Mô hình tổ chức màng lưới:

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ pptx (Trang 26 - 31)

Ngân hàng No & PTNT Phú Thọ gồm Hội sở và 10 chi nhánh Ngân hàng huyện, 29 Ngân hàng liên xã (Ngân hàng cấp 4) trực thuộc các Ngân hàng huyện là đơn vị trực tiếp kinh doanh và nhận khoán tài chính với Ngân hàng tỉnh theo qui định 946A của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Biên chế cán bộ đến 31/12/2000 toàn chi nhánh có 550 người cơ cấu phân theo trình độ: Trên đại học 0,5%, đại học và tương đương 59,5, trung cấp 36%, sơ cấp, chưa qua đào tạo 4,5%, tuổi đời trung bình 36.

Cán bộ chủ yếu được tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước, thường xuyên được bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu kiến thức kinh tế thị trường qua các lớp đại học tại chức, các chương trình tập huấn ngắn ngày.

Mô hình tổ chức màng lưới:

Giám đốc

Các phó Giám đốc phụ trách chuyên đề

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ Bộ phận văn phòng

Các Ngân hàng cấp 4 trực thuộc hội sở

Các Ngân hàng huyện Các Ngân hàng liên xã

So với các NHTM khác trên địa bàn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ có màng lưới rộng khắp với 10 Ngân hàng huyện trụ sở đặt taị các thị trấn là trung tâm kinh tế - văn hoá xã hội của huyện, dưới nó là các Ngân hàng liên xã tại các cụm xã để rút ngắn khoảng cách không gian giữa Ngân hàng với người gửi, người vay tiền. Hội sở Ngân hàng tỉnh tại thành phố Việt Trì là trung tâm của tỉnh, tại đó có các Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư phát triển, các tổ chức tín dụng khác như: Quĩ hỗ trợ phát triển, quĩ tín dụng đây là thị trường lớn nhưng cạnh tranh diễn ra rất quyết liệt cả huy động vốn, tín dụng và đầu tư.

2.1.2.2. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triênNông thôn Tỉnh Phú Thọ Nông thôn Tỉnh Phú Thọ

Biểu 2

Hoạt động cho vay qua các năm

Đơn vị:triệuVND Chỉ tiêu Thời điểm

31/12/1998 % Thời điểm 31/12/1999 % Thời điểm 31/12/ 00 % Doanh số cho vay 510.687 465.258 750.000 Dư nợ ngắn hạn 203.998 44,9 161.783 35,9 257.049 43 Dư nợ trung& dài hạn 250.715 55,1 288.398 64,1 338.406 57 Tổng dư nợ 454.084 100 450.181 100 596.055 100 27

So với dư nợ năm trước

114,3% 99,1% 132,4%

Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 1998,1999và 2000-Ngân hàng NO&PTNT Phú Thọ

-Tình hình doanh số :Doanh số cho vay năm 1999 giảm 45.429 triệu bằng 8.9% so năm 1998, nhưng năm 2000 doanh số cho vay tăng 284.472 triệu đồng , bằng 35,9% so năm 1999.

-Tình hình dư nợ: Dư nợ năm 2000 của chi nhánh đạt 596 .055 triệu đồng, tăng 33,4% so 31/12/1999, vượt 14,8% so mục tiêu đề ra .

Trong đó: + Dư nợ ngắn hạn: 257.049 triệu đồng tăng 95.266 trệu đồng , bằng 59,13% so với 31/12/1999,

+ Dư nợ trung và dài hạn : 338.406 triệu đồng tăng 50.008 triệu đồng bằng 17% so 31/12/1999

+ Nợ quá hạn: 5,2 tỷ đồng, tỷ lệ 0,88%, giảm 0,332% so với năm 1999 .

Trước sự thăng trầm của nề kinh tế, sự bế tắc về tín dụng của cả nước cũng như của địa phương năm 1999, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ đã xác định rõ vị trí tầm quan trọng của năm 2000 đó là năm bản lề có tác dụng tạo đà tiến vào thiên niên kỷ mới , nên mục tiêu đề ra khá táo bạo trên cơ sở phân tích kỹ thị trường và dự báo thị trường chính xác . Kết quả cụ thể đã được thể hiện ở biểu trên.

Để nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng được sự giúp đỡ của các cơ quan pháp luật tiến hành xử lý nợ khó đòi, nợ xâm tiêu nên cuối năm 2000, tỷ lệ nợ quá hạn đáng kể bên cạnh đó có những vụ việc đã bị hình sự hoá quan hệ tín dụng đã tác động đến tâm lý cán bộ tín dụng dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng dè dặt trong cho vay để tránh trách nhiệm. Một nguyên nhân khác là lãnh đạo một số Ngân hàng cơ sở chưa bám sát diễn biến thị trường, nắm chắc nhu cầu vay vốn của khách hàng và trong khâu tư vấn giúp khách hàng tìm cách thức sản xuất kinh doanh còn hạn 28

chế nên cho đến nay số hộ sản xuất, các tiểu chủ vay vốn chỉ đạt 40 - 45% tổng số hộ trong tỉnh.

Cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các Ngân hàng thương mại và các quĩ tín dụng trên các địa bàn đan xen là thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ - những khu vực kinh tế hàng hoá phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp thường xuyên đưa ra lãi suất cho vay hạ hơn vùng Nông thôn 0,05%/tháng nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng so với các Ngân hàng thương mại khác.

Vì vậy, mặc dù có mạng lưới rộng khắp: 11 Ngân hàng cấp huyện, 29 Ngân hàng loại 4 có mặt trên tất cả các địa bàn, có 550 cán bộ dư nợ 1998: 454.084 triệu, năm 1999: 450.181 triệu, năm 2000: 596.055 triệu so với Ngân hàng công thương Phú Thọ chỉ có 4 chi nhánh với 270 cán bộ . Như vậy nếu so sánh dư nợ bình quân/người Ngân hàng Nông nghiệp năm 2000 chỉ bằng 44% bình quân/người của Ngân hàng công thương mà thu nhập phụ thuộc trực tiếp vào qui mô, cơ cấu tài sản sinh lời nên tình hình tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp những năm qua khó khăn hơn nhiều so với các Ngân hàng khác vì vậy khả năng đưa ra lãi suất cạnh tranh rất hạn chế dẫn đến một số khách hàng lớn chuyển qua vay vốn tại các Ngân hàng thương mại khác, cũng vì vậy đối tượng khách hàng là các tiểu chủ có nhu cầu vốn rất lớn song họ chưa lựa chọn Ngân hàng Nông nghiệp để vay vốn.

Tình hình cơ cấudư nợ theo thời hạn

Ngân hàng thực hiện chủ trương của Đảng được nêu trong Nghị quyết 6-NQ/TW của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển Nông nghiệp, nông: “Mở rộng tín dụng, tăng dần vốn vay trung và dài hạn. Đáp ứng yêu cầu vốn cho công nghiệp hoá Nông nghiệp, Nông thôn. Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng, có thời gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khấu hao máy móc Nông nghiệp” và đặc biệt là quyết định 67/1999/QĐ- TTg, tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng khá nhanh, năm 1998 dư nợ trung và dài hạn chiếm 55,1% thì năm 2000 tỷ lệ này đã là 57%, với cơ cấu dư nợ như hiện nay cho phép Ngân hàng có sự ổn định của thu nhập từ tiền lãi vì dư nợ ổn định, lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn.

Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế những năm qua phản ánh thị trường cho vay chủ yếu, khách hàng truyền thống của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT là kinh tế Nông nghiệp Nông thôn.

Biểu 03

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế.

Đơn vị Triệu VND

Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

Đối tượng vay Dư nợ T.trọng

%

Dư nợ T.trọng

%

Dư nợ T.trọng

%

1. Doanh nghiệp Nhà nước 162.608 35,7% 143.565 31,9% 184.543 30,9%

2. D.nghiệp ngoài Q.doanh 2.569 0.57% 7343 1,63% 38.836 6,5%

- Hợp tác xã 1 1 426 0,1% - C.ty Cổ phần, C.ty TNHH 2.568 0,56% 7342 1,63% 38.410 6,4% 3- Hộ SXKD 276.153 60,82% 282.328 62,71% 356.475 59,8% 4- Đối tượng khác 12.754 2,8% 16.945 3,76% 16.201 2,7% Tổng cộng: 454.084 100% 450.181 100% 596.055 100%

Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 1998, 1999và 2000-Ngân hàng NO&PTNT Phú Thọ

Qua biểu trên cho thấy :Hoạt động cho vay chính của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Phú Thọ là hộ sản xuất kinh doanh gồm hộ sản xuất Nông nghiệp và hộ kinh doanh - hộ đăng ký kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT, năm 2000 toàn tỉnh có 127.000 hộ vay vốn/tổng số 277.000 hộ. Tuy xuất đầu tư nhỏ song số lượng khách hàng vay vốn lớn và ngày càng tăng lên nên dư nợ cho vay hộ sản xuất liên tục tăng trưởng tuy tốc độ mỗi năm có khác nhau.

Như vậy, về cơ cấu có sự chuyển dịch hướng tỷ trọng dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước giảm, tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh tăng trong, dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh tăng nhanh.

Nguồn vốn: Để tài trợ cho danh mục tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ gồm hai nguồn chủ yếu là nguồn vốn tự huy động trên địa bàn và nguồn vốn uỷ thác đầu tư theo các dự án, cho đến năm 1998 còn có nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác nhưng từ cuối năm 1998, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam không cho phép các chi nhánh được vay nguồn vốn này.

Vốn tự huy động bao gồm các loại chính

- Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.

- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước

- Tiền gửi của khách hàng là những tổ chức kinh tế và cá nhân. - Phát hành giấy tờ có giá.

Nguồn vốn uỷ thác đầu tư gồm có các dự án:

- Tín dụng Nông thôn của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB).

- Dự án hợp phần phục hồi Nông nghiệp IDA khoản vay 2.561 của Ngân hàng thế giới (WB).

- Dự án tài chính Nông thôn RDF của Ngân hàng thế giới (WB). - Tín dụng Nông nghiệp CFD của quỹ phát triển Pháp.

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của quỹ EU.

Đánh giá qui mô, cơ cấu và diễn biến nguồn vốn sẽ được phân tích kỹ trong “thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng No & PTNT Phú Thọ”. Trong đó tập trung đi sâu phân tích, đánh giá các nguồn vốn tiền gửi, tiền vay trong mối quan hệ với danh mục tài sản và các nguồn vốn uỷ thác đầu tư, vay Ngân hàng cấp trên.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ pptx (Trang 26 - 31)