SỐNG CÓ TRÁCH NIỆM VỚI TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG TA

Một phần của tài liệu Tam-Va-Dao-Quan-Tuong-Ve-Cuoc-Song-Trong-Dao-Phat-Susanta-Nguyen-Dich1 (Trang 88 - 90)

Thời đại hiện nay đòi hỏi chúng ta cần có cái nhìn sâu sắc hơn về bản thân mình và về cái hành tinh mà chúng ta đang sống với tất cả chúng sanh khác.Cách suy nghĩ về con người như một cá thể biệt lập, hay tư tưởng chỉ

biết sống cho riêng mình không còn hợp thời nữa. Trong vòng năm mươi năm qua, như là những thành viên sống trên quả đất nầy, rõ ràng là loài người đang quan hệ ngày càng chặt chẽ và mật thiết hơn. Khi có một nhóm người nào đó nắm tất cả những quyền lợi và đặc ân trong tay và không cho người khác có được gì cả, thế giới nầy sẽ mất quân bình; chiến tranh và xung đột sẽ xảy ra.Bất cứ nơi nào có bất công và mất quân bình, ở đó đau khổ của loài người và các chúng sinh khác sẽ càng nhiều thêm. Vì thế đã đến lúc chúng ta nên có cái nhìn trí tuệ là tất cả chúng ta đều liên hệ chặt chẽ với nhau, và tất cả chúng ta đều đang trợ duyên với nhau để sống. Chúng ta không phải là những cá nhân hay những quốc gia hoạt động độc lập, riêng lẻ, và không cần biết gìđến tác động của chúng ta trên những người còn lại.

Ngày nay, càng nhiều người đặt câu hỏi, "Tôi nên sống như thế nào? Tôi có nên sống theo sự thôi thúc của bản năng, chạy theo các mốt thời thượng, và hành động theo sở thích của mình không? Tôi thật sự có quyền chỉ chăm lo cho sự an toàn và thỏa mãn dục lạc cho riêng mình không?" Vì mỗi con người là một bộ phận không thể tách rời khỏi xã hội, chúng ta phải suy nghĩ

về trách nhiệm của mình đối với xã hội và hành tinh mà chúng ta đang cùng sống với các chúng sanh khác.

Nếu có người ích kỷ và hạ tiện nào đó nghĩ rằng, "Tôi sẽ chiếm lấy bất cứ

cái gì đó cho riêng mình, cho dù phải chà đạp lên trên quyền lợi của người khác." Người đó mưu tính, xử dụng đủ loại mánh khóe, và tìm cách kiểm

soát mọi việc nhằm phục vụ quyền lợi của họ, mà không nghĩ gì đến người khác. Đó chính là người không có ý thức trách nhiệm cá nhân. Trong thời đại hiện nay, người ta cảm thấy khó chịu khi phải bàn về vấn đề trách nhiệm cá nhân. Nhiều người tìm cách tránh né vấn đề nầy.

Thật ra, các chính trị gia đương đại thường lợi dụng lòng ích kỷ của người dân ở các nước phương Tây để xây dựng quyền lực cho mình bằng cách hứa hẹn đủ loại lợi dưỡng, cơ hội tiến thân, và bảo đãm an toàn cá nhân. Trong chừng mực nào đó, chúng ta rơi vào cái bẩy của họ vì đôi khi chúng ta không thể sống với ý thức trách nhiệm cá nhân. Chúng ta vẫn muốn được bảo vệ, muốn có một bậc cha mẹ nào đó săn sóc, vỗ về, nói với chúng ta là mọi việc sẽ ổn thỏa, và thỏa mãn tất cả nhu cầu của chúng ta. Điều nầy rất hấp dẫn; vì trong mỗi con người của chúng ta vẫn tiềm ẩn một đứa trẻ thỉnh thoảng có nhu cầu khóc lóc đòi cha mẹ hướng dẫn, nuôi dưỡng, và an ủi mỗi khi nó cảm thấy bất ổn.

Ngày nay, các nhà nước hiện đại vô hình chung thường phải đóng vai trò các bậc cha mẹ bảo hộ con cái bằng cách nầy hay cách khác. Chúng ta thấy là ở

các nước dân chủ phương Tây, người dân rất đòi hỏi; họ không ngừng đòi hỏi chính phủ đủ loại quyền lợi, đặc ân, và tất cả cơ hội để thăng tiến. Đồng thời, tôi cũng thấy là người dân ở các nước Anh và Mỷ thường không biết ơn và cảm kích về những gì mà chính phủ đã làm cho họ. Họ luôn có khuynh hướng lo sợ là nhà nước sẽ tước lấy quyền lợi hay chỉ quan tâm về

những gì hợp hay không hợp với sở thích của họ mà thôi.

Và rồi, đến một lúc nào đó chúng ta sẽ thấy là nhà nước không đáp ứng tất cả nhu cầu của chúng ta -- cũng giống như đôi khi có người cảm thấy là Chúa đã bỏ rơi họ, hay cha mẹ không đủ thương yêu họ. Mặc dù nhận được tất cả những bố thí và phúc lợi xã hội từ cha mẹ, nhà nước hay từ

một Đấng Thượng Đế nào đó, chúng ta vẫn khổ đau và bất toại nguyện; chúng ta vẫn không hài lòng. Chúng ta vẫn thấy không đủ. Toàn bộ vũ trụ

nầy sẽ không thể nào thật sự và trọn vẹn thỏa mãn chúng ta. Sẽ không có một nhà nước nào mà con người có thể hình dung hay tạo dựng nên lại có thể thật sự thỏa mãn tất cả những đòi hỏi của chúng ta.

Ở phương Tây, những dính mắc, tham đắm, và lệ thuộc của con người đã trở

nên phức tạp. Chúng ta không những chỉ đòi hỏi sự an toàn về thân mạng, nhà ở, thực phẩm, quần áo, thuốc men mà còn đòi hỏi không biết bao nhiêu cơ hội thăng tiến. Chúng ta đòi hỏi được giáo dục, được tự do làm bất cứ cái gì mình muốn, được có thời gian để sống theo cách riêng của mình, và được luôn cả cơ hội để phát triển những kỹ xảo và năng lực của chính chúng ta. Chúng ta đòi hỏi quá nhiều. Nhưng chúng ta đã cho được bao nhiêu?

Chúng ta có thể làm gì để cống hiến lại? Phải chăng mỗi người chúng ta nên làm một cái gì đó để đền ơn xã hội? Chúng ta nên học hỏi điều gì để không hành động như một đứa trẻ không bao giờ trưởng thành, chỉ biết đòi hỏi người mẹ phải nuôi dưỡng và bảo vệ mình một cách vô hạn và không cùng?

Một phần của tài liệu Tam-Va-Dao-Quan-Tuong-Ve-Cuoc-Song-Trong-Dao-Phat-Susanta-Nguyen-Dich1 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)