TÁI SINH VÌ THAM Á

Một phần của tài liệu Tam-Va-Dao-Quan-Tuong-Ve-Cuoc-Song-Trong-Dao-Phat-Susanta-Nguyen-Dich1 (Trang 36 - 37)

Như đã nói trong phần trước, chúng ta có ba loại tham ái: kama tanha, hay tham ái dục lạc ngũ trần (ái dục); bhava tanha, hay tham muốn trở thành một cái gì đó (ái hữu) và vibhava tanha, hay tham muốn tự

hủy diệt, trở

thành hư vô, thoát khỏi cuộc sống nầy (ái vô hữu hay ái diệt). Ba loại tham ái nầy chính là nguồn gốc của tái sinh. Thật ra, tham ái chính là tái sinh. Đối với những chúng sinh chưa giác ngộ -- nghĩa là những người không tỉnh thức, không hiểu sự thật và không chánh niệm -- tiến trình tái sinh sẽ liên tục tiếp diễn. Nó tiếp tục diễn ra trong thế giới của cảm giác, cảnh giới của những khoái lạc thuộc về giác quan hay trí thức của con người.

Chúng ta có thể quan sát tiến trình tái sinh này ngay trong tâm chúng ta. Cái gì khiến chúng ta từ tủ lạnh đi đến máy truyền hình? Có phải là một người nào đó không? Có phải là linh hồn bất tử luân chuyển trong chúng ta từ kiếp nầy sang kiếp khác không? hay đó chính là tham ái? Đó có phải là một cuộc hành trình lang thang không định hướng, một thói quen đi tìm một cái gì đó để làm, một cái gì đó để được chìm đắm và cuốn hút trong đó?

Bạn có thể quan sát sự sinh khởi và vận hành của tham ái trong tâm. Khi lo sợ, bạn có thể thấy chính bạn đang tìm cách bám vào một cái gì đó chắc chắn và ổn định. Khi không biết làm gì, bạn có thể thấy tham ái xuất hiện và thúc đẩy bạn tìm một cái gì lý thú mà bạn thường làm. Bạn sẽ mày mò lấy các đồ vật trong phòng, hay chỉ gõ nhẹ mấy ngón tay thôi -- để chỉ làm một cái gì đó. Hoạt động không ngừng nghỉ nầy chỉ là do thói quen thúc đẩy, phải không các bạn? Phần lớn, bạn không thật biết mình đang làm gì; bạn chỉ làm vì đó là thói quen thôi.

Chúng ta thích bị lôi cuốn vào những gì hào nhoáng, quyến rũ và sôi nổi đầy kích động. Vì thế, chúng ta xem phim chiến tranh để tìm sự hồi hộp và kích thích. Chúng ta tìm đọc những tin lớn trên báo về những cuộc thảm sát, hãm hiếp, hoặc giết người. Bạo động và tình dục là những đề tài rất sôi nổi và kích động. Kích động rất dễ lôi cuốn con người; nó tạo sự rung động mãnh liệt về tình cảm. Con người rất dễ bị lôi cuốn vào kích động vì kích động tự

nó là một loại năng lượng. Bạn có thể dùng những kích động chung quanh để kích thích năng lượng bên trong bạn. Nhưng nếu nhìn kỷ kích động, bạn thấy là nó sẽ đưa bạn đến một trạng thái chuyển động không ngừng rồi kiềm giữ bạn trong đó. Những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm, những mối tình lãng mạn, và những hoạt động đầy sôi nổi và kích thích chỉ làm cho bạn mòn mỏi và liệt lực vì bị kẹt và lún sâu trong đó. Bạn chạy theo và không có cách nào để chống lại hay buông bỏ nó. Nếu không có trí tuệ, bạn sẽ bị đưa không ngừng từ tái sinh nầy đến tái sinh khác. Đây là những tái sinh -- tái sinh xuất phát từ tham ái mà bạn có thể quán sát trong lúc hành thiền. Khi thấy được chúng, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của sự tái sinh. Khi thấy được tái sinh diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ hiểu sự vận hành của nó vào lúc lâm chung. Nếu không được trí tuệ hướng dẫn và đầy tham ái, ước muốn sau cùng của con người vào lúc lâm chung sẽ dẫn đến tái sinh, tìm cách trở lại làm người, và đi vào một bào thai trong bụng mẹ. Đó chính là tham ái; nó vận hành như một nguồn năng lượng trong vũ trụ.

lại làm người trong kiếp sau. Chúng ta chỉ có thể biết được điều nầy qua việc quán sát tâm thức của chúng ta. Khi bạn sắp chết mà vẫn không muốn chết thì điều gì chắc chắn sẽ khởi lên trong tâm bạn? Đó sẽ là khát vọng hay lòng tham muốn bám víu vào một đời sống nào nó. Lòng tham sống hay sự đam mê với cuộc sống trần gian sẽ sinh khởi ngay lúc lâm chung và nó sẽ tìm cách thể hiện dưới một dạng vật chất nào đó. Như chúng ta đã thấy, lực đẩy của thói quen luôn tìm cách biến thành một cái gì đó dưới dạng vật chất phải không các bạn? Bạn luôn đi tìm những gì bạn khao khát, cho dù đó là khao

khát dục lạc, hao khát về trí thức và tinh thần, hay khao khát ức chế những gì bạn không ưa thích. Nhưng nếu bạn biết chánh niệm ngay lúc lâm chung, lúc đó tâm bạn sẽ

không còn khát vọng muốn được tái sinh hay khát vọng muốn làm một cái gì đó, thì còn có gì để dẫn đến tái sinh? Nếu tâm bạn được bình yên trong lúc thân thểđang trong tiến trình hoại diệt của nó thì cái gì sẽ được tái sinh? Vì không có tham ái và khát vọng mà chỉ có tâm chánh niệm và trí tuệ, nên sẽ chỉ có sự giải phóng, sự chấp nhận buông bỏ và giải thoát khỏi cái thân xác làm người nặng nề nầy.

---o0o---

Một phần của tài liệu Tam-Va-Dao-Quan-Tuong-Ve-Cuoc-Song-Trong-Dao-Phat-Susanta-Nguyen-Dich1 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)