Chúng ta sẽ thất bại nếu chỉ biết trao dồi đạo đức bằng cách suy nghĩ
về đạo đức. Làm như thế chúng ta sẽ chỉ biết phê phán và dày vò chính mình. Làm như thế cũng giống như chúng ta đánh giá đóa hoa hồng trong hiện tại với lúc nó nở đẹp nhất, giống như so sánh nụ hoa hồng và đóa hoa hồng tàn héo với đóa hoa hồng vào thời điểm đẹp nhất của nó. Cách so sánh này sẽ thúc đẩy xu hướng không hài lòng và đòi hỏi trong chúng ta, "Tôi không thích điều nầy, mọi việc phải như thế nầy." Nhưng nếu chúng ta xem sự vận hành của thế gian nầy là một quá trình không ngừng thay đổi, chúng ta sẽ ngưỡng mộ và thưởng thức cho dù nó ở trạng thái hay giai đoạn nào đi nữa. Chúng ta sẽ không còn đóng khung và ép chặt nó vào một mô hình cứng nhắc và không còn phán đoán mọi việc theo một quan điểm cố định nào đó.
Chúng ta có thể áp dụng cái nhìn nầy vào xã hội và bản thân chúng ta.
Chúng ta nhận thấy là dù xã hội sẽ không bao giờ toàn hảo, cũng như đóa hoa hồng, nó sẽ tiến đến tột đỉnh của nó. Và rồi chúng ta có thể quán tưởng về xã hội hiện nay và đặt câu hỏi, "Xã hội chúng ta đã phát triển đến giai đoạn nào rồi? Nó đã đến tột đỉnh hay đang trên đà xuống dốc?" Chúng ta có thể không hài lòng và lên án, "Xã hội hiện nay đã suy sụp và không giống như trước nữa, nó không thể như thế nầy được" và cứ tiếp tục phê phán như
thế cho đến lúc chúng ta trở nên chán nãn và chống ghét vì xã hội không còn ởđỉnh cao nữa. Nhưng nếu chúng ta chỉ đơn giản đặt câu hỏi, "Xã hội đang ở
giai đoạn nào đây?" thì có lẽ điều nầy sẽ hữu ích hơn. Khi cởi mở và tiếp nhận những thay đổi bên ngoài và bên trong chúng ta -- nói khác đi, khi mở
rộng tâm để thấy được sự vận hành của các Pháp -- chúng ta sẽ hòa vào dòng chảy của cuộc sống và qua đó sẽ giúp xã hội phát triển tốt đẹp và lành mạnh hơn.
*
* Câu hỏi: Đạo Phật có đánh giá cao một mô hình xã hội đặc biệt nào không? Thí dụ như đạo Phật có cho xã hội dân chủ là tốt hơn xã hội quân chủ không?
Trả lời: Trong đạo Phật, chúng tôi không đưa ra một mô hình xã hội toàn hảo nào cả; như xã hội quân chủ
hay dân chủ, xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa chẳng hạn. Vào thời đức Phật, hình như không có nhiều thể thế
chính trị để người ta lựa chọn. Chế độ quân chủ là mô hình phổ biến của thời đó, mặc dù xen kẽ cũng có những nhà nước dân chủ sơ khai. Nhưng ngay trong thời kỳ ấy, chế độ quân chủ cũng không phải là một chế độ độc tài trongđó nhà vua có quyền thay trời trị dân, muốn làm gì thì làm và không quan tâm gì đến đời sống của dân chúng. Ngày nay, chúng ta thường cho vua chúa là những kẻ tha hóa và hủ lậu, nói khác đi chúng ta cho quân chủ là chế độ của một nhóm ít người có đặc quyền đặc lợi mà đa số dân chúng phải khổ cực phục dịch cho họ -- nhưng thật ra, lý thuyết của chế độ quân chủ
thường xuất phát từ những tiền đề hợp lý và đúng đắn. Khi ra đời, chế độ
Nền dân chủ phương Tây, với tất cả những gì được gọi là tự do của nó, có khuynh hướng đưa chúng ta đến chỗ tự hủy hoại và tha hóa. Các bậc cha mẹ
ở phương Tây không ngừng lo lắng cho con cái. Cha mẹ không còn khả năng hướng dẫn con cái trở thành người tốt vì con cái ở phương Tây có thể
làm bất cứ điều gì chúng muốn. Hình như chúng ta không có quyền hướng dẫn con người hướng về Chân, Thiện, và Mỹ nữa. Chúng ta chỉ còn có thể
nói, "Bạnđược tự do làm những gì bạn muốn."(...) Thật ra, trong thực tế, tất cả những cơ cấu xã hội trên thế giới hiện nay đều có thể vận hành tốt nếu chúng ta hiểu biết nó một cách đúng đắn. Không có gì sai trái với những cơ cấu chính trị hiện nay trên thế giới cả; các cơ quan nhà nước tự nó đều không tệ. Cái chúng ta đang thiếu là những con người giác ngộ, những con người có thể nhìn thấy mọi việc một cách sáng suốt và rõ ràng.
---o0o---