Buôn bán và trao đổi hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế, văn hóa của người dao thanh phán ở huyện hải hà tỉnh quảng ninh (1986 2018) (Trang 52)

6. Bố cục luận văn

2.5. Buôn bán và trao đổi hàng hóa

Từ lâu người Dao Thanh Phán ở huyện đã tiến hàng trao đổi, giao thương với các tộc người khác các sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp thông qua hệ thống chợ phiên. Các mặt hàng mà đồng bào đem bán hoặc mua được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Biểu 2.1. Các mặt hàng mua bán của người Dao Thanh Phán Tên các mặt hàng thủ công nghiệp

người Dao Thanh Phán đem bán

Tên các mặt hàng thủ công nghiệp và công nghiệp người Dao Thanh

Phán mua

- Các sản phẩm nghề rèn, lưỡi cày, lưỡi bừa, cuốc, xẻng, mai, thuổng, dao.Các sản phẩm nghề mộc: thìa gỗ, muôi gỗ. - Rượu

- Các dụng cụ đan lát bằng tre, nứa,…

-Công cụ lao động.

- Vải, quần áo, một số máy móc nông nghiệp, các vật dụng sinh hoạt đồ điện dân dụng, điện tử ti vi, đài, quạt, máy nghiền thức ăn cho gia súc,...

- Muối, mỡ ăn, mì chính, nước mắm.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hoạt động trao đổi hàng hóa của người Dao Thanh Phán thông qua các chợ phiên. Do đặc thù của huyện Hải Hà có đường biên giới với nước Trung Quốc dài 17,2 km, nên người Dao Thanh Phán và các tộc người khác cùng sinh sống trên mảnh đất huyện Hải Hà đều trao đổi hàng hóa thông qua các chợ phiên của cả Việt Nam và chợ phiên ở Trung Quốc, ví dụ như chợ Lý Hỏa của tỉnh Quảng Tây Trung Quốc qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Một số người Dao Thanh Phán họ bán các sản phẩm nông, lâm nghiệp... Họ mua về các sản phẩm nông cụ sản xuất, hoa quả, kim chỉ, vải, đồ dùng gia đình. Anh Chìu Vằn Hiếng chủ doanh nghiệp hợp tác xã Mây tre đan (thôn 3, xã Quảng Sơn) có giao thương buôn bán với người Trung Quốc (mỗi năm cho thu nhập 1,4 tỷ đồng).

Đối với xã Quảng Sơn không có chợ phiên tại xã. Tất cả người dân xã Quảng Sơn đều vượt quãng đường hơn chục cây số xuống thị trấn Hà Cối đi chợ. Hiện nay, người Dao Thanh Phán chủ yếu đi chợ Đức Dương và chợ Quảng Trung (hai chợ này họp các ngày trong tuần). Riêng với xã Đường Hoa Chợ phiên được họp ngay tại xã nhưng đông nhất vào ngày chủ nhật (người Dao Thanh Phán ở xã Đường Hoa không đi xuống chợ Đức Dương và chợ Quảng Trung được bởi xã Đường Hoa cách thị trấn gần 20km). Ngoài ra, đồng bào còn đi cả các chợ xa của huyện Bình Liêu.

Đồng bào Dao Thanh Phán đại bộ phận là ở vùng cao, vùng lưng chừng xa các trung tâm kinh tế, xa các đô thị, thị trấn và ngay cả những địa điểm họp chợ phiên tại các vùng ở miền núi. Theo tâm sự của chị Chíu Thị Hương một tiểu thương bán hàng tạp hóa ở thôn Pạc Sủi: Nhiều khi xuống chợ, ra thị trấn, cả đi cả về cũng phải mất 4-5 tiếng. Đường xa, phương tiện thiếu thốn, nên việc tham gia của họ vào mua bán trao đổi hàng hóa cũng rất hạn chế. Tuy vậy, tại các chợ và thị trấn người ta đã thấy có bán các sản phẩm của người Dao Thanh Phán như: các loại lương thực, thực phẩm, gia súc, gia cầm, lâm thổ sản, các loại dược liệu,... Đồng bào thường mua các mặt hàng như: muối, thuốc lá, thuốc lào, vải, kim chỉ, chỉ thêu, những dụng cụ bằng kim khí như: cào cuốc, giáo, lưỡi rìu, nồi, xoong, chảo, và các loại đồ gốm như: chum, vại, bát, đĩa, ấm chén,...và một số đồ làm đẹp cho phụ nữ. Ngày trước, đồng bào chỉ đi chợ để cần mua hay bán một mặt hàng nào đó hoặc chỉ là đi chợ chơi, thăm hỏi người thân, họ hàng, hoặc giao lưu với các tộc người khác. Ngày nay, một số người Dao Thanh Phán lấy việc đi chợ làm nghề kiếm sống chính. Họ thường thu mua các nông sản của các tộc người khác trong vùng mang ra chợ bán hoặc là mua của chợ này bán ở chợ khác, thậm chí đồng bào còn sang tận các chợ bên Trung Quốc bán các mặt hàng lâm thổ sản, hoa quả và mua chủ yếu các đồ dùng công nghiệp, hàng may mặc mang về các chợ trong huyện để bán.

Việc buôn bán với các thương nhân Trung Quốc thông qua hệ thống các chợ giáp biên giới ngày nay diễn ra rất sôi động. Một số người Dao Thanh Phán cả đàn ông và phụ nữ cũng tham gia việc buôn bán này. Hàng hóa đồng bào đem bán thường được thu mua từ người Dao Thanh Phán, các tộc người khác chủ yếu là lâm thổ sản...Trước kia những sản phẩm đem bán hay mua về thường phải gồng gánh. Hiện nay giao thông thuận tiện, đồng bào đã dùng xe đạp (dễ thồ vừa đỡ mệt nhọc), xe máy, xe ô tô chính vì vậy số lượng chuyên chở cũng tăng lên đáng kể.

Trước năm 2000 cũng có một số thương nhân người Kinh đem hàng từ vùng xuôi lên vùng người Dao Thanh Phán để đổi lay một số ít lâm thổ sản, nhưng sự trao đổi này cũng còn quá ít, không đáng kể. Ngược lại, cũng có một số người Dao Thanh Phán biết các vị thuốc, đã đem các thứ thuốc đi bán khắp các nơi, có khi đi rất xa, vào tận Trung Trung-bộ, nhưng đó cũng chưa thể gọi là tầng lớp thương nhân được.Nhìn chung, việc mua bán, trao đổi hàng hóa ở người Dao Thanh Phán chưa phát triển lắm.

Tiểu kết chương 2

Từ năm 1986, nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, cuộc sống của người Dao Thanh Phán ở Hải Hà đã có sự thay đổi lớn. Về cơ cấu kinh tế của tộc người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh gồm 4 bộ phận chính cơ bản hợp thành là trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế này trồng trọt luôn đóng vai trò chính còn chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp hay thương nghiệp chỉ đóng vai trò bổ trợ cho hoạt động trồng trọt.

Hiện nay, nền kinh tế-xã hội của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà đang chuyển đổi nhanh theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa. Quá trình chuyển đổi đó đang ở trong giai đoạn đầu, nền kinh tế hàng hóa đang trong quá trình hình thành và phát triển nên chưa định hình rõ nét. Hoạt động trao đổi hàng hóa của người Dao Thanh Phán thông qua các chợ phiên và chỉ được phát triển trong những năm gần đây. Do đặc thù của huyện Hải Hà có đường biên giới với nước Trung Quốc dài khoảng 17,2 km, nên người Dao Thanh Phán không chỉ trao đổi hàng hóa thông qua các chợ phiên của Việt Nam, mà còn trao đổi hàng hóa với Trung Quốc thông qua một số chợ giáp biên giới. Một số người Dao Thanh Phán còn lấy nghề buôn bán ở các chợ làm nghề sinh sống chính.

Ngày nay, với sự quan tâm của Đảng chính quyền các cấp với chính sách định canh định cư, cuộc sống của tộc người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh đang có sự thay đổi rõ rệt. Việc sống xen lẫn với các tộc người khác đã tạo điều kiện giúp người Dao Thanh Phán ở Hải Hà giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất kinh tế từ đó làm phong phú hơn bản sắc văn hóa tộc người mình.

Chương 3

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO THANH PHÁN Ở HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH (1986-2018) 3.1. Văn hóa vật chất

3.1.1. Ẩm thực

Ẩm thực của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà độc đáo, đặc sắc và mang đậm nét dân dã, gắn liền với cuộc sống miền núi nơi đây. Ở Hải Hà, người Dao Thanh Phán cư trú ở xã Quảng Sơn và Đường Hoa. Họ thường ăn hai bữa chính trong ngày và một bữa phụ vào buổi sáng.

Theo lời kể của bà Dường Nhì Múi, sinh năm 1965, thôn 1, xã Đường Hoa, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ẩm thực hàng ngày của người Dao Thanh Phán khá đơn giản. Buổi sáng họ nấu một nồi cháo hoa to để ăn cả ngày. Cháo nấu từ gạo được trồng trên nương, cho nước và gạo lên bếp nấu cho đến mềm là được. Cháo thường cho nhiều nước, nấu loãng để tận dụng nước cháo. Người Dao khi đi làm nương về thường uống nước cháo thay nước uống. Trước đây khi đời sống người Dao còn khó khăn, họ nấu cháo với khoai, sắn, củ dong. Người Dao Thanh Phán thường ăn cháo với dưa chua, quả trám muối, củ cải muối và tàu xì.

Dưa chua là thức ăn quen thuộc của người Dao Thanh Phán ở Hải Hà. Người Dao Thanh Phán lấy cây cải Đầm Hà đem phôi hơi héo và sau đó vò với muối, sau khi vò xong đồng bào cho lần lượt cây cải vào chum và đậy lại bằng túi bóng hoặc lá cây. Hai ngày sau đồng bào đảo từ trên xuống dưới, sau đó đậy lại. Loại dưa cải muối này có thể để được 2 đến 3 năm. Nhưng khi đã lấy ra nấu ăn thì không để lâu được bởi đã bị không khí vào. Dưa chua có thể đem xào, hầm hoặc cho vào nấu canh.

Cách chế biến trám muối qua nhiều công đoạn khá tỉ mỉ. Trám được lấy về, rửa sạch sau đó cho vào nồi đun sôi cho trái chín đều. Nếm thử nếu cùi trám tách khỏi hạt và ăn có độ dẻo, thơm là được. Sau đó để trám nguội rồi cho vào chum hoặc vại để muối. Dùng nước đun sôi để nguội, pha muối hạt vừa mặn đổ ngập quả trám rồi dùng nắp đậy kín chum. Khoảng 2 tuần, trám lên men chua là lấy ra ăn được.

Món củ cải muối đồng bào Dao Thanh Phán có thể mua ở chợ(nguồn cung từ Đầm Hà hoặc từ Trung Quốc đêm về) hoặc tự làm. Món này thường được đem xào lên để ăn với cả cháo lẫn với cơm. Vị đằm, giòn và rất ngon, hợp với khẩu vị của người Dao Thanh Phán ở Hải Hà. Riêng món tàu xì có thể làm gia vị cho rất nhiều món ăn, nhưng thích hợp nhất vẫn là dùng để kho cá, kho thịt.

Đối với cơm, quá trình chế biến từ gạo thành cơm khá đơn giản. Từ thóc, giã, sàng sảy lấy gạo như mọi tộc người khác. Tuy nhiên, ngày nay người Dao Thanh Phán ở Hải Hà đã biết dùng máy xay xát gạo chứ không còn làm thủ công nữa. Với người Dao Thanh Phán ở Hải Hà, cơm có 2 cách chế biến cơ bản là vo gạo xong cho nước vào nồi nấu bình thường và một cách khác là: vo gạo cho vào nồi và cho nước nhiều hơn bình thường, sau đó nấu khi hạt gạo nở khoảng 60%, lấy muôi vớt ra và cho nồi khác đem đi vần ở bếp than (than củi). Đợi cơm bốc hơi, chính là thời điểm cơm chín. Người Dao Thanh Phán nấu cơm bằng bếp củi, đồ xôi vào những ngày lễ Tết hoặc khi nhà có khách quý. Hiện nay nhiều hộ gia đình người Dao Thanh Phán đã nấu bằng nồi cơm điện.

Một bữa cơm thông thường của người Dao Thanh Phán ở Hải Hà thường gồm một bát canh, thịt lợn kho gừng, rau và số thức ăn khác. Người Dao Thanh Phán đã chế biến nhiều loại thức ăn với nhiều cách khác nhau bằng nhiều nguồn nguyên liệu vốn có để tăng thêm hương vị cho bữa ăn gia đình mình, trong đó phổ biến nhất là các món luộc, xào, hầm và rán. Tất cả các loại thức ăn được chế biến từ trứng gà, thịt lợn, thịt gà, cá, rau,…

Bên cạnh các thức ăn giàu chất đạm và được coi là thức ăn mặn, mỗi bữa ăn của người Dao Thanh Phán không thể thiếu món rau. Món ăn này thường dùng để ăn kèm với các loại thực phẩm giàu chất đạm, chất béo. Đặc biệt do điều kiện kinh tế, món rau sẽ phù hợp hơn. Họ chế biến rau thành các món ăn khác nhau để có thể giúp bữa ăn thêm ngon miệng.

Rau nấu canh là món rất phổ biến trong mỗi gia đình người Dao Thanh Phán ở Hải Hà.Mỗi mùa khác nhau họ có thể có các loại rau khác nhau để nấu canh (rau cải, rau gót, rau rền), cách nấu canh của họ cũng rất đơn giản. Món rau xào được người Dao Thanh Phán thường xuyên làm để ăn. Ngoài ra họ còn làm cả món rau luộc.

Người Dao Thanh Phán có một món ăn rất đặc trưng đó là món phở xào. Đây là món ăn quen thuộc của người Dao Thanh Phán, họ thường ăn tại các hàng quán ở chợ phiên vào ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần hoặc vào dịp ngày hội kiêng gió. Nguyên liệu làm bằng miếng phở to thái sợi xào với thịt lợn và xì dầu chế biến xong, phở sào có màu vàng đậm, thơm ngon và hấp dẫn. Mật ong tại khu vực người Dao Thanh Phán sinh sống đậm đặc, được lấy từ những con ong chăm chỉ hút mật từ hoa hồi, hoa quế vì vậy mật ong tác dụng làm thuốc rất tốt. Đám cưới của người Dao Thanh Phán có các món ăn chế biến từ thịt lợn là món thịt lợn nấu gừng (tiếng Dao Thanh Phán là “

mau”). Món này được chế biến thành hai món khác nhau nhưng cùng hai nguyên liệu chính là thịt lợn và gừng. Ẩm thực thể hiện về nét văn hóa cũng như phản ánh điều kiện khí hậu nơi đây. Đối với người Dao Thanh Phán, họ sống ở vùng núi cao vì vậy khí hậu mùa đông lạnh giá, thường có sương muối thậm chí là tuyết rơi. Sử dụng gừng là gia vị nấu ăn vì tính ấm nóng của gừng. Món ăn này giúp cho cơ thể ấm áp hơn, tốt cho sức khỏe ngon miệng, xua tan giá lạnh của thời tiết. Ngoài ra còn có một món đặc sắc của người Dao đó là món thịt lợn nấu với lõi của thân cây chuối và canh gà nấu rượu (ấm cơ thể và lưu thông khí huyết) [54].

Các loại bánh của người Dao Thanh Phán được làm với nhiều loại khác nhau dùng ăn hằng ngày, hoặc trong cúng tế. Mỗi loại bánh với hình thức khác nhau, màu sắc và mùi vị cũng khác nhau. Tết Nguyên Đán làm bánh chưng, bánh dày, bánh tài lồng ẹt, bánh gio, tết thanh minh làm bánh rán (loại bánh nấu xôi lên rồi rán vàng), rằm tháng bảy làm bánh chưng. Ngoài ra trong lễ cấp sắc và lễ cầu mùa, người Dao Thanh Phán còn gói bánh “rùa chăng” - nấu xôi cuộn tròn và gói bằng một loại lá ở trên rừng. Chiếc bánh này được gói và sau khi đã dùng để làm lễ cúng các thần linh sau đó con cháu mới được thưởng thức.

Thức uống của đồng bào Dao Thanh Phán tương đối đơn giản. Trước đây người Dao Thanh Phán dùng nước lọc tự nhiên lấy các mạch nước ngầm ở khe núi, thác nước. Vì vậy, nước trong vắt, mát lạnh và sạch. Ngoài ra họ lấy các loại lá, rễ cây rừng để đun nước uống. Nước đun lên thường có màu vàng, đỏ, nâu có tính mát, tốt cho sức khỏe (thanh lọc thận, mát gan và thanh nhiệt).

Rượu gắn liền đối với đời sống của người Dao Thanh Phán bởi người đồng bào uống rượu hằng ngày. Họ không có thói quen uống chè hay dùng chè để mở đầu câu chuyện mà thay bằng rượu. Người Dao Thanh Phán có rượu men lá truyền thống. Rượu được nấu từ 12 loại lá cây rừng tạo thành men rồi chưng cất thành rượu. Rượu men lá tạo cảm giác êm say, không bị đau đầu, có tác dụng tốt cho sức khỏe. Ngoài rượu men lá, người Dao còn nấu rượu từ gạo, ngô, khoai, sắn. Người Dao Thanh Phán uống rượu sắn, rượu gạo, rượu ngô, rượu khoai lang, rượu ngâm chuối rừng, dứa dại, các loại rễ cây dược liệu (củ ba kích).

Do đặc thù sống xa chợ, người Dao Thanh Phán có cách bảo quản thịt lợn bằng cách ướp muối để dùng lâu dài. Họ cho thịt vào một cái chum đựng muối, bảo quản thịt lợn được 2 - 4 tháng. Ngoài ra, thịt lợn còn được treo gác bếp dùng ăn dần.

thành những miếng thịt có màu đen của khói bếp trông hấp dẫn. Ngoài thịt lợn, người Dao Thanh Phán săn bắn ở trong rừng được con sóc, con dũi, hươu mang về chế biến và ăn trong các ngày lễ, ngày hội. Ngoài ra, họ còn dùng cách rán chín thịt sau đó ủ trong chum mỡ để ăn dần, tuy nhiên ngày nay ít gia đình làm cách này.

Đối với các loại rau, họ có thể phơi khô sau đó cho vào túi buộc kín để ăn dần, loại rau được người Dao Thanh Phán hay đen phơi khô là củ cải. Ngày nay do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, nhiều hộ gia đình người Dao Thanh Phán ở Hải Hà đã sử dụng tủ lạnh để bảo quản thức ăn, còn một số ít đồng bào Dao Thanh Phán vẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế, văn hóa của người dao thanh phán ở huyện hải hà tỉnh quảng ninh (1986 2018) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)