ÂM THANH CỦA SỰ YÊN LẶNG

Một phần của tài liệu Tam-Va-Dao-Quan-Tuong-Ve-Cuoc-Song-Trong-Dao-Phat-Susanta-Nguyen-Dich1 (Trang 66 - 67)

Chúng ta có thể áp dụng cái nhìn mở rộng về các sắc pháp và không gian chứa đựng các sắc pháp nầy vào việc quán tâm và lấy khoảng không gian trong tâm làm đối tượng quán sát. Khi nhìn vào trong tâm, chúng ta sẽ

thấy có những tư tưởng và tình cảm -- đây là những điều kiện của tâm thức hay những tâm sở -- chúng sinh rồi diệt. Thông thường, chúng ta bị lóa mắt, ngạc nhiên, giật mình, phản kháng lại, hay bị mắc kẹt trong những tư tưởng và tình cảm nầy. Chúng ta đi lang thang từ tư tưởng nầy đến tư tưởng khác, chúng ta phản

ứng lại, tìm cách kiểm soát, toan tính dàn xếp, hay tìm cách chối bỏ chúng. Và vì thế chúng ta không thể nhìn rõ cuộc đời. Chúng ta hoặc cứ lo nghĩ tìm cách đè nén, ức chế hoặc dễ duôi chạy theo những trạng thái tâm; chúng ta bị mắc kẹt giữa hai thái cực nầy.

Trong khi hành thiền, chúng ta sẽ có dịp quán tâm. Sự yên lặng của tâm giống như không gian trong căn phòng vậy. Nó luôn luôn có mặt ở đó,

nhưng rất vi tế -- nó không nổi bật để chúng ta có thể thấy dễ dàng. Nó không có những tính chất cực đoan để kích thích và thu hút sự chú ý của chúng ta, vì thế chúng ta phải rất tỉnh giác và chú tâm để ghi nhận nó. Một cách để chú ý đến sự yên lặng của tâm là ghi nhận âm thanh của sự yên lặng.

Chúng ta có thể khéo léo sử dụng âm thanh của sự yên lặng (chúng ta có thể

gọi âm thanh đặc biệt nầy là âm thanh nguyên sơ hay âm thanh nguyên thủy của con người, âm thanh của tâm, hay là cái gì đó cũng được) bằng cách gọi nó lên và chú ý đến đó. Đó là âm thanh có âm độ rất cao và rất khó mô tả.

Ngay cả nếu bạn bịt kín lỗ tai lại, hay lặn xuống nước, bạn vẫn nghe âm thanh ấy. Nó là âm thanh nền tảng của tâm. Nó không tùy thuộc vào nhĩ căn của chúng ta. Chúng ta biết nó độc lập và không tùy thuộc vào chúng ta vì vẫn nghe thấy được độ cao và sự rung động của nó ngay cả khi nhĩ căn của chúng ta bị đóng kín lại.

Bằng cách chú tâm vào âm thanh của sự yên lặng trong tâm trong một thời gian nào đó, bạn sẽ bắt đầu biết được nó. Bạn sẽ dần dần làm quen với cách thấy và biết mới trong đó bạn có thể quán sát. Đó không phải là một trạng thái tập trung tâm ý có năng lực chiếm lãnh, chế ngự, và hoàn toàn cuốn hút bạn; nó không phải là một loại tập trung tâm ý mang tính chất ức chế và đè nén. Lúc đó, thay vì bị cuốn hút vào trong một đối tượng, tâm của bạn sẽ vẫn tập trung nhưng là một loại tập trung mang tính chất quân bình, xả bỏ, rộng mở và trùm phủ. Bạn có thể dùng sự tập trung tâm ý quân bình và cởi mở

nầy để nhìn các pháp thế gian và buông bỏ tất cả.

Bây giờ, tôi thật tình mong các bạn hãy xem xét và áp dụng phương pháp thấy và biết mới nầy để có thể thật sự biết thế nào là buông bỏ, thay vì chỉ

mong cầu là mình phải buông bỏ nhưng không biết phải buông bỏ như thế

nào. Sau khi học Phật pháp, bạn biết rõ là mình phải buông bỏ nhưng vẫn không biết làm sao để buông bỏ một cách dễ dàng. Bạn có thể nghĩ, "Ôi thôi, tôi không thể buông bỏ được!" Với cách suy nghĩ và phán xét nầy, bạn chỉ

củng cố thêm cái ngã của bạn: "Chỉ có các bạn khác mới biết buông bỏ, còn tôi thì không thể làm như vậy. Tôi phải buông bỏ vì Sư Sumedho nói là mọi người phải buông bỏ." Cách suy nghĩ trên vẫn thể hiện cái nhìn dựa trên "tự

ngã" phải không các bạn? Và nó chỉ là một tư tưởng, một điều kiện của tâm thức, một trạng thái tâm có mặt tạm thời trong không gian bao la vô tận của tâm thức.

---o0o---

Một phần của tài liệu Tam-Va-Dao-Quan-Tuong-Ve-Cuoc-Song-Trong-Dao-Phat-Susanta-Nguyen-Dich1 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)