CHƯƠNG 12 SỐNG VỚI THỰC TẠ

Một phần của tài liệu Tam-Va-Dao-Quan-Tuong-Ve-Cuoc-Song-Trong-Dao-Phat-Susanta-Nguyen-Dich1 (Trang 69 - 70)

Trong đạo Phật, Chân Lý hay Sự Thật còn được gọi là " Dhamma"

hay Pháp. Pháp bao gồm tất cả cái có và cái không có. Khi suy nghĩ theo quan điểm nhị nguyên, chúng ta

thường cho là một sự vật hoặc phải là cái gì đó hoặc không là cái gì hết, nhưng khi quán Pháp, tâm chúng ta phải mở

rộng và tiếp thu tất cả, tiếp thu cái tổng thể trong đó quan hệ giữa cái có và cái không có tồn tại và vận hành. Nếu chúng ta không thấy và biết được tổng thể nầy, cuộc sống của chúng ta sẽ hoàn toàn tùy thuộc hay hoàn toàn bị điều kiện bởi những kinh nghiệm sống riêng lẻ của chúng ta, và chúng ta sẽ có xu hướng xem những kinh nghiệm sống riêng lẻ và bị điều kiện nầy là thực tại và chân lý. Và vì thế trong cuộc sống, chúng ta sẽ trôi lăn từ kinh nghiệm

nầy đến kinh nghiệm khác, và những kinh nghiệm nầy hoàn toàn không liên hệ gì đến những gì vượt lên trên hoặc nằm ngoài chính bản thân của chúng.

Khi chúng ta không thấy được mối quan hệ thật sự của các Pháp, đời sống của chúng ta sẽ trở nên phức tạp và khó khăn vì tâm chúng ta bị phân liệt, chia chẻ, và tản mạn. Chúng ta sẽ chỉ biết phản ứng với sự việc nầy và sự

việc nọ -- với điều kiện nầy và với tình cảm nọ -- và chúng ta sẽ tự hỏi tại sao mình vẫn đau khổ mặc dù trong cuộc sống mình có tất cả. Chúng ta thường nghĩ rằng nếu có tất cả, chúng ta sẽ được hạnh phúc và an toàn, nhưng chúng ta vẫn bất toại nguyện vì chúng ta luôn có nhu cầu cần được gắn bó với một cái gì đó, luôn khao khát được trở về với một nguồn cội nào đó. Tâm con người luôn mong được tự do và giải thoát khỏi những tình cảm cô đơn, bị chia cắt và cô lập mà họ luôn cảm thấy một cách khẩn trương và bức xúc.

---o0o---

Một phần của tài liệu Tam-Va-Dao-Quan-Tuong-Ve-Cuoc-Song-Trong-Dao-Phat-Susanta-Nguyen-Dich1 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)