KIÊN NHẪN VỚI SỰ SÂN HẬN TRONG CHÚNG TA

Một phần của tài liệu Tam-Va-Dao-Quan-Tuong-Ve-Cuoc-Song-Trong-Dao-Phat-Susanta-Nguyen-Dich1 (Trang 31 - 32)

Như Đức Phật đã dạy, để thoát khổ, chúng ta phải diệt khổ. Để thoát khổ, chúng ta phải để cho những gì sinh khởi trong tâm tự nó ra đi. Để cho một đối tượng nào đó tự chấm dứt, chúng ta phải không can thiệp vào quá trình vận hành của nó hay tìm cách triệt tiêu nó; chúng ta phải để cho nó tự

ra đi. Điều này có nghĩa là chúng ta phải kiên nhẫn. Do đó, tâm từ cũng là một loại kiên nhẫn, một thái độ thiện chí sẳn sàng sống chung với những điều xấu xa và khó chịu mà không hề suy nghĩ hay quan tâm đến tính chất xấu xa và khó chịu của nó, hay không bị thôi thúc bởi ý muốn nhanh chóng triệt tiêu nó hầu tìm lại sự thoải mái cho bản thân mình.

Khi có tâm từ với chính mình, chúng ta sẽ lắng nghe được những gì mà chúng ta thật sự nghĩ về chính chúng ta. Xin các bạn đừng sợ hãi; hãy can đãm và lắng nghe những tư tưởng xấu xa và đáng ghét hay những lo âu sợ hãi hiện ra trong tâm của bạn. Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy trong tâm đột nhiên xuất hiện nhiều tư tưởng dại dột và điên rồ, những tư tưởng nầy tự nó không thật xấu xa, tội lỗi và đáng ghê tởm, nhưng rất là ngu xuẩn và phi lý. Có thể chúng ta muốn tự cho mình là người rất đứng đắn, thành thật, thực tế và có lý lẽ, nhưng đôi khi trong lúc hành thiền, tư tưởng và tình cảm chúng ta lại rất ngu si và phù phiếm. Chúng ta thích đi đến và giúp đở

các nước thế giới thứ ba nghèo khổ, xây nhà vệ sinh ở Ethiopia, hay làm một cái gì đó hữu ích; do đó, ngồi thiền để những cặn bã ý thức hiện ra hình như

là một việc làm phí thời giờ và vô ích. Nhưng theo tôi, chỉ những thiền sinh có trình độ mới có thể quan sát những cặn bã ý thức của mình. Chúng ta cần hành thiền trong một thời gian dài để những cặn bã ý thức có thể trồi lên và hiện ra trong tâm.

Khi mới bắt đầu hành thiền, bạn thường hay bị dính mắc và suy nghĩ về

những kế hoạch quan trọng mà bạn có thể làm. Bạn sẽ tự nhủ: "Ồ, ta không nên chỉ ngồi ở đây. Có quá nhiều việc cần phải làm ngay, quá nhiều việc quan trọng." Tuy nhiên thưa bạn, trong đời bạn đã mất biết bao nhiêu thời gian và công sức để làm những việc vô cùng quan trọng, để bảo đảm thế giới nầy tiếp tục hoạt động, để tổ chức và sắp xếp mọi việc, để bạn không phải đối diện với những cặn bã rác rưởi mà chỉ hiện lên trong tâm khi bạn không còn chạy loanh quanh nữa? Khi hành thiền, bạn sống trong một hoàn cảnh khá đặc biệt trong đó bạn không phải làm nhiều việc. Đó là cơ hội để bạn quán sát những gì xảy ra khi bạn không còn nhiều việc để làm và không mất nhiều thì giờ. Khi hành thiền, bạn chỉ cần làm vài việc nhỏ nhặt như quán hơi thở ra vào, nhưng sau đó, bạn có thể tạm ngưng việc quán hơi thở. Bạn có thể quán

những cảm giác trong thân. Bây giờ, tôi sẽ giao cho bạn một việc khác để làm -- đó là phát triển tâm từ. Phát triển tâm từ nghĩa là phát triển đức tánh kiên nhẫn và thái độ đầy tình thân ái và tử tế.

---o0o---

Một phần của tài liệu Tam-Va-Dao-Quan-Tuong-Ve-Cuoc-Song-Trong-Dao-Phat-Susanta-Nguyen-Dich1 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)