Săn bắn, hái lượm và thu nhặt lâm thổ sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế, văn hóa của người dao thanh phán ở huyện hải hà tỉnh quảng ninh (1986 2018) (Trang 50 - 52)

6. Bố cục luận văn

2.4. Săn bắn, hái lượm và thu nhặt lâm thổ sản

Săn bắn

Săn bắn không những chỉ là một nguồn cung cấp thức ăn, cải thiện đời sống hàng ngày, mà còn là biện pháp bảo vệ mùa màng rất tích cực đồng thời cũng là một nguồn giải trí vô cùng hứng thú đối với đồng bào Dao Thanh Phán ở Hải Hà.Vũ khí dùng để săn gồm: súng hỏa mai, súng kíp, nỏ tên thường và tên tẩm thuốc độc. Có hai hình thức săn: săn tập thể và săn cá nhân.

Hình thức săn cá nhân: Trong lối săn này thường thường người ta đi lùng đến sẩm tối thì về. Lối săn này thường chỉ được gà rừng, con sóc, con chồn, đôi khi may mắn cũng được cả hoẵng. Ngoài ra có thể họ đi săn đêm. Đi săn đêm cần có đèn soi đốt bằng dầu lửa, đất đèn hoặc dùng đèn pin. Người ta thường săn đêm vào những thời kỳ tối trời, như đầu tháng là lúc trăng chóng lặn, hoặc vào cuối tháng, lúc trăng mọc muộn. Trong những buổi săn đêm người ta thường bắn được các loại cầy, hoẵng, nai, lợn rừng.

Săn tập thể vẫn là một hình thức khá phổ biến. Sau khi phát hiện dấu chân của thú, hoặc thấy có thú về phá hoại hoa màu hay trong những ngày rỗi rãi đồng bào thường tổ chức săn bắn. Lối săn tập thể có hai hình thức, phổ biến hơn cả là lối đón

“lõng”. Theo lối săn này những người có súng được phân công đón ở các khe núi tròn những lối thú có thể đi qua, còn những ai không có súng cùng với trẻ em và phụ nữ dùng tù và, mõ, xua chó đuổi, hò hét làm vang dậy cả núi rừng thú hoảng sợ chạy về phía đã có những tay súng nấp chờ. Thú bắn được, trước hết đem cúng các thần, rồi mới đem chia theo tục lệ cổ truyền của đồng bào. Ở nhiều nơi đồng bào còn có hình thức săn theo vết chân thú. Lối săn này thường kéo dài vài ngày, đuổi thú từ núi này sang núi nọ; ai tham gia đều phải có súng đạn đầy đủ, chuẩn bị gạo đủ ăn trong thời gian đi săn và mang theo những túi đựng thịt. Cuộc săn kết thúc, có thể họ mang về hàng gánh thịt thú.

Ngoài các hình thức săn vừa kể ở trên, đồng bào còn dùng các loại bẫy để bắt thú, như bẫy chọc, bẫy chuồng, bẫy thòng lọng,bẫy trượt hay bẫy sạt.Ngoài ra,đồng bào Dao Thanh Phán còn rất nhiều sáng kiến trong việc đánh bẫy đễ bắt thú, chim, chuột, chồn cáo…

Hái lượm và thu nhặt lâm thổ sản

Theo ông Chíu Dì Cằm ở bản Lý Quáng xã Quảng Sơn: “Hái lượm có một ý nghĩa kinh tế khá lớn. Ở các dân tộc thiểu số khác đã vậy, ở người Dao nói chung và người Dao Thanh Phán nói riêng là những người trước đây chủ yếu sống du canh du cư, (chặt gốc ăn ngọn), đời sống hết sức bấp bênh, thì việc hái lượm lại càng có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế”. Hái lượm không những cung cấp thêm thức ăn hằng ngày mà còn giúp cho đồng bào sống qua được những ngày thiếu đói bằng các loại rau rừng, măng, củ mài, củ bấu, bột báng, bột đao, các loại hạt ở rừng và các loại củ khác.

Bên cạnh việc thu hái các loại rau rừng và các loại củ, cây có bột, đồng bào còn thu nhặt các loại lâm thổ sản khác như: nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, ba kích, mật ong

các loại hạt để lấy dầu. Những loại lâm thổ sản này có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy họ khai thác và bán cho các thương nhân đến thu mua. Họ còn khai thác các loại gỗ, tre, nứa, song, mây, củ nâu và các loại cây dược liệu quý khác. Những thứ gỗ, song mây có giá trị gia dụng rất lớn như để làm nhà, chế tác các công cụ,... để cung cấp cho đồng bào vùng xuôi, bán cho nhà nước và để xuất khẩu, đồng thời đó là những nguồn thu nhập quan trọng của đồng bào Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế, văn hóa của người dao thanh phán ở huyện hải hà tỉnh quảng ninh (1986 2018) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)