Các nghề thủ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế, văn hóa của người dao thanh phán ở huyện hải hà tỉnh quảng ninh (1986 2018) (Trang 45 - 50)

6. Bố cục luận văn

2.3. Các nghề thủ công

Nhìn chung thủ công nghiệp của người Dao Thanh Phán chưa phát triển và chưa tách khỏi nông nghiệp. Sản phẩm của các nghề thủ công chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống hằng ngày. Trong các nghề thủ công chưa có những tổ chức sản xuất có tính chất phường hội như ở một số dân tộc anh em khác. Kỹ thuật sản xuất còn thô sơ và lạc hậu. Số lượng và chất lượng của các sản phẩm thủ công nghiệp chưa được nâng cao.

Nghề thêu

Một nghề đặc biệt, thể hiện trí tuệ của phụ nữ Dao Thanh Phán là thêu thùa, may vá. Theo nhiều bậc cao niên người Dao Thanh Phán ở xã Quảng sơn cho biết, nghề thêu trang phục truyền thống của đồng bào có từ lâu đời. Người Dao quan niệm: Nếu như người phụ nữ không biết tự tay thêu thùa, không mặc trang phục của dân tộc, khi chết đi, tổ tiên sẽ không nhận mặt và không được đi theo tổ tiên. Nghề thêu trang phục của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà không chỉ là một nghề truyền thống mà nó còn cho thấy sự rực rỡ về văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng mình trong dòng chảy của dân tộc. Nghệ nhân Giềng Chống Sếnh (thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà) - người có tiếng với nghề thêu trang phục truyền thống ở huyện Hải Hà tâm sự:

“Nhà nghèo, tôi phải sớm nghỉ học để ở nhà làm ruộng. Ngày nhỏ, những lúc rảnh công việc đồng áng, tôi lại được các bà, các chị dạy cho nghề thêu. Khi 11 tuổi, tôi đã thành thạo các bước may, thêu một bộ quần áo trang phục của dân tộc Dao Thanh Phán. Sau khi, tôi đi lấy chồng và rồi tôi cũng dạy cho con và cháu tôi về nghệ thuật thêu truyền thống này, để bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao Thanh Phán không bao giờ mất”.

Việc thêu các họa tiết, hoa văn thổ cẩm vốn là nghề tổ tiên, được lưu truyền giữa các thế hệ trong gia đình người Dao Thanh Phán huyện Hải Hà. Những em bé gái lớn lên được các bà, các mẹ, các chị truyền dạy cho cách thêu hoa văn trên trang phục truyền thống. Thế hệ sau học kinh nghiệm thế hệ trước. Các họa tiết thêu của người

Dao Thanh Phán không theo mẫu được vẽ sẵn mà được truyền khẩu. Khi thêu, phụ nữ Dao Thanh Phán tập trung toàn bộ trí lực cho công việc, không suy nghĩ, không nói chuyện và không làm thêm được bất cứ việc gì khác để tránh làm hỏng đường thêu, bởi chỉ sơ sẩy một mũi thêu là phải dỡ đi, thêu lại từ đầu. Sản phẩm cuối cùng không phải mặt vải đang thêu mà là mặt ngược lại. Công việc thêu thùa của người phụ nữ Dao Thanh Phán ở Hải Hà dường như đã đạt đến trạng thái thiền định. Có lẽ điều đó cũng giúp họ tạm quên đi những nhọc nhằn của cuộc sống, tạo cho họ có một cuộc sống hồn nhiên, vô ưu.

Để có những họa tiết trang trí trên quần áo, dây lưng đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ trong quá trình thêu và phải tốn rất nhiều thời gian mới hoàn thiện sản phẩm và đưa vào sử dụng. Cũng theo bà Sếnh, để hoàn thiện một đôi gấu quần cần ít nhất ba - bốn tháng thêu liên tục, còn đối với đôi vạt áo cần khoảng hai tháng. Tuy nhiên, do những yêu cầu của cuộc sống hằng ngày, ít người có điều kiện chỉ tập trung vào thêu thùa, vì thế thường phải mất cả năm họ mới hoàn thiện sản phẩm và đưa vào sử dụng.Người Dao Thanh Phán quan niệm khi mặc trên mình bộ áo sặc sỡ sẽ khiến cho các loài thú dữ khi nhìn thấy sẽ tránh xa, không làm hại đến mình. Do đó, màu sắc chủ đạo được lựa chọn là các màu xanh, đỏ, vàng, trắng kết hợp thêu trên nền vải màu đen, tượng trưng cho ngũ hành: Kim - vàng, Mộc - đen, Thủy - trắng, Hỏa - xanh, Thổ - đỏ.

Ngày nay, mặc dù có rất nhiều lựa chọn về trang phục do giao lưu kinh tế, văn hóa phát triển, nhưng người phụ nữ Dao Thanh Phán ở Hải Hà vẫn sử dụng trang phục truyền thống của mình.

Nghề mộc

Nam giới Dao Thanh Phán đều biết làm nghề mộc, nhưng họ không thực sự giỏi về nghề này. Mục đích làm nghề mộc của họ rất đơn giản chỉ là để làm các vật dụng đồ dùng trong gia đình như đóng bàn ghế, thùng gánh nước,thìa gỗ, muôi gỗ... Những sản phẩm của họ không đẹp mà chỉ mang tính sử dụng cao, đây cũng là đặc thù chung của các sản phẩm thủ công của các dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc.

Nghề đan lát

Nếu như trong xã hội truyền thống, thêu là tiêu chuẩn để đánh giá các cô gái thì đan lát cũng từng là tiêu chuẩn để đánh giá các chàng trai người Dao Thanh Phán. Sản phẩm của đan lát là các loại rổ, giá, sọt lồng gà, nơm úp gà. Tuy nhiên, những sản phẩm của họ chỉ là để sử dụng trong gia đình nên không chú trọng đến hình thức.

guột, song... Sau khi mùa làm cỏ lúa đã vãn và trước khi bước vào mùa gặt bận rộn, đồng bào thường tranh thủ những lúc rỗi rãi đan những chiếc sọt, những chiếc dậu, bồ bịch thóc, nia, giần, sàng... Những ngày mưa hay trong những đêm bên đống lửa, trẻ già trai gái quây quần với nhau vừa vui câu chuyện gia đình vừa chỉ bảo cho nhau cách đan lát, làm cho không khí sinh hoạt gia đình thêm vui vẻ và ấm cúng. Cũng có thể đan lát tầm tháng 1-2 là lúc nứa, mai đang độ bánh tẻ. Người Dao Thanh Phán dùng nứa để đan những tấm cót vừa để phơi nông sản đã thu hoạch hay quây lại thành hình tròn để đựng thóc. Nghề đan lát rất phổ biến, rất nhiều người biết đan và hầu như năm nào người ta cũng đan những rổ, giá, mẹt chiếc giỏ… mới để dùng. Lạt để đan gùi toàn bằng cật. Giỏ đựng cơm đan bé hơn gùi (của một số tộc người khác). Đáy giỏ hình vuông khoảng 15x15cm. Đan thân cao khoảng 12-15cm thì đan thắt lại thành cổ giỏ. Giỏ có nắp đậy. Nắp cũng đan là thành lạt giang và đậy úp lên miệng giỏ. Dây đeo gió bằng da trâu hoặc da bò. Vào ngày mùa bận rộn, đi làm nương xa, đồng bào cho cơm vào giỏ và một thìa gỗ nữa, đến bữa mang ra ăn ngay tại nơi làm nương.

Ở thôn 3, xã Quảng Sơn có doanh nghiệp hợp tác xã Mây tre đan do ông Chìu Vằn Hiếng (sinh năm 1987) làm chủ. Hợp tác xã đã giải quyết việc làm cho 35 lao động trong xã (là người Dao Thanh Phán) và thu nhập bình quân là 5 - 6 triệu đồng/1tháng. Vốn đầu tư vào hợp tác xã Mây tre đan là 2 tỷ đồng. Sản phẩm được làm từ quả mây. Sản phẩm làm ra bán ở nhiều nơi và xuất sang Trung Quốc. Theo như sự trao đổi của ông Chìu Vằn Hiếng, thu nhập 1 năm của doanh nghiệp khoảng 1,4 tỷ (vì có mấy tháng ngừng sản suất do không có nguyên liệu).

Nghề rèn

Trước đây người Dao đều biết nghề rèn, nhưng ngày nay nghề này ở bị mai một nhiều. Theo như ông Voòng Tắc Ón thôn 3 xã Quảng Sơn kể rằng “ngày trước mỗi bản thường có 1 hoặc 2 lò rèn để rèn công cụ và cả vũ khí nữa nhưng ngày nay chỉ vài nơi người ta còn rèn chủ yếu là sửa chữa công cự”. Chỉ riêng điều đó cũng đủ để làm bằng chứng về mức độ phổ biến và trình độ phát triển nghề rèn ở người Dao nói chung và người Dao Thanh Phán nói riêng. Công việc rèn giũa nông cụ không theo mùa nhất định. Lúc nào cần sửa sang cái cuốc, cái cào, cái nạo, con dao, lưỡi rìu phục vụ cho công việc ruộng nương, người thợ rèn không quản ngại sớm trưa để làm vừa lòng khách cũng như không dễ làm cản trở công việc ruộng nương. Những lúc vãn việc, họ cũng không ngơi tay trong công việc rèn giũa những nông cụ mới chuẩn bị cho một mùa sản xuất nông nghiệp sắp tới.

Theo tục lệ cổ truyền của đồng bào Dao Thanh Phán trong huyện Hải Hà, người ta ít khi để lò rèn ngay trong nhà ở. Thường thường người ta dựng một lều con ở ngoài bãi hay dưới một gốc cây. Hằng ngày những đồ nghề vẫn để ở nhà; lúc cần đến mới đem ra lều để làm việc. Một bộ đồ nghề thường chỉ có mấy cái kìm, một hai cái đe, hai ba cái búa, một cái be nằm làm bằng một khúc gỗ dài hơn một mét đường kính khoảng 30 - 40cm, ở một số nơi bễ này được thay bằng chiếc bễ. Cấu trúc, theo kiểu quạt, hòm để quạt gió, bộ phận quạt gió được gắn vào một trục dùng tay quay. Các sản phẩm thông dụng do nghề rèn tạo ra vẫn là các công cụ như liềm, lưỡi cày, cuốc, xẻng, mai, thuổng... Hiện nay nghề rèn đang bị mất dần do người dân nhận thấy mua công cụ dưới xuôi đưa lên sẽ rẻ hơn so với mình bỏ công ra làm.

Nghề thợ bạc

Nghề này cung đã có từ lâu nhưng là nghề gia truyền và những người thợ thường giữ bí mật nhà nghề nên cũng ít người biết làm. Thợ bạc chủ yếu làm những đồ trang sức như vòng cổ, vòng chân, vòng tay, vòng tai, nhẫn, những dây bạc,... Những đồ trang trí trên áo quần, chẳng hạn như những cúc bạc, hoa bạc, những hình sao, có nhiều hình nổi hay chìm rất tinh vi thì họ thường dùng khuôn để rập. Những đồ trang sức bằng bạc sau khi đúc hay rập không phải là đã có thể đem dùng ngay được, muốn cho chúng sáng bóng phải đem chúng đun với một thứ nước kiềm. Nhiều sản phẩm bằng bạc của người Dao Thanh Phán được nhiều người, kể cả đồng bà các dân tộc khác ưa thích và mua về dùng như hộp đựng trầu, dây deo dao con, vòng cổ, vòng tay,... Tuy nhiên đến nay nghề thợ bạc ở xã Quảng Sơn và xã Đường Hoa cũng không còn. Những vật dụng ấy được mua ở chợ huyện, huyện Bình Liêu hoặc huyện Đầm Hà.

Nghề làm giấy

Làm giấy là một nghề khá phổ biến ở các nhóm Dao, trong đó có cả nhóm người Dao Thanh Phán. Loại giấy bản làm bằng vỏ cây dương thường được dùng để viết. Loại giấy này rất ăn mực và nét chữ giữ được lâu. Nhiều quyển sách cúng, sách truyện, sách hát đã được sao chép từ lâu mà đến nay vẫn chưa hề bị phai mờ. Giấy còn có thể dùng vào các công việc khác như để gói đồ vật, đặc biệt là dùng trong việc cúng bái, chẳng hạn để viết “sớ” hay làm “tiền” cấp cho ma. Nguyên liệu chủ yếu để làm giấy là các loại vầu non, nứa, trúc non, rơm rạ,...

Trước hết, người ta đem nứa, vầu, trúc non chặt lấy từng dóng, chẻ nhỏ ngâm vào nước vôi trong một thùng gỗ. Một tuần sau đem rửa sạch vôi bằng nước lã, rồi cho vào

chảo to (chảo gang vẫn thường dùng để nấu cám lợn) nấu nhừ với tro, sau đó vớt vào một chiếc sọt kín đem ngâm nước cho sạch nước tro mới đem về cho vào cối giã thật nát, rồi lại bỏ vào thùng gỗ hòa với nước lã và nhựa cây “vạt” khuấy thành hồ (nước giấy). Người ta dùng một gáo con (mỗi gáo là một tờ giấy) múc hồ đổ vào khuôn (khuôn vuông ghép bằng nứa mỗi chiều 40 - 30 cm) tráng cho thật đều và để mặt giấy hơi khô, lật úp lên trên một tấm ván. Họ tiếp tục làm như thế khi nào được một chồng 120 tờ mới thôi và đem ép cho ráo nước bằng một giá gỗ dùng chèn. Sau đó họ phải tách ra từng tờ phơi nắng cho khô rồi cất đi, khi nào cần đến mới đem ra dùng.

Đến nay, không còn một gia đình người Dao Thanh Phán nào ở 2 xã Quảng Sơn và Đường Hoa còn làm giấy. Đồng bào chủ yếu mua giấy bán ngoài thị trường hiện nay hoặc mua từ nơi khác. Như vậy có thể khẳng định nghề làm giấy của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà đã không được bảo tồn.

Nghề ép dầu

Dầu ăn là loại thực phẩm không thể thiếu được trong một số món ăn của người Dao Thanh Phán. Trước đây đồng bào ở xa các thành thị, thị trấn, chợ và các địa điểm trao đổi hàng hóa, mua dầu hỏa về thắp cũng khó khăn, nên đồng bào phải ép các loại hạt lai, hạt trảu và các loại hạt cây khác ở rừng lấy dầu để thắp. Nhiều loại hạt phải trồng cây mới có. Ngoài ra họ còn ép lấy dầu vừng, dầu lạc để ăn.

Cách ép dầu cũng không phức tạp lắm. Sau khi thu hái các loại hạt về nhà, đồng bào đem ra suối rửa sạch, phơi khô vài nắng. Sau đó đập vỏ lấy nhân, nhân lại phải đem phơi nắng cho khô rồi đem giã thành bột, bột này cho vào chõ đồ lên như đồ xôi, rồi cho vào một chiếc giỏ đan kín hai lượt bằng giang hay hóp và cho vào giá gỗ dùng chèn để ép. Tuy nhiên nghề ép dầu ngày càng bị mai một. Bởi vì ngoài mỡ lợn, dầu ăn sản xuất theo lối công nghiệp được đồng bào sử dụng rất nhiều. Những loại dầu ăn đó được bán trong các quầy tập hóa ở rất nhiều nơi và mua rất thuận tiện.

Nghề làm đường mật

Nhìn chung nghề này không phát triển lắm hàng năm đồng bào Dao Thanh Phán trong huyện vẫn không tự sản xuất để cung cấp đủ mật và đường. Mía trồng vào mùa xuân, đến mùa đông đã có thể thu hoạch về làm mật. Mía chặt đem về nhà băm nhỏ rồi cho vào cối, giã cho thật nát, hót ra sọt hay dậu, đem nước lã xối qua dùng tay vắt lấy nước. Người ta đổ nước mía vào chảo gang to cho đến khi thành mật. Cũng theo cách này, nhưng hơi khác hơn một chút là sau khi mía được băm nhỏ, họ cho vào chảo nước đun sôi một lúc rồi lại vớt ra xối qua nước lã và vắt lấy nước. Cũng có thể sau khi băm

nhỏ mía, họ cho vào những chiếc giỏ và ép như kiểu ép dầu. Cũng giống nghề ép dầu, nghề làm đường mật cũng không phổ biến như trước. Bởi đường tinh luyện được các nhà máy sản xuất nhiều hoặc nguồn hàng từ một số nước khác trong khu vực đưa sang.

Nghề bốc thuốc chữa bệnh

Cũng giống như các tộc người khác, tộc người Dao nói chung và người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà nói riêng cũng có một kho tàng kiến thức truyền đời về các loại cây thuốc, cây thuốc bổ và các bài thuốc chữa bệnh. Theo ông Tằng Vằn Dùng một thầy thuốc nổi tiếng ở bản Mảy Nháu xã Quảng Sơn cho biết: Các bài thuốc ban đầu thường chỉ được truyền trong dòng họ và dùng để chữa bệnh cho mọi người trong gia đình mà thôi. Nhưng do tính hiệu quả và độc đáo của các bài thuốc của họ mà dần dần bốc thuốc chữa bệnh trở thành một nghề. Trong bản của người Dao Thanh Phán, thầy cũng là người chữa bệnh nên cũng là người biết về công hiệu của các loại cây trên rừng. Tuy nhiên thầy cũng lại nhờ vào các lực lượng siêu nhiên (thần, ma) để chữa bệnh. Muốn chữa được bệnh thì phải cúng ma và cho vài thang thuốc, tiền công chữa bệnh rất cao. Thầy thuốc của người Dao Thanh Phán bao gồm cả nam và nữ giới, họ là người vừa khám bệnh vừa bốc thuốc. Thầy thuốc sẽ tự đi lấy cây thuốc và pha chế cho bệnh nhân. Vị thuốc là quan trọng nhưng thang thuốc còn quan trọng hơn. Thuốc mà họ lấy chủ yếu là sản vật của rừng, dựa vào kinh nghiệm truyền miệng từ đời này sang đời khác mà không có sự ghi chép. Việc thu hái thuốc, sử dụng thuốc liên quan đến một số nghi lễ kiêng kị. Trước khi hái thuốc các thầy lang thường phải xin các thần cây phù hộ để chữa khỏi bệnh. Loại bệnh mà họ chữa được chỉ là một số bệnh nhẹ và thông thường.

Các bài thuốc lá tắm của người Dao Thanh Phán dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ rất được tín nhiệm và được đặt lấy quanh năm, vì vậy, như ông Phùn Sòi Voỏng một thầy thuốc ở thôn 1 xã Đường Hoa, ông đã trồng một số cây trong bài thuốc ở vườn nhà thay vì phải đi lấy toàn bộ trên rừng như trước kia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế, văn hóa của người dao thanh phán ở huyện hải hà tỉnh quảng ninh (1986 2018) (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)