0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phân bố số cây tái sinh trên bề mặt đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN RỪNG KHỘP NAM TÂY NGUYÊN TẠI HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG​ (Trang 62 -62 )

Trạng thái Ni (cây/ha) 2 x SDạng phân bố RIIB 2.521 1.099 0,436 Đều RIIIA1 1.521 267 0,175 Đều

RIIIA3 1.813 304 0,167 Đều

Sử dụng hệ thống ODB trong điều tra tái sinh trong mỗi ơ tiêu chuẩn. Kết quả tính cho thấy các giá trị  thu đƣợc ở cả ba

trạng thái RIIB, RIIIA1 và RIIIA2 đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ phân bố của cây tái sinh dƣới tán có dạng phân bố đều. Kết quả này phản ánh khả năng tái sinh tại chỗ trong các trạng thái rừng ở rừng Khộp nghiên cứu là chƣa có sự khác biệt.

4.3.5. Một số nhân tố ảnh hưởng đ n tái sinh tự nhiên

4.3.5.1. Ảnh hưởng của tầng cây cao đến tái sinh rừng

Trong hệ sinh thái rừng nói chung và hệ sinh thái rừng Khộp nói riêng, tầng cây cao ln có vai trị quan trọng trong việc tạo lập tiểu hoàn cảnh rừng. Lƣợng ánh sáng lọt xuống tán rừng phụ thuộc chặt chẽ vào độ tàn che và cấu trúc tầng thứ của tầng cây cao. Và lƣợng ánh sáng này lại có tính chất quyết định q trình sinh trƣởng và phát triển của lớp cây tái sinh, cây bui thảm tƣơi, vi sật đất...

Mặt khác, các loài cây trong tầng cây cao phần nào có vai trị chi phối thành phần lồi cây tái sinh. Để đánh giá mức độ chi phối của tầng cây cao đối với cây tái sinh hoặc mức độ kế thừa về thành phần loài của lớp cây tái sinh từ tầng cây cao, việc nghiên cứu so sánh tổ thành hai tầng cây này là rất cần thiết. Kết quả đƣợc tổng hợp trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Mối quan hệ giữa tổ thành cây cao và cây tái sinh dưới tán

TT rừng Tầng cây Số loài cây trong CTTT

Công thức tổ thành theo số cây

(hệ số phần 10) Chỉ số QS

IIB Tầng

cây cao 10

2,89 Dau + 1,58 Cx + 1,32 Blg +

0,53 Thng + 1,32Lk. Cây tái sinh 04 5,4Cx +1,1Dau +0,86Clai +2,57Sp IIIA1 Tầng cây cao 11 2,86 Dau + 2,14 Clai + 1,43 Co + 0,95Sp + 0,71 Blg + 0,48 Cx và 0,48Re + 0,95 Lk. 0,429 Cây tái sinh 03 6,4Cx+2,1Dau+1,5Clai IIIA2 Tầng cây cao 08 4,2 Dau + 2,6 Cx + 0,8Clai + 0,4Blg + 1,92Lk 0,545 Cây tái sinh 03 6,4Cx+2,1Dau+1,5Clai

Qua bảng 4.11 cho thấy, ở trạng thái RIIB, có ba lồi là Dầu, Căm xe và Cẩm lai cùng tham gia trong tổ thành tầng cây cao và cả ở tầng cây tái sinh, tƣơng tự nhƣ vậy ở trạng thái RIIIA1 và RIIIA2 cũng có sự xuất hiện ba lồi cây: Dầu, Căm xe và Cẩm lai.

Kết hợp sử dụng chỉ số mức độ tƣơng đồng của Sorensen (QS) cho thấy, các giá trị QS của các trạng thái rừng RIIB, RIIIA1, RIIIA2 lần lƣợt là 0,429; 0,429 và 0,545 đều nằm trong giới hạn 0 < QS < 0,7. Nhƣ vậy có thể kết luận rằng, trong cùng một trạng thái, tổ thành tầng cây cao và tổ thành tầng cây tái sinh ít có sự tƣơng đồng, nghĩa là mặc dùng xuất hiện 3 lồi cây tái sinh chính của tầng cây cao, nhƣng tính chất kế thừa vào thời điểm nghiên cứu giữa tầng cây tái sinh và tầng cây cao là chƣa rõ. Điều này cho thấy, các trạng thái rừng ở đây vẫn đang trong quá trình phục hồi, chƣa đến giai đoạn ổn định. Do vậy cần có giải pháp nhất định để thúc đẩy quá trình phát triển của rừng theo hƣớng ổn định hơn.

4.4.2. Ảnh hưởng của độ tàn che đ n tái sinh tự nhiên

Độ tàn che của rừng là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tiểu hồn cảnh rừng, có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát

triển của các thành phần sinh vật dƣới tán rừng, đặc biệt là lớp cây tái sinh. Độ tàn che khác nhau thì các lồi cây tái sinh về số lƣợng và chất lƣợng cũng khác nhau.

Kết quả điều tra cho thấy, độ tàn che đã ảnh hƣởng đến mật độ, chất lƣợng, phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao… và đƣợc tổng hợp bảng sau:

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của độ tàn che đ n tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

TT rừng

Độ tàn che

Tỷ lệ % số cây tái sinh theo cấp H N/ha Phẩm chất (%) < 0,5 m 0,5- 1,0m 1,0- 2,0m > 2m Tốt TB Xấu RIIB 0,357 27,9 41,4 24,0 6,7 2.521 24,38 58,10 17,52 RIIIA1 0,437 7,8 38,8 45,8 7,6 1.521 23,22 54,13 22,65 RIIIA2 0,497 21,9 38,3 34,4 5,4 1.813 26,08 58,92 15,01 Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy, độ tàn che của rừng ở trạng thái RIIB thấp nhất, còn độ tàn che của hai trạng thái RIIIA1 và RIIIA2 không khác nhau nhiều. Khi độ tàn che tăng lên, từ trạng thái RIIB (0,357) sang trạng thái RIIIA (0,467) thì mật độ cây tái sinh dƣới tán có xu hƣớng giảm (từ 2.521 cây/ha xuống còn ~1.667 cây/ha). Tuy nhiên, độ tàn che của các trạng thái rừng chƣa cho thấy ảnh hƣởng rõ rệt đến phân bố số cây tái sinh theo chiều cao và phẩm chất cây tái sinh. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm sinh thái của dƣới tán rừng của rừng Khộp. Trong điều kiện tán rừng khá thƣa thớt, các cây tái sinh cần phải thích nghi tốt với điều kiện dƣ thừa về ánh sáng. Đây là điều kiện phù hợp cho sinh trƣởng và phát triển

của cây bụi, thảm tƣơi vầ các loài cây thuộc họ tren nứa. Điều này ảnh hƣởng đến số lƣợng và chất lƣợng của lớp cây tái sinh, nhất là đối với những lồi cây có giá trị.

Hình 4.3. Cây bụi thảm tươi phát triển mạnh ở một số ô tiêu chuẩn trạng thái RIIIA1

4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững rừng tại khu vực nghiên cứu cứu

4.4.1. Giải pháp kỹ thuật tác động vào rừng

+ Phần lớn diện tích rừng tự nhiên còn lại trong khu vực nghiên cứu nằm trên núi đất, độ chênh cao không lớn, thuận lợi cho quá trình phục hồi, tuy nhiên số lƣợng và chất lƣợng cây tái sinh còn hạn chế nên có thể thể trồng bổ sung các loài cây phù hợp.

+ Nhiều diện tích rừng thuộc các trạng thái RIIIA1 và RIIIA2 đã khai thác mạnh, nên không cịn nhiều các cây gỗ có giá trị, rất cần có các biện pháp tác động hợp lý để phục hồi rừng trên các khu vực này thông qua các giải pháp khoanh ni, phịng chống lửa rừng và có thể tiến hành làm giàu rừng.

+ Thành phần tổ thành loài thực vật ở đây khá đơn giản, lớp cây bụi và tái sinh tự nhiên dƣới tán cũng thƣa thớt, nên có giải pháp sƣu tập các lồi cây

có khả năng cung cấp dƣợc liệu để phát triển dƣới tán rừng trong quá trình rừng cây gỗ đang phục hôi.

4.4.2. Giải pháp bảo vệ và phục hồi rừng

- Tiến hành điều tra, kiểm kê, rà sốt lại diện tích rừng Khộp tự nhiên hiện có thuộc địa bàn huyện Di Linh và điều tra đánh giá trữ lƣợng và chất lƣợng rừng để có cơ sở quản lý và bảo vệ tốt nhất.

- Tăng cƣờng hoạt động của lực lƣợng Kiểm lâm hạn chế tới mức thấp nhất các vi phạm vào rừng nhƣ: khai thác lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng; gây cháy rừng...

- Xác định danh mục các lồi cây có giá trị để có chƣơng trình Bảo tồn các nguồn gen thực vật quý, hiếm.

-Thực hiện các chƣơng trình phục hồi rừng có kiểm sốt trên đối tƣợng rừng phục hồi sinh thái, ƣu tiên lồi cây bản địa.

- Khoanh ni tích cực có xúc tiến tái sinh trên các đối tƣợng rừng phục hồi (rừng RIIB). Trồng bổ sung theo hàng hoặc theo đám với những cây rừng có giá trị và phù hợp với điều kiện sống.

-Làm giầu rừng trên tất cả các đối tƣợng RIIIA1 nếu có điều kiện trồng bổ xung cây bản địa theo hình thức trồng rừng cục bộ theo cây hay theo đám.

Chƣơng 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

- Hiện trạng rừng khộp tại khu vực nghiên cứu:

Rừng Khộp trong khu vực nghiên cứu ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng có tổng cộng 4.111 ha nằm trên địa bàn của 5 xã trong huyện. Rừng khơng cịn đồng nhất, đƣợc chia thành nhiều trạng thái khác nhau, từ trạng thái RIIA, RIIB, RIIIA1 và RIIIA2. Nhìn chung, mật độ cây gỗ còn khá thấp nhƣng trữ lƣợng rừng trạng thái RIIIA2 cịn khá lớn, trung bình khoảng 168 m3/ha; trạng thái rừng nghèo RIIIA1 là 67,19 m3/ha; trạng thái rừng phục hồi RIIB có trữ lƣợng khoảng 27 m3/ha.

- Về tổ thành tầng cây cao: các trạng thái rừng từ RIIB đến RIIIA1,

RIIIA2 vẫn còn xuất hiện loài cây gỗ quý nhƣ: Cẩm lai, Dầu, Căm e bên

cạnh các loài thực vật ƣa sáng nhƣ Thành ngạnh, Hoắc quang, Bằng lăng ổi,

xen lẫn là các loài cây họ tre nứa: ồ ô, Nứa… Ở các ô tiêu chuẩn của cùng

trạng thái rừng, có sự đống nhất cao về tổ thành loài cây gỗ. Các loài cây gỗ xuất hiện trong cơng thức tổ thành có mức độ thƣờng gặp ở mức thấp (Mtg < 25%).

- Về độ tàn che của rừng: Rừng khộp ở khu vực nhiên cứu có độ tàn che thấp do mật độ cây ít và cây rừng có tán thƣa. Độ tàn che của rừng loại IIB chỉ đạt 0,357, trong khi của trạng thái IIIA1 và IIIA2 chỉ đạt 0,467.

- Đặc điểm tái sinh tự nhiên tại các trạng thái rừng:

+ Mật độ cây tái sinh tƣơng đối thấp, trung bình 1.500-2.500 cây/ha. + Tổ thành cây tái sinh đơn giản, xuất hiện các loài cây tái sinh của cây gỗ tầng trên và có ƣu thế khá rõ ràng đối với các loài cây nhƣ Căm xe, Dầu và Cẩm lai.

+ Phần lớn cây tái sinh có chất lƣợng trung bình. Tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất xấu khá cao (15% đến 23%). Cây có nguồn gốc từ chồi chiếm ƣu thế (từ 56,3%-71,6%)

+ Cây tái sinh có điểm tƣơng đồng về sự phân cấp theo chiều cao ở 03 trạng thái rừng nghiên cứu, cụ thể: Số lƣợng cây tái sinh có chiều cao nhỏ hơn 1m chiếm chủ yếu (trên 70%); Số cây tái sinh có chiều cao từ 2m trở lên giảm mạnh (dƣới 8%).

- Về các giải pháp tác động:

Rừng Khộp ở khu vực nghiên cứu đã trải qua thời gian dài bị tác động nên cơ bản các quy luật cấu trúc rừng bị phá vỡ. Các diện tích rừng đang trong giai đoạn phục hồi, thiếu hụt về số lƣợng và chất lƣợng tầng cây gỗ cũng nhƣ lớp cây tái sinh kế cận. Do vậy giải pháp cần thiết là tăng cƣờng quản lý bảo vệ để cây rừng có thể phục hồi. Một số diện tích cần xem xét trồng bổ sung hoặc áp dụng biện pháp làm giàu rừng nhằm từng bƣớc cải thiện chất lƣợng rừng. Lƣu ý phịng chống lửa rừng vì đã có nhiều vụ cháy rừng xảy ra trong khu vực.

5.2. Tồn tại

Mặc dù đã đạt một số kết quả nhƣ trên, đề tài còn những tồn tại sau: - Rừng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu có diện tích tƣơng đối lớn, đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu một số ÔTC của ba trạng thái rừng điển hình, nên chắc chắn khơng thể phản ánh hết đặc điểm cấu trúc và tái sinh cho rừng ở khu vực nghiên cứu.

- Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu một số nhân tố cấu trúc về sinh thái và hình thái tầng cây cao, chƣa nghiên cứu cấu trúc tuổi và các quy luật kết cấu lâm phần; chƣa nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh mức độ phong phú, mức độ đa dạng thực vật.

- Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên của rừng mà chƣa có điều kiện nghiên cứu tác động tổng hợp của

nhiều nhân tố khác đến tái sinh tự nhiên ví dụ đất rừng, tiểu khí hậu rừng…, nên những kết luận đƣa ra chỉ có tính chất tham khảo.

5.3. Kiến nghị

Để có cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý bền vững tài các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu, việc tiếp tục nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng là cần thiết. Vì vậy để có những đề xuất một cách đầy đủ và chính xác hơn, trong thời gian tới cần tiến hành một số nội dung sau:

- Mở rộng địa điểm nghiên cứu và tăng dung lƣợng quan sát về các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu.

- Xây dựng hế thống ô tiêu chuẩn định vị tại các khu vực nghiên cứu nhằm theo dõi quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây và diễn biến tài nguyên rừng.

- Tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến rừng, các nghiên cứu về tiểu khí hậu rừng, các quá trình động thái rừng để đề xuất các biện pháp lâm sinh một cách khách quan, đầy đủ hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Catino R (1965), âm sinh học trong rừng rậm châu Phi, Vƣơng Tấn Nhị dịch, tài liệu KHLN, Viện KHLN Việt Nam.

2. Trần Văn Con (2001), Nghiên cứu cấu trúc rừng ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên trong cuốn “Nghiên cứu rừng tự nhiên”. Nxb Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Bá Chất (2001), àm giàu rừng ở Tây Nguyên trong cuốn

“Nghiên cứu rừng tự nhiên”, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Dũng (2005), Nghiên cứu một số qui luật cấu trúc và động

thái của hệ sinh thái rừng tự nhiên phục hồi phục vụ quản lý rừng bền v ng ở Kon Hà Nừng, Tây Nguyên, Luận văn thạc sỹ, trƣờng

Đại học Lâm nghiệp.

5. Dƣơng Trung Hiếu (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng thứ sinh nghèo và đề uất giải pháp phục hồi rừng tại huyện Hoành Bồ tỉnh uảng Ninh, Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, Trƣờng

Đại học Lâm nghiệp.

6. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Kim Ngũ (2003), âm học, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

7. Phạm Xuân Hoàn, Triệu Văn Hùng, Phạm Văn Điển, Nguyễn Trung Thành, Võ Đại Hải (2004), Một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới, Nxb Nông nghiệp, Hà nội, 379 trang.

8. Vũ Đình Huề (1969), “Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên”, Tập san

âm nghiệp, 91(2), tr. 3 – 4.

9. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, Viện Điều tra qui hoạch

rừng, Hà Nội.

10. Phùng Ngọc Lan (1986), âm sinh học, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 11. H. Lamprecht (1989), Silviculture in Tropics. Eschborn.

12. Trần Ngũ Phƣơng (2000), Một số vấn đề về rừng nghiệt đới ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 131 trang.

13. Richards P.W (1952), The tropical rain forest, Cambrige University

Press, London.

14. Nguyễn Văn Thêm (1992), Nghiên cứu quá trình tái sinh của Dầu song

nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) trong rừng kín ẩm thường anh và n a rụng lá nhiệt đới mưa ẩm ở Đồng Nai nhằm đề uất biện pháp khai thác – tái sinh và ni dưỡng rừng, Luận án phó tiến sĩ

Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 15. Phạm Ngọc Thƣờng (2003), Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự

nhiên và đề uất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn, Luậ n án tiến sỹ

nông nghiệp, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

16. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà nội.

17. Nguyễn Văn Trƣơng (1983), ui luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài. Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

18. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngơ Kim Khơi (2006), Phân tích thơng

Mẫu biểu 01: biểu điều tra tầng cây cao

Địa điểm......... Độ cao........ Ngày điều tra.......... Trạng thái rừng......... Độ dốc...... Ngƣời điều tra........ OTC số........ Hƣớng dốc.......... Ngƣời kiểm tra.........

TT Tên lồi cây Đƣờng kính HVN (m) HDC (m) DT(m) Phẩm chất Chu vi D1,3 ĐT NB TB 1 2

Mẫu biểu 02: Điều tra cây tái sinh

Địa điểm......... Thực bì........ Ngày điều tra.......... Trạng thái rừng......... Độ che phủ...... Ngƣời điều tra........ OTC số........ Độ cao trung bình.......... Ngƣời kiểm tra......... ODB Loài

cây

Số cây theo cấp chiều cao (m) Nguồn gốc Chất lƣợng Tổng số cây TS < 0,5 0,5-1 1-2 ≥2 Chồi hạt A B C 1 2 3 …

Mẫu biểu 03: Điều tra tình hình sinh trƣởng cây bụi, thảm tƣơi

TT Ơ dạng bản Lồi chủ yếu chiều cao trung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN RỪNG KHỘP NAM TÂY NGUYÊN TẠI HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG​ (Trang 62 -62 )

×