và tiêu chuẩn địa phương về công suất phản kháng (phạm vi do EVN đề xuất có thể không tối ưu cho thiết bị của nhà máy điện mặt trời), bỏ qua lỗi (có thể gây tắt thiết bị), đáp ứng tần số và biến dạng sóng hài (có thể làm hỏng thiết bị của nhà máy), cũng như các thông số khác.
66/67
LƯU Ý KỸ THUẬT: XEM XÉT KHÔNG ĐẦY ĐỦ TẤT CẢ CÁC KHÍA CẠNH KỸ THUẬT LIÊN QUAN TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SẢN LƯỢNG
Các biện pháp giảm thiểu rủi ro đối với các nhà máy đang vận hành
Nếu chưa tiến hành nghiên cứu phát triển lưới điện cho các nhà máy đang vận hành, có thể xem xét các biện pháp giảm thiểu sau:
› Tắc nghẽn lưới điện không phải là vấn đề mà chủ đầu tư có thể trực tiếp kiểm soát, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển của đường dây truyền tải điện địa phương trong tương lai do EVN và các cơ quan quản lý quy hoạch địa phương quản lý. Tuy nhiên, vẫn nên tiến hành phân tích đánh giá cập nhật lưới điện để hiểu rõ về tình trạng hiện tại của lưới điện, liệu trạm biến áp có được nâng cấp hay không, và nếu có, khung thời gian dự kiến nâng cấp là khi nào.
› Nên thường xuyên cập nhật với các đơn vị điều độ lưới điện quốc gia và khu vực của về tình hình lưới điện hiện tại và các kế hoạch nâng cấp trong tương lai.
› Nếu có thể, hãy xem xét xây dựng mối quan hệ giữa các bên liên quan khác nhau (gồm chính quyền địa phương, cơ quan quản lý của EVN, đơn vị phát triển năng lượng mặt trời, nhà đầu tư và nhà thầu, các ngành công nghiệp địa phương) để tạo ra một mạng lưới hỗ trợ nhằm vận động nâng cấp hoặc phát triển lưới điện hỗ trợ đấu nối và giải tỏa công suất cho các nhà máy điện mặt trời.
› Trong những năm tới, lưu trữ năng lượng bằng pin tích năng có thể là một giải pháp để tránh việc cắt giảm công suất phát vào lưới điện. Tuy nhiên, những rào cản về tài chính, kinh tế, kỹ thuật và pháp lý vẫn còn tồn tại, ngăn cản việc công nghệ này trở nên phổ biến hơn.
Nghiên cứu điển hình
Sau 15 tháng hoạt động, một nhà máy điện mặt trời đã phải đối mặt với mức cắt giảm công suất cao hơn so với đánh giá ban đầu trong đánh giá sản lượng. Mặc dù đã thực hiện đánh giá lưới điện khi bắt đầu nghiên cứu, đánh giá đó không được cập nhật trong quá trình phát triển dự án, trong khi các dự án ngoài quy hoạch đã được kết nối với lưới điện. Do đó, các thông số về mức độ khả dụng của lưới điện trong đánh giá sản lượng không tính toán chính xác cho tất cả các dự án mới kết nối với lưới điện.
LƯU Ý KỸ THUẬT: XEM XÉT KHÔNG ĐẦY ĐỦ TẤT CẢ CÁC KHÍA CẠNH KỸ THUẬT LIÊN QUAN TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SẢN LƯỢNG
Nghiên cứu điển hình
Trong trường hợp này, đơn vị phát triển không có biện pháp trực tiếp khả thi để giải quyết vấn đề cắt giảm công suất. Với sự giúp đỡ của chuyên gia năng lượng mặt trời bên ngoài, chủ dự án đã xác định được một số biện pháp để tối ưu hóa nhà máy điện mặt trời trong bối cảnh này và giảm thiểu các tác động. Trong số đó, có thể kể đến các biện pháp sau:
› Rà soát nhanh và cập nhật nghiên cứu đánh giá lưới điện để có cái nhìn mới nhất về các mức cắt giảm tiềm năng hiện tại và tương lai.
› Điều chỉnh kế hoạch hoạt động bảo trì lớn phù hợp với thời gian cắt giảm (chẳng hạn như bảo trì biến tần, máy biến áp hoặc tủ trung thế).
› Cân nhắc phương án lưu trữ điện bằng pin tích năng với phân tích lợi ích - chi phí và khả năng tương hỗ với các nhà máy lân cận để tối ưu hóa chi phí lắp đặt.
Một quy trình quản lý và đánh giá rủi ro hoàn chỉnh ở giai đoạn đầu của dự án có thể giúp xác định đầy đủ rủi ro này và đưa ra các biện pháp thích hợp để giảm thiểu rủi ro. Đánh giá rủi ro phụ thuộc nhiều vào từng đặc điểm riêng biệt của dự án và cần được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể. Đánh giá được cung cấp dưới đây chỉ mang tính tham khảo.
RỦI RO
KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN MỨC ĐỘ RỦI RO TRƯỚC KHI KHẮC PHỤC (VÍ DỤ)
Số liệu đầu vào không chính xác về tổn thất do tình trạng lưới điện không khả dụng
Sản lượng thấp hơn do cắt giảm công suất phát điện lên lưới ngoài dự kiến.
Khả năng xảy ra: Trung bình (3) - với xu hướng phát
triển nhà máy điện và tình trạng lưới điện hiện nay, việc cắt giảm phát điện rất có thể sẽ diễn ra thường xuyên.
Tác động: Trung bình (3) - Việc cắt giảm công suất phát
lên lưới điện thường xuyên có thể dẫn đến tổn thất đáng kể so với ước tính ban đầu.
Mức độ rủi ro: 9 (Cao)
Do kết quả đánh giá rủi ro này ở mức cao, dựa trên Chiến lược quản lý rủi ro (tham khảo phần 4.3), các biện pháp giảm thiểu rủi ro cần được cân nhắc và thực hiện nghiêm túc.
68/69
LƯU Ý KỸ THUẬT: XEM XÉT KHÔNG ĐẦY ĐỦ TẤT CẢ CÁC KHÍA CẠNH KỸ THUẬT LIÊN QUAN TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SẢN LƯỢNG
Nghiên cứu điển hình
Các biện pháp khả thi được trình bày trong bảng dưới đây với phân tích chiến lược quản lý rủi ro còn lại
BIỆN PHÁP
KHẢ THI MỨC ĐỘ RỦI RO SAU KHIKHẮC PHỤC (VÍ DỤ) PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH MỐC THỜI GIAN
NGƯỜI CHỊU RỦI CHỊU RỦI RO CUỐI CÙNG Biện pháp giảm thiểu Phương án 1: Thực hiện thêm các nghiên cứu về lưới điện
Khả năng xảy ra: Trung bình (3) -
Các nghiên cứu bổ sung sẽ không cung cấp nhiều thông tin bổ sung giúp quản lý rủi ro cắt giảm công suất phát điện lên lưới.
Tác động: Thấp (2) - Nghiên cứu
lưới điện giúp chủ dự án xác định chính xác hơn nguy cơ cắt giảm công suất và thực hiện các hoạt động vận hành và bảo trì phù hợp để giảm thiểu việc phải tạm ngưng phát điện.
Rủi ro còn lại sau Phương án 1: 6 (Cao)
Được chấp nhận - Chi phí cập nhật nghiên cứu hiện tại không đáng kể và sẽ cung cấp thông tin chi tiết cũng như hỗ trợ các quyết định vận hành. Ngay sau khi xác định được các tác động quan trọng Chủ dự án
LƯU Ý KỸ THUẬT: XEM XÉT KHÔNG ĐẦY ĐỦ TẤT CẢ CÁC KHÍA CẠNH KỸ THUẬT LIÊN QUAN TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SẢN LƯỢNG
Nghiên cứu điển hình
BIỆN PHÁP
KHẢ THI MỨC ĐỘ RỦI RO SAU KHIKHẮC PHỤC (VÍ DỤ) PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH MỐC THỜI GIAN
NGƯỜI CHỊU RỦI CHỊU RỦI RO CUỐI CÙNG Biện pháp giảm thiểu Phương án 2: Điều chỉnh các hoạt động bảo trì
Khả năng xảy ra: Trung bình (3) -
biện pháp này sẽ không làm thay đổi tần suất bị cắt giảm.
Tác động: Trung bình (2) - Việc điều
chỉnh kế hoạch hoạt động bảo trì sẽ giảm nhẹ tổn thất
Rủi ro còn lại sau Phương án 1: 6 (Cao)
Được chấp nhận - Không có chi phí cho biện pháp này vì chỉ yêu cầu thông tin liên lạc với đơn vị vận hành lưới điện và tối ưu hóa hoạt động bảo trì Ngay sau khi xác định được các tác động quan trọng Chủ dự án Biện pháp giảm thiểu Phương án 3: Xem xét lắp đặt giải pháp tích trữ năng lượng
Khả năng xảy ra: Trung bình (3) -
Giải pháp lưu trữ năng lượng sẽ không làm giảm tần suất cắt giảm truyền tải vào lưới điện
Tác động: Không đáng kể (1) - Tích
trữ năng lượng có thể giúp đối mặt với các thời điểm cắt giảm công suất phát bằng cách tích trữ năng lượng và cấp lại vào lưới điện khi nhu cầu phụ tải cao.
Rủi ro còn lại sau
Phương án 2: 3 (Trung bình) Bị từ chối - Do một số lý do (kinh tế, pháp lý và kỹ thuật), các giải pháp tích trữ năng lượng hiện không khả thi ở Việt Nam.
Không áp
dụng Chủ dự án
70/71
LƯU Ý KỸ THUẬT: XEM XÉT KHÔNG ĐẦY ĐỦ TẤT CẢ CÁC KHÍA CẠNH KỸ THUẬT LIÊN QUAN TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SẢN LƯỢNG
Nghiên cứu điển hình
Dựa trên thực trạng thị trường năng lượng mặt trời ở Việt Nam, hiện chưa có biện pháp giảm thiểu rõ ràng nào để giải quyết các vấn đề cắt giảm công suất phát điện. Các giải pháp dài hạn thường được đề ra và thực hiện ở cấp quốc gia, có sự phối hợp giữa EVN và các đơn vị vận hành lưới điện địa phương (đầu tư phát triển lưới điện, hạ tầng pin tích năng, chính sách điều chỉnh phụ tải điện, v.v.).
Thực tế này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiến hành một nghiên cứu trong giai đoạn ban đầu để đánh giá lưới điện toàn diện và đầy đủ, dựa trên thông tin chi tiết về việc sử dụng lưới điện hiện tại và kế hoạch phát triển trong tương lai. Mục đích là thấy trước mọi nguồn rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy điện.
Tài liệu tham khảo
NREL, “Wind and Solar Energy Curtailment: Experience and Practices in United States”(Cắt giảm công suất điện gió và mặt trời: Kinh nghiệm và thực tiễn ở Hoa Kỳ), 2014), 2014
Smart Electric Power Alliance, “Proactive Solutions to Curtailment Risk: Identifying new contract structures for utility-scale renewables”(Các giải pháp chủ động giảm thiểu rủi ro: Xác định cấu trúc hợp đồng mới cho năng lượng tái tạo quy mô lớn), 2016
5.3. Không cân nhắc các yêu cầu vận hành và bảo trì
Mô tả