cá thể của một loài nào đó so với tổng số cá thể trên một đơn vị diện tích điều tra. Chỉ tiêu này nói lên khả năng thích nghỉ và mối quan hệ với môi trƣờng xung quanh của các loài cây trong các trạng thái rừng. Từ kết quả nghiên cứu về mức độ tƣơng đồng, trong phần này có thể gộp 03 ÔTC của cùng một trạng
thái thành một quần xã. Kết quả nghiên cứu về mức độ thƣờng gặp của các loài cây trong ở các trạng thái rừng nghiên cứu đƣợc thể hiện tại các bảng sau:
Bảng 4.5. Mức độ thường gặp của các loài trong các trạng thái rừng
STT
RIIB RIIIA1 RIIIA2
Loài cây Ni Mtg Loài cây Ni Mtg Loài cây Ni Mtg
1 Dầu 30 26,32 Dầu 31 25,41 Dầu 58 39,19
2 Căm xe 21 18,42 Cẩm lai 25 20,49 Căm xe 42 28,38
3 Bằng lăng ổi 15 13,16 Côm 19 15,57 Cẩm lai 14 9,46
4 Cẩm lai 13 11,40 Sp 14 11,48 Bằng lăng ổi 7 4,73
5 Côm 12 10,53 Bằng lăng ổi 9 7,38 sp 8 5,41 6 Sp 6 5,26 Căm xe 6 4,92 Thành ngạnh 6 4,05
7 Thành ngạnh 6 5,26 Re 5 4,10
8 Loài khác 11 9,65 Loài khác 13 10,66 Loài khác 13 8,78
Tổng 114 100 9.65 122 122 100 148 100
Qua bảng trên thấy rằng, với tổng số 114 cây trong 03 ÔTC (mỗi ÔTC có diện tích 1000m2) của trạng thái rừng RIIB có 10 loài cây khác nhau. Giá trị Mtg (Mức độ thƣờng gặp) của các loài cây trong trạng thái rừng RIIB đều < 25%, ngoại trừ loài Dầu. Điều này cho thấy các loài cây ở đây đều thuộc dạng ít gặp.
Đối với trạng thái rừng RIIIA1 và RIIIA2, mặc dù số lƣợng loài cây có nhỏ hơn trạng thái RIIB trong khi tổng số cây trong 03 ÔTC lại khá lớn (lần lƣợt là 122 và 148 cây/3000 m2) nhƣng chỉ có loài Dầu và Căm xe là loài thƣờng gặp (bảng có giá trị 25% < Mtg < 50%). Các loài cây Dầu và Căm xe ở trạng thái RIIIA2 có giá trị Mtg khá lớn, lần lƣợt là 39,19% và 28,38%, hứa hẹn trong tƣơng lai chúng sẽ là những loài thƣờng gặp nếu duy trì đƣợc khả năng sống và thích nghi với điều kiện của khu vực. Ngoài ra còn có các loài
Côm cũng xuất hiện với tần suất nhiều hơn các loài còn lại, từ 11,54% ở trạng thái rừng RIIIA1 và 12,76% ở trạng thái rừng RIIIA2.
Nhìn chung, tại khu vực nghiên cứu, do ít nhiều đã bị tác động bởi con ngƣời, nên ít có sự xuất hiện của các loài cây có giá trị cao, chủ yếu là loài cây ít giá trị Thành ngạnh, Bằng lăng ổi…
4.2.4. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của rừng
4.2.4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng thứ
Tầng thứ là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh hình thái theo mặt phẳng đứng của lâm phần, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong quần xã với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong quá trình sinh trƣởng và phát triển. Đối với rừng tự nhiên cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng và mô phỏng các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa các loài cây khác nhau. Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rất có ý nghĩa trong thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, phù hợp với mục đích kinh doanh.
a. Cấu trúc tầng thứ trạng thái rừng RIIB
Là trạng thái rừng trong quần xã có nhiều loài sinh trƣởng chậm và kém. Đặc điểm cấu trúc về tầng cây gỗ của rừng RIIB đó là không có tầng vƣợt tán (A0). Các tầng tán tại trạng thái rừng RIIB chỉ gồm:
- Tầng tán chính A1: là tập hợp của các loài cây Dầu, Côm, Thành ngạnh… Các loài cây thuộc tầng tán chính có chiều cao khoảng 15 20m và các loài cây này thƣờng có sức sinh trƣởng khá tốt, chúng đang tiếp tục phát triển mạnh về chiều cao.
- Tầng dƣới tán A2: Thƣờng gồm các loài Thành ngạnh, Dầu, Re,..., có chiều cao từ 8-15 m; các loài cây có sức sinh trƣởng trung
bình và đang vƣơn lên để tham gia vào tầng tán chính trong thời gian tới.
b. Cấu trúc trạng thái rừng RIIIA1
Cũng tƣơng tự nhƣ trạng thái rừng RIIB, chiều cao trung bình của trạng thái này đạt xấp xỉ 15m. Tuy nhiên trong trạng thái rừng này có nhiều loài sinh trƣởng chậm và kém. Đặc điểm cấu trúc về tầng cây gỗ của rừng RIIIA1 là có một số cây có chiều cao lớn tầng vƣợt tán (A0). Đó là các cây Căm xe, Dầu có chiều cao tới 18-20m. - Tầng tán chính A1: là tập hợp của các loài cây Dầu, Re, Căm xe… Các loài cây thuộc tầng tán chính có chiều cao khoảng 15
20m. Các cây gỗ trong tầng này có chất lƣợng tốt, đang tiếp tục sinh trƣởng
- Tầng dƣới tán A2: Thƣờng gồm các loài Thôi chanh… chủ yếu kém giá trị..., có chiều cao từ 6-12 m; các loài cây có sức sinh trƣởng trung bình và đang phải cạnh tranh mạnh về ánh sáng để có thể vƣơn lên tầng tán chính của rừng.
c.Cấu trúc trạng thái rừng RIIIA2
Ở trạng thái rừng này có tất cả 8 loài, có thể dễ gặp nhất là các loài Dầu, Căm xe,… ở tầng tán chính (A1) từ độ cao 15 m trở lên. Có một vài cây cao trên 20m nhƣ Dầu nhƣng chƣa đủ để tạo thành tầng vƣợt tán riêng biệt.
Tầng tán dƣới (A2) bao gồm rất nhiều các cây có chiều cao từ 10-15 m, nhƣ Dầu, Dẻ … Có thể nói rằng, các cây rừng trong tầng này là lớp cây kế cận rất tốt cho tầng cây tán chính trong thời gian tới.
Ngoài ra, trong trạng thái rừng RIIIA2, ở phía dƣới còn một số cây rừng có chiều cao < 8 m cũng đang phát triển khá tốt. Tuy nhiên, số cây có chiều cao từ 6-10m là không nhiều, chƣa đủ để tạo thành một tầng riêng biệt. Lớp
cây tái sinh trong tƣơng lai sẽ là đối tƣợng bổ sung dần cho trong tầng cây này.
4.2.4.2. Độ tàn che của các trạng thái rừng
Trong lâm phần, độ tàn che tầng cây cao thể hiện cấu trúc của rừng và khả năng tận dụng không gian dinh dƣỡng của cây, bất kỳ một lâm phần nào cũng có xu hƣớng tự điều tiết mật độ để tận dụng đƣợc không gian dinh dƣỡng tốt nhất.
Bảng 4.6. Độ tàn che của các QXTV khu vực nghiên cứu
Trạng thái rừng OTC Độ tàn che Trung bình
RIIB 1 0,35 0,357 RIIB 2 0,40 RIIB 3 0,32 RIIIA1 4 0,45 0,436 RIIIA1 5 0,42 RIIIA1 6 0,44 RIIIA2 7 0,51 0,497 RIIIA2 8 0,45 RIIIA2 9 0,53