Từ phân tích thực trạng nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ với trọng tâm là nguồn vốn
3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ
Phát triển thị trường chứng khoán:.Trong khi thị trường chứng khoán
mới hình thành, chưa phát triển Chính phủ vẫn có thể cho phép các Ngân hàng thương mại phát hành các công cụ nợ có thể chuyển nhượng để tăng cường khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển của các Ngân hàng thương mại. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ được phép phát hành các giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu, trái phiếu đích danh 71
v.v.. Hạn chế gây nhiều đến sự hấp dẫn của các dịch vụ đối với khách hàng.Việc cho phép phát hành kỳ phiếu, trái phiếu vô danh có thể chuyển nhượng một mặt cho phép các Ngân hàng thương mại năng động hơn trong tăng cường huy động vốn đáp ứng nhu cầu tăng tài sản mặt khác việc làm này sẽ thúc đẩy quá trình ra đời và Phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động vốn phải được xem xét dưới nhiều góc độ và luôn gắn liền với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Theo đó tăng cường huy động vốn không phải lúc nào cũng là huy động được càng nhiều vốn càng tốt mà phải được hoạch định các chiến lược phù hợp với qui mô, cơ cấu, chất lượng của tài sản, mục tiêu an toàn và sinh lợi của bản thân Ngân hàng. Do đó, trong từng giai đoạn nhất định có thể tăng cường huy động nguồn vốn này nhưng lại hạn chế nguồn vốn khác điều này đòi hỏi các Ngân hàng phải chủ động sử dụng có hiệu quả chiến lược, chính sách áp dụng cho huy động vốn.
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ từng bước được mở rộng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội địa phương, môi trường kinh doanh gây nhiều khó khăn cho Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ trong việc tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng tín dụng.
Qua thời gian nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn về tình hình huy động vốn tại NHNO&PTNT Tỉnh Phú Thọ em nhận thấy đơn vị là một trong những Ngân hàng hiện nay có hoạt động trên lĩnh vực huy động vốn cao , tuân thủ tốt những nguyên tắc , quy chế theo quy định của ngành . Đồng thời qua nghiên cứu thực trạng về hoạt động huy động vốn của NHNO&PTNT Tỉnh Phú Thọ cũng nhận thấy có những dấu hiệu ẩn có khả năng phát sinh trong tương lai làm giảm sút chất lượng hoạt động huy động vốn so với hiện nay , em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản cả ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm tăng cường huy động vốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ .
Việc nghiên cứu giải pháp tăng cường huy động vốn của một Ngân hàng thương mại sẽ không thể đạt hiệu quả nếu xem xét một cách cô lập, cần xem xét vốn huy động vào Ngân hàng là một bộ phận vốn nhàn rỗi, vốn tích luỹ trong và ngoài nước đã và sẽ trong quá trình chu chuyển vốn . Nếu coi nguồn vốn là nguyên liệu đầu vào thì sản phẩm của quá trình hoạt động lại là tài sản dưới các hình thức dư nợ cho vay các doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và các tài sản tồn tại dưới dạng các khoản đầu tư vào chứng khoán, tài sản cố định cho thuê tài chính v.v..
Nhận thức được đây là một đề tài hết sức phức tạp liên quan đến mọi mặt hoạt động của một Ngân hàng thương mại gắn môi trường kinh doanh của nó. Với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng có hạn nên những vấn đề người viết đưa ra có thể còn nhiều thiếu sót , với tính thuyết phục và khái quát chưa cao, thậm chí có cả những sự nhìn nhận chưa chính xác. Song em hy vọng những giải pháp ,ý kiến đề xuất trong đề tài này mong được trở thành đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Vì vậy mong được sự góp ý trân thành và cảm thông của các thầy, cô giáo cùng toàn thể bạn đọc .
Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình,tạo điều kiện của các thầy, cô giáo ,đặc biệt là thầy giáo Lê Đức Lữ -TS khoa Ngân hàng-Tài chính trường Đại học kinh tế Quốc dân- Hà nội và các anh chị, em cán bộ công nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này./.