Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNTPhú Thọ

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ pptx (Trang 40 - 44)

2 Tlãi TG 491 0,8 75.3 1, 153 906 1,4 10 3Thu dịch vụ TT3567905701,01607751,3

2.2.3- Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNTPhú Thọ

Thọ

2.2.3.1. Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành

- Nguồn vốn huy động tại địa phương

Đây là nguồn vốn cơ bản có tính chất quyết định và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động.

Đến cuối 1998 nguồn vốn huy động tại chỗ đạt đạt 403,6 tỷ đồng tăng 24,1%, năm 1999 đạt 393,6 tỷ đồng giảm 2,5%, đến năm 2000 đạt 677,933 tỷ đồng, tăng 72,37% so với năm 1999. Trong đó cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phương chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu là các khoản tiền gửi có kỳ hạn 3 đến 6 tháng. Đến năm 2000 tỷ trọng vốn huy động tại địa phương chiếm 70,93% trong tổng nguồn vốn.

Biểu 09 Đơn vị: Triệu đồng

Năm/chỉ tiêu Dư N/vốn HĐ tại ĐP Tăng( giảm) % Tăng(giảm) tuyệt đối

Năm 1998 403.6 21.4 92.757

Năm 1999 393.6 (2.5) (10.2)

Năm 2000 677.996 72.37 284.336

Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 1998,1999,2000-NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ

- Nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam Biểu 10 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu/năm 1998 1999 2000

Lượng vốn điều cho NHNo&PTNT VN 9.5 18.3 120 Tỷ lệ/Tổng nguồn vốn HĐ tại địa phương 2.31 4.6 17.7

Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 1998,1999,2000-NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ

Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm trên 22% . Năm 1998 Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ thừa vốn điều cho Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam 9,5 tỷ đồng, tỷ trọng 2,3% so tổng nguồn vốn huy động tại địa phương, năm 1999 là 18,3 tỷ đồng, tỷ lệ 4,6%. Đến cuối năm 2000 Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ điều cho Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam 120 tỷ đồng, tỷ lệ 12,56% trong tổng số nguồn vốn huy động tại địa phương.

- Nguồn vốn làm dịch vụ hoặc uỷ thác tín dụng

Đây là nguồn vốn đặc biệt kể từ khi nhà nước thực hiện chính sách kinh tế mở cửa và cho phép phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nguồn vốn nước ngoài, nguồn vốn của các tổ chức chính phủ được đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng. Đối tượng chủ yếu là kinh tế Nông nghiệp.

Năm 1997, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ tiếp nhận 56,1 tỷ đồng trong đó 50% cho đối tượng đầu tư ngắn hạn, 50% đầu tư cho trung hạn. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ sử dụng nguồn vốn này cho vay thu lãi và trả phí sử dụng vốn giống như sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam.

Năm 1998, nguồn vốn làm dịch vụ là 42 tỷ đồng. Đến cuối 2000, nguồn vốn này là 127 tỷ đồng. Đối tượng cho vay là các hộ nông dân nghèo thiếu vốn sản xuất, Ngân hàng Nông nghiệp làm dịch vụ hưởng 0.25% của số lãi thực thu.

2.2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động

Các hình thức huy động vốn đều tuân thủ nguyên tắc thời hạn huy động càng dài thì lãi suất càng cao và ngược lại. Khi chuyển sang thương mại, yêu cầu kinh doanh phải có lãi suất dương nghĩa là cho vay dài hạn lãi suất cho vay phải cao hơn cho vay ngắn hạn (nếu sử dụng huy động vốn). Điều này thực tế khó chấp nhận, chính vì vậy việc huy động vốn dài hạn chưa phát huy tác dụng.

Đại bộ phận nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp là nguồn vốn ngắn hạn. Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ Năm 1998 Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ đã huy động 403 tỷ đồng trong đó loại có kỳ hạn 12 tháng trở lên đạt 76 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 18,85%, vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ 81,6%.

Năm 1999, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ đã huy động 393 tỷ đồng, trong đó loại có kỳ hạn trên 12 tháng trở lên 106 tỷ chiếm tỷ lệ 26,97%.

Cuối năm 2000, việc huy động vốn tại chỗ đạt 677 tỷ đồng trong đó loại 12 tháng trở lên 203 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 30%. Gần đây vốn tiền gửi 12 tháng trở lên có chiều hướng tăng nhưng tốc độ chậm.

Biểu 11 Đơn vị: Triệu

đồng

Chỉ tiêu/năm 1998 1999 2000

Vốn dài hạn ( Trên 12 tháng) 76 106 203 Tỷ lệ/tổng N.vốn HĐ tại Đ.phương 18.85 29.97 30

Nguồn: Báo cáo kết cấu kỳ hạn nguồn vốn các năm 1998,1999,2000- NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ.

Ta nhận thấy cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ có sự mất cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn . Tốc độ tăng của nguồn vốn dài hạn chậm trong khi đó nhu cầu vay vốn trung và dài hạn trên địa bàn là rất lớn.

Là một tỉnh Miền núi , đa phần dân cư sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vay vốn của đối tượng này để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo là hết sức cấp bách. Tuy nhiên với đối tượng này để mở rộng sản xuất, mở rộng chuồng trại cũng như đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất cần một khối lượng vốn không nhiều nhưng thời gian và sản phẩm có thời hạn thu họach lâu . Chính vỳ vậy nhu cầu vốn trung và dài trên địa bàn là hết sức lớn.

Do lượng vốn dài hạn nhỏ, tốc độ tăng thấp trong tổng nguồn vốn cho nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ vẫn phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Như vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ có thể gặp rủi do trong thanh toán

2.2.4 - Đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệpvà PTNT Phú Thọ

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ pptx (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w