Thực hiện bài tập: (3,0 điểm)

Một phần của tài liệu Bộ đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống (chất lươgj) (Trang 37 - 41)

Câu 1: (1,0 điểm)

Tìm trong văn bản: a. Một câu nêu thông tin cụ thể b. Một câu giải thích hoặc bàn luận về vấn đề

Câu 2: (1,0 điểm)

Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi trên đây.

Câu 3: (1,0 điểm)

Đọc câu “Các thảm hoạ môi trường nói trên không chỉ đe doa huỷ diệt các loài động vật, thực vật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người.” và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định các từ Hán Việt trong câu trên.

b. Giải thích nghĩa của yếu tố huỷ trong từ huỷ diệt.

c. Tìm ba từ có yếu tố huỷ với nghĩa được giải thích ở câu b.

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

Em hãy đóng vai nhân vật người em kể lại một phần mà em thấy thú vị nhất trong truyện cổ tích Cây khế . HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. Đọc (5,0 điểm) I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A A A D A B D

Mỗi câu chọn đúng cho 0,25 điểm, câu chọn sai hoặc thừa không cho điểm.

II. Thực hiện bài tập: (3,0 điểm)

CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM

I ĐỌC – HIỂU 3.0

1 a. Thông tin cụ thể trong văn bản có thể là: Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất.

0.5

b. Câu giải thích: Trái Đất là “mẹ” của muôn loài 0.5

2 - Về khoa học, không ai có thể biết sẽ có bao nhiêu loài sinh vật bị tuyệt chủng, và khi đó, con người còn bao nhiêu cơ hội sống sót. và khi đó, con người còn bao nhiêu cơ hội sống sót.

- Nhưng về ý nghĩa biểu cảm, câu này khiến người ta nghĩ đến nguy cơ: một khi các sinh vật không còn, thì con người cũng không thể tồn tại.

0.50.5 0.5 3 a. Các từ thảm hoạ, môi trường, huỷ diệt, động vật, thực vật, ảnh hưởng, nghiêm

trọng là những từ Hán Việt.

0.5

b. Huỷ trong từ huỷ diệt có nghĩa là làm cho không tồn tại nữa. 0.25

c. Ba từ có yếu tố huỷ với nghĩa như ở yêu cầu b, chẳng hạn: huỷ hoại, phá huỷ, phân huỷ.

0.25

Ý NỘI DUNG ĐIỂM M Yêu cầu chun g

- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai nhân vật người em.

- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát ly truyện gốc; tránh làm thay đổi; biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc. - Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các chi tiết, sự việc. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.

- Có thể bổ sung các yếu tổ miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.

Yêu cầu cụ thể

a. Mở bài: Nhân vật tự giới thiệu về mình và phần câu chuyện được kể.

0,5b. Thân bài: Trình bày diễn biến của (phần) câu chuyện bằng cách bám sát b. Thân bài: Trình bày diễn biến của (phần) câu chuyện bằng cách bám sát

truyện gốc.

3,0c. Kết bài: c. Kết bài:

Nêu kết thúc (phần) truyện và suy nghĩ của bản thân mình.

0,5Lưu ý - HS biết dùng ngôi thứ nhất để kể lại một truyện cổ tích đã biết. HS biết Lưu ý - HS biết dùng ngôi thứ nhất để kể lại một truyện cổ tích đã biết. HS biết

chọn nhân vật kể chuyện, điểm nhìn thích hợp; sử dụng lời kể phù hợp; biết cách kể lại truyện đảm bảo nội dung của truyện gốc.

- Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong lựa chọn chi tiết, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết.

- Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu..

0,250,5 0,5 0,25 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ... ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II Năm học 2021-2022 Môn Ngữ văn - Lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I. ĐỌC (5,0 điểm)

“Cậu bé thợ nề hôm nay đến chơi nhà chúng tôi, mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao. [...]

Chúng tôi cùng nhau chơi trò xây dựng. Cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép màu nhiệm nào; cậu xây dựng các công trình ấy với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại của một người lớn bé nhỏ. Xây tháp này xong xây tháp khác, cậu nói chuyện với tôi về gia đình mình. Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc. Chắc bố mẹ cậu thương cậu lắm,

điều đó thấy rõ ở chỗ quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn. […]

Đến bốn giờ, chúng tôi được ăn chiều, ngồi trên ghế da dài; và khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủ sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế; bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo. Trong khi chơi, cậu bé thợ nề đánh mất một chiếc khuy áo, mẹ tra lại cho cậu. Mặt đỏ như gấc, cậu chẳng nói chẳng rằng khi thấy mẹ khâu; cậu không dám thở vì quá lúng túng trước sự chăm sóc của mẹ đối với cậu. Tôi đưa cho cậu xem những quyển album sưu tầm những bức kí họa; thế là tự nhiên chẳng nghĩ đến, cậu liền bắt chước những nét nhăn nhó mặt mày vẽ trong tranh, tài đến nỗi bố phải bật cười.”

(Trích “Những tấm lòng cao cả”, E.Đ. A-mi-xi, NXB Văn học, 2013)

I. Em hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm vớimỗi câu sau: (2,0 điểm) mỗi câu sau: (2,0 điểm)

Câu 1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?

A. Ngôi thứ nhất, tác giả là người kể chuyện. B. Ngôi thứ hai, tác giả là người kể chuyện. C. Ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mình. D. Ngôi thứ nhất, nhân vật “tôi” là người kể chuyện.

Câu 2. Đoạn văn trên có những nhân vật nào?

A. Nhân vật tôi, cậu bé thợ nề. B. Nhân vật tôi, cậu bé thợ nề, bố mẹ của cậu bé thợ nề.

C. Nhân vật tôi, bố mẹ của nhân vật tôi. D. Nhân vật tôi, cậu bé thợ nề, bố mẹ của nhân vật tôi.

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: “Cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép màu nhiệm nào;...”

A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ

Câu 4. Nhận xét nào sau đây đúng về nhân vật cậu bé thợ nề?

A. Cậu bé con nhà khá giả B. Cậu bé rất khéo tay

C. Cậu bé mạnh dạn và tinh nghịch D. Cậu bé ăn mặc đẹp và ấm

Câu 5. Chọn đáp án có phần giải thích phù hợp với nghĩa của từ “nhẫn nại”?

A. Kiên trì, bền bỉ làm việc gì đó B. Chăm chỉ làm bài tập

C. Khi gặp khó khăn thì dễ dàng bỏ cuộc D. Mạnh mẽ, dũng cảm, không sợ hãi

Câu 6. Trường hợp nào sau đây không phải là từ láy?

A. Khéo léo B. Nhăn nhó C. Đứng vững D. Lạ lùng

Câu 7. Khi được mẹ của nhân vật tôi khâu lại cho chiếc khuy áo, cậu bé thợ nề đã có thái độ như thế nào?

A. Vui mừng, hạnh phúc B.Từ chối C.Xấu hổ, lúng túng D.Thích thú

Câu 8. Theo đoạn văn bản, chi tiết nào sau đây cho thấy bố mẹ cậu bé thợ nề rất yêu thương cậu ấy?

B. Quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn

C. Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc. D. Xây tháp này xong xây tháp khác, cậu nói chuyện với tôi về gia đình mình

II. Thực hiện bài tập: (3,0 điểm)

Một phần của tài liệu Bộ đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống (chất lươgj) (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w