GIỚI THIỆU VỀ ELON MUSK

Một phần của tài liệu 83202168thanh-nien-nghiem-tuc-khoi-nghiep_2 (Trang 117 - 122)

Hoài bão của Elon Musk lớn tới mức với ông, Paypal – một trong nhiều công ty do ông sáng lập và đồng lãnh đạo – cũng chỉ là một thất bại không hơn. Trả lời phóng viên Tạp chí Inc. Magazine, Elon cho hay, Paypal trở thành một "chức năng được ca ngợi" khi ông muốn dùng nó để tái thiết toàn bộ ngành tài chính. Trong những nỗ lực tiếp theo, Elon không ngần ngại theo đuổi những ước vọng của mình, dù cho điều đó đồng nghĩa với việc mạo hiểm từng đồng kiếm được từ thương vụ bán lại Paypal cho eBay (nhờ đó ông thu được 300 triệu đôla).

Hiện tại, Elon đang cố gắng giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu bằng cách lắp đặt pin mặt trời cho các hộ gia đình, và sản xuất cũng như vận hành nhiều ô tô điện hơn nữa. Bên cạnh đó, ông cũng đang chế tạo tên lửa tái sử dụng với mong ước một ngày nào đó du hành liên hành tinh sẽ trở nên dễ dàng như du lịch liên lục địa.

Công việc của Elon đã đạt đến tầm mà hầu hết "thường nhân" chúng ta không thể tham gia vào được, cả về mặt thể chất, trí tuệ cũng như cảm xúc. Các doanh nghiệp của Elon – cũng như những tên lửa do ông chế tạo – đã phát triển vượt tầm với của những doanh nhân mới khởi nghiệp như chúng ta đây. Elon có thể làm được điều đó, vì ông biết cách kết hợp hai đặc điểm quan trọng, nổi trội của bản thân: thứ nhất là sự am hiểu sâu sắc kinh doanh tới mức với ông giải quyết những khó khăn thường nhật trong việc điều hành công ty đã là những nhiệm vụ tự động và bản năng; và thứ hai, ông là một trong những kỹ sư cơ khí tài giỏi bậc nhất trong vòng 50 năm qua.

Elon Musk chính là Henry Ford của thời đại chúng ta. Với tài năng của mình, ông sẽ xoay chuyển cả thế giới.

CÂU CHUYỆN CỦA ELON

"Ảo tưởng chính là một trong những thất bại đau đớn nhất của con người."

Doanh nhân nào cũng mong muốn gây được ảnh hướng lớn tới cả thế giới, nhưng có lẽ chỉ mình Elon Musk nghiêm túc gây được ảnh hưởng lên cả vũ trụ.

Sinh ra tại Nam Phi, nhưng sau khi tốt nghiệp trung học, Elon chuyển đến Mỹ và sinh sống tại đây vì tin rằng "Đất Mỹ là nơi mọi điều tuyệt diệu có thể xảy ra." Ngoài ra, ông mong muốn tránh được nghĩa vụ quân sự tại nơi đang là điểm tối của nạn phân biệt chủng tộc khi đó (Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Elon không ngại ngần bày tỏ quan điểm: "Có ai lại muốn phục vụ một đội quân phát xít?"). Ông nhận bằng Kinh tế và Vật lí tại Đại học Pennsylvania, sau đó tiếp tục theo học cao học tại Standford ngành Vật lí học ứng dụng. Nhưng chỉ sau vỏn vẹn hai ngày, ông bỏ học. Thành công của Netscape đã thôi thúc Elon bỏ dở chương trình cao học và trở thành doanh nhân trong lĩnh vực mạng Internet. Công ty đầu tiên của Elon là Zip2, một trong những công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ danh bạ trực tuyến.

Elon Musk:Khi tôi thành lập Zip2, chưa có ai dốc tiền đầu tư vào lĩnh vực Internet. Trên thực tế, tôi

cũng không chắc là mình có kiếm đủ tiền để trả tiền thuê văn phòng không nữa. Nhưng không ngờ thị trường mạng Internet lại lớn đến thế.

phục Hội đồng quản trị công ty từ chối lời đề nghị sáp nhập của CitySearch vào những giây phút quyết định cuối cùng. Một nhà phân tích đã so sánh hành động này với việc hủy đám cưới sau khi tất cả các thiệp mời đã được gửi đi. Tuy thế, cùng trong năm đó, dự cảm của Elon đã được đền đáp: Compaq mua lại Zip2 với giá 307 triệu đôla.

Sau Zip2, Elon thực hiện cú hích lớn đầu tiên trong việc thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính. Tôi không có chút kinh nghiệm nào trong ngành tài chính, thế nên nhiều người cho là tôi ngu ngốc khi dấn thân vào một lĩnh vực đã cơ cấu vững vàng như thế. Nhưng thực sự vẫn còn thiếu sự cải cách trong những lĩnh vực rộng lớn này, và tôi coi đó chính là một cơ hội tuyệt vời.

Năm 1999, Elon thành lập X.com (sau này là gọi là "PayPal") chính để tận dụng cơ hội đó. Theo như những gì ông biết, cơ hội mà thành công của PayPal mang lại đã bị bỏ phí. Bởi lẽ thay vì trở thành một thể chế tài chính lớn, PayPal lại chỉ là một "chức năng được ca ngợi", một cái nút mua hàng. Sau Zip2 và PayPal, Elon không ngần ngại nữa mà quyết tâm theo đuổi mục tiêu cuộc đời ông.

Tôi thấy cần phải bảo vệ mình khỏi những công ty cổ phần tư nhân hay những quỹ phòng hộ cứ cố buộc tôi phải tối đa hóa lợi nhuận thay vì tạo ra ảnh hưởng tích cực tới tương lai loài người. Đây chính là lý do vì sao tôi cần giữ vai trò kiểm soát, hay chí ít là gần như thế, trong tất cả các doanh nghiệp của tôi. Mặc dù đã thu được lợi nhuận khổng lồ với PayPal, Elon vẫn luôn sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm. Mỗi công ty ông lập nên kể từ sau khi rời PayPal đều tấn công những lĩnh vực đã chứng kiến vô số những nỗ lực thất bại, trong đó có ngành ô tô điện, năng lượng tái tạo và du lịch vũ trụ thương mại.

Tôi không cho rằng mình lạc quan theo kiểu mất trí, mà là lạc quan một cách thực tế. Khi thành lập Tesla hay SpaceX, tôi không mong sẽ có một thành công nào quá vĩ đại. Tôi nghĩ nếu bạn hỏi tôi ngay từ đầu rằng sự kỳ lạ của thành công là gì, có lẽ tôi sẽ trả lời: "Đó là tỉ lệ của nó thấp hơn 50% rất rất nhiều." Tôi nghĩ chỉ chừng đó cũng đủ quan trọng để làm mọi thứ rồi.

Đặc biệt trong lĩnh vực du hành vũ trụ, Elon tự tin rằng ông cùng các đồng sự đã đi được xa hơn các tiền bối trong ngành.

Với SpaceX, chúng tôi đã làm tốt hơn tất cả những doanh nghiệp cùng ngành. Thực tế, có lẽ chúng tôi là số một trong tất cả những doanh nghiệp đã từng đặt chân vào lĩnh vực này.

Gần đây, NASA đã công nhận những thành tựu của SpaceX bằng việc mang lại cho hãng này một hợp đồng cực kỳ béo bở. Tuy vậy, nếu SpaceX không thể cho ra đời một tên lửa quỹ đạo hoàn toàn có thể tái sử dụng, thì với Elon, đây vẫn chỉ là một thất bại.

Một trong những yếu tố mang lại thành công cho SpaceX là Elon luôn tận tụy, đam mê tạo ra những sản phẩm vượt trội. Ông dành hầu hết thời gian của mình ở công ty để phát triển mục tiêu này.

Tôi họp mặt hàng tuần với từng bộ phận chuyên môn của SpaceX: Phòng Nghiên cứu lực đẩy, Phòng Cấu trúc, Phòng Điện tử hàng không, Phòng Vận hành, cùng với đó là các buổi họp với toàn bộ nhân sự hàng tuần. Chúng tôi cũng tổ chức rà soát các thiết kế, công nghệ mới mà chúng tôi phát triển. Ở cấp độ cao hơn, tôi đặt ra các mục tiêu chiến lược cho công ty và đảm bảo rằng mọi nhân viên đều góp sức đạt được những mục tiêu đó. Tuy thế, 60 đến 65% thời gian của tôi là dành cho kỹ thuật, thiết kế và thực hiện nghiên cứu và phát triển. Điều tương tự cũng diễn ra tại Tesla.

Giống như SpaceX, những kết quả mà Tesla đạt được cũng là sự ra đời của các sản phẩm vượt trội. Xe điện Roadster của Tesla là một phương tiện giao thông rất tuyệt vời, nhưng với Elon, đó chỉ là một bước tiến nhỏ trên con đường phát triển dòng ô tô điện chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp. Nếu coi những doanh nghiệp trước đó của Elon là dấu hiệu thì chúng ta sẽ sớm được

chứng kiến sự ra đời của những sản phẩm này.

Tạo ảnh hưởng tới tương lai của nhân loại

Tôi vẫn luôn cố gắng làm những việc có thể có ảnh hưởng tới tương lai của nhân loại và tác động tích cực tới thế giới. Tôi nghĩ không nhất thiết phải bận tâm chuyện những ý tưởng của tôi kiếm ra nhiều tiền hay không. Đương nhiên, nếu công ty bạn mà phá sản thì bạn cũng sẽ chẳng thay đổi gì được tương lai của nhân loại. Bạn phải luôn tỉnh táo và thu về càng nhiều tiền bạc cho mình càng tốt, chí ít cũng phải bằng số vốn bạn bỏ ra. Nếu không thì mọi sự đều là vô nghĩa.

Lấy sản phẩm vượt trội là trọng điểm xây dựng công ty

Tôi luôn ngạc nhiên khi ai đó cho rằng họ có thể xây dựng được một công ty hùng mạnh mà không cần tới một sản phẩm tiêu biểu nào. Điều quan trọng nhất mà một doanh nghiệp nên tập trung vào là xây dựng được một sản phẩm hay dịch vụ thật nổi trội. Và cách duy nhất để làm điều đó là học tập từ những nguồn phản hồi từ thị trường và không ngừng điều chỉnh hành vi của mình. Nếu tôi được phép đưa ra lời khuyên dành cho các doanh nhân, thì đó chính là: gắn bó chặt chẽ với sản phẩm của mình và nhất định phải phát triển nó càng lớn mạnh càng tốt. Nói cách khác là: khiến cho khách hàng càng vừa lòng càng tốt. Bạn muốn người ta đưa tiền cho mình, thì cách hay nhất là hãy đưa cho họ thứ họ thích.

Đừng bao giờ ảo tưởng

Có một điều đáng nói là tôi có thể lý giải thực tế một tình huống nào đó cho mọi người nghe nhưng vẫn không thể làm họ thay đổi quan điểm. Thực tế rất hiển nhiên, các lập luận cũng đều rất rõ ràng, nhưng họ vẫn sẽ không đồng ý với kết luận đưa ra. Điều này thật điên rồ: rằng thay vì rút ra bài học từ kinh nghiệm trong quá khứ, họ lại chọn cách gắn vào đầu mình những ảo tưởng. Chắc hẳn điều đó khiến họ thấy dễ chịu hơn so với thực tế. Nhưng tôi cho rằng ảo tưởng chính là một trong những thất bại đau đớn nhất của con người, là lý do chính khiến con người cứ mãi trung thành với những ý tưởng sai lầm. Điều này không có nghĩa là bạn không được lạc quan, mà chỉ đơn giản là bạn cần phải thực tế mà thôi. TUYỂN DỤNG

Không tuyển dụng MBA (Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh)

Tốt nhất là bạn nên tránh tuyển dụng các nhân viên có bằng MBA bởi chương trình đào tạo MBA thực tế không dạy gì về cách thành lập công ty. Công ty chúng tôi luôn chủ trương không thuê các MBA. NHÂN LỰC

Nhìn vào những đời quản lý trước để đánh giá năng lực

Khi bạn muốn đánh giá ai đó, hãy nhìn vào ngay chính những nhà quản lý đời trước. Mạng lưới thông tin phản hồi của bạn cần bao gồm cả hệ thống đánh giá từ đồng nghiệp. Tôi cho rằng đánh giá dựa trên ý kiến của một cá nhân là khá độc đoán, nên việc đánh giá nhân viên thông qua việc kết hợp các báo

cáo từ nhà quản lý và hệ thống thông tin đánh giá từ đồng nghiệp là khách quan và chính xác hơn nhiều. NHÂN TÀI

Đánh giá ảnh hưởng riêng lẻ của từng cá nhân lên toàn đội

Đừng chỉ nhìn vào những việc mà một cá nhân đã làm được. Bạn cần phải nhìn vào những việc mà họ giúp đồng nghiệp hoàn thành nữa. Cá nhân này có thể rất có kỹ năng đấy, nhưng lại sở hữu những phẩm chất làm giảm năng suất làm việc của đồng nghiệp mình. Ví dụ, một số người xét về mặt cá nhân có những đóng góp rất tích cực, nhưng cách họ làm lại giống như những mưu mô chính trị, chỉ khiến người khác loay hoay dậm chân tại chỗ chứ không thể tăng tiến độ công việc lên được. Bạn sẽ dễ đánh giá họ quá cao khi xem xét những gì họ thể hiện ở khía cạnh cá nhân, nhưng để đánh giá toàn diện, bạn cần xem xét họ đặt trong toàn thể đội ngũ nữa.

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Đừng để những tên ngốc làm ảnh hưởng cả đội

Nếu một nhà quản lý chỉ là kẻ đầu đất trong mắt các nhân viên, mọi thứ sẽ trì trệ. Có một lần, tôi hỏi các nhân viên kỹ thuật tại phân xưởng rằng họ coi đâu là giá trị quan trọng nhất của một tập thể. Họ trả lời: nếu quản lý của họ là một tên ngốc thì họ không thể bấu víu vào đâu được ngoại trừ tập thể. Vì thế tôi đã ra quy định: "Sẽ không có tên ngốc nào ở đây cả." Nếu có ai trong số những nhà quản lý của bạn vẫn cứ mãi ngu ngốc, hãy đá anh ta ra ngoài. Điều này sẽ giúp lên dây cót tinh thần cho mọi người và cũng giảm thiểu được xu hướng "đần độn hóa" bản thân của một số người nữa.

LÀM VIỆC VÌ BẢN THÂN Làm việc từ xa vào cuối tuần

Tôi có năm đứa con, nên với tôi thì thật khó để cân bằng công việc và cuộc sống. Trước đây tôi vẫn thường tới cơ quan vào cuối tuần, nhưng giờ thì không. Cuối tuần tôi vẫn làm việc, nhưng là làm việc qua email và điện thoại trong những khoảng thời gian trống khi các con tôi mải chơi đùa với nhau. Chúng ta giờ đã có những thiết bị tiện lợi như iPhone, giúp giải quyết công việc ngắn gọn và nhanh chóng. Nếu không có chúng, chắc chúng ta "tiêu" rồi.

TẬP TRUNG THỜI GIAN VÀ CÔNG SỨC Kinh doanh thật dễ: Hãy tập trung vào sản phẩm

Điểm mạnh cơ bản của tôi là có chuyên môn của một nhà công nghệ và thiết kế kỹ thuật. Hầu hết thời gian tôi dành để nghiên cứu và thử nghiệm, thời gian còn lại là cho những việc khác. Tôi cũng có kiến thức về mảng kinh doanh, nhưng thực sự kinh doanh đơn giản hơn nhiều so với phát minh và thiết kế. LÃNH ĐẠO

Hãy điều hành công ty tới chừng nào bạn có thể

Ban đầu, tôi nghĩ mình có thể tập trung phát triển sản phẩm và thuê người nào đó đảm nhiệm vai trò CEO. Nhưng giờ, tôi kết luận là mình cần phải vừa điều hành công ty, vừa quản lý sản phẩm. Những người sáng lập nên đích thân điều hành nếu bản thân đủ khả năng. Bạn chỉ nên nghĩ tới việc chuyển

quyền điều hành cho người nào đó ngang tầm hoặc giỏi hơn bạn trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng mà thôi.

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

Ưu tiên thị trường tổng thể hơn doanh thu ngắn hạn

Các hoạt động của hãng Tesla khiến cho ngày càng nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực điện khí hóa trong ngành công nghiệp ô tô. Chúng tôi không chỉ phát triển những chiếc ô tô điện của riêng mình mà còn tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty khác trong cùng lĩnh vực này. Hiện nay, chúng tôi đang sản xuất các linh kiện tàu điện cho hãng Daimler và Toyota. Tôi không quan tâm tới thực tế là mình đang "vũ trang" cho đối thủ cạnh tranh mà chỉ đơn giản muốn ngày càng có nhiều xe điện chạy trên đường phố hơn thôi.

SA THẢI

Phải đảm bảo mọi nhân viên biết lý do ai đó bị sa thải

Việc thông báo lý do nghỉ việc của một nhân viên nào đó cho mọi người là rất quan trọng. Nếu không, mọi người có thể cho là quyết định sa thải người đó chỉ là ngẫu hứng và bạn chẳng đếm xỉa gì tới công lao của anh ta hết. Bạn sẽ rơi vào tình huống khó xử trong vì bạn có thể sẽ phải giải trình kiện tụng trước tòa, vì vậy không cần thiết phải đăng tin này lên bảng tin làm gì. Tuy nhiên, mọi người cần được biết lý do vì sao một cá nhân không được ở lại công ty nữa, và anh ta đã làm gì để phải nhận quyết định sa thải như vậy. Từ đó, những nhân viên làm việc nghiêm chỉnh sẽ biết rằng mình không nằm trong diện "báo động", còn những người có hành vi sai lệch sẽ biết sửa chữa như thế nào.

Một phần của tài liệu 83202168thanh-nien-nghiem-tuc-khoi-nghiep_2 (Trang 117 - 122)