Đảm bảo xác định và đánh giá đầy đủ tất cả các rủi ro và tác động của dự án trong giai đoạn xây dựng và vận hành thông qua đánh giá tác động môi trường Hầu hết các rủi ro và tác động phổ biến nhất bao gồm

Một phần của tài liệu PV-Risk-management-Guidelines-GIZ_VIE_Final (Trang 56)

vận hành thông qua đánh giá tác động môi trường. Hầu hết các rủi ro và tác động phổ biến nhất bao gồm ô nhiễm đất và nước do xả thải chất thải rắn, chất thải nguy hại hoặc nước thải; vấn đề sức khỏe và an toàn lao động liên quan đến hoạt động bảo trì, hạn chế đối tượng không phận sự ra vào một số khu vực nhất định, an toàn cháy nổ, thiết bị và có thể bao gồm tác động tiềm ẩn đến đa dạng sinh học trong khu vực.

vận hành thông qua đánh giá tác động môi trường. Hầu hết các rủi ro và tác động phổ biến nhất bao gồm ô nhiễm đất và nước do xả thải chất thải rắn, chất thải nguy hại hoặc nước thải; vấn đề sức khỏe và an toàn lao động liên quan đến hoạt động bảo trì, hạn chế đối tượng không phận sự ra vào một số khu vực nhất định, an toàn cháy nổ, thiết bị và có thể bao gồm tác động tiềm ẩn đến đa dạng sinh học trong khu vực.

Trong trường hợp không áp dụng kế hoạch quản lý sức khỏe, an toàn và môi trường nào cho các thiết bị nhà máy đang vận hành thì có thể tiến hành các bước ban đầu như sau:

› Rà soát báo cáo đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường ban đầu nhằm đảm bảo tất cả các biện pháp giảm thiểu trong tài liệu đều được triển khai. Trong trường hợp triển khai chưa đầy đủ, cần đưa các biện pháp còn thiếu vào quy trình vận hành và bảo trì.

› Xác định tất cả những thiếu sót tiềm ẩn dựa trên tiêu chuẩn quốc tế (xem tài liệu tham khảo bên dưới) và đánh giá hiện trường do nhân viên bên ngoài hoặc bên thứ ba độc lập thực hiện (xác minh kiểm tra thiết bị, dấu hiệu lão hóa sớm, ô nhiễm tiềm ẩn và phỏng vấn các cộng đồng xung quanh).

› Lập kế hoạch quản lý sức khỏe, an toàn và môi trường dành riêng cho nhà máy điện mặt trời theo khuyến nghị từ hai nguồn nêu trên.

› Lập và tổ chức ban phụ trách sức khỏe, an toàn và môi trường, xác định một cán bộ chịu trách nhiệm về các vấn đề sức khỏe, an toàn và môi trường tại công trường. Cán bộ phụ trách phải được đào tạo và có đủ chứng chỉ an toàn.

› Thực hiện hoạt động giám sát thường xuyên và tuân thủ các yêu cầu báo cáo. Hoạt động giám sát thường bao gồm việc xác minh điều kiện chung của công trường, dấu hiệu ô nhiễm (những gì còn lại sau quá trình xây dựng, chất thải từ vận hành), kiểm tra thiết bị thường xuyên (thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị chữa cháy và các thiết bị khác), tình trạng tiêu thụ nước, khiếu nại, v.v.

Nghiên cứu điển hình

Một nhà máy điện mặt trời đã hoạt động được 2 năm mà không sử dụng Nhà thầu vận hành và bảo trì bên ngoài. Trong quá trình bảo trì biến tần, một công nhân bị điện giật dẫn đến mất khả năng lao động trong nhiều ngày. Báo cáo tường trình cho thấy rõ người lao động không mang thiết bị bảo hộ cá nhân đạt yêu cầu (găng tay sờn rách, không được kiểm định) nên đã dẫn đến sự cố.

Để tránh tiếp tục xảy ra sự cố trong tương lai, chủ đầu tư tiến hành đánh giá công trường, tập trung vào rủi ro về điện và an toàn tổng thể của công trường nói chung. Kết quả đánh giá cho thấy nhiều thiếu sót (không kiểm chứng thiết bị bảo hộ cá nhân, công nhân mới không được đào tạo đầy đủ, thiếu ghi chép thông tin tại hiện trường). Trong trường hợp này, một loạt các biện pháp đã được áp dụng để tránh và giảm thiểu rủi ro về điện:

› Xác định hạng mục công việc và đánh giá rủi ro đối với công trình điện: một tài liệu toàn diện liệt kê tất cả các hoạt động bảo trì liên quan đến rủi ro về điện và cung cấp hướng dẫn rõ ràng về cách tiến hành công việc, xác định rủi ro tiềm ẩn và các biện pháp an toàn thích hợp. Quy trình cơ bản thường bao gồm kiểm tra xác minh các bộ phận có điện đã được ngắt và nối đất đúng cách. Trước khi vận hành thiết bị, nên áp dụng quy tắc “lock out, tag out” (LOTO – khóa an toàn và bảng thông báo)

› Mỗi công nhân phải có một bộ thiết bị bảo hộ tránh điện (găng tay cách điện, giày bảo hộ, kính bảo hộ và tấm che mặt, đồng phục cách điện, mũ bảo hiểm), cần thường xuyên kiểm tra để đảm bảo bộ thiết bị bảo vệ vẫn đầy đủ tính năng.

› Đào tạo công nhân: chỉ những công nhân đã qua đào tạo và có chứng chỉ mới được phép làm việc với thiết bị điện. Công nhân nên thường xuyên tham gia các khóa đào tạo lại nhằm đảm bảo áp dụng các quy định hiện hành của địa phương cũng như các thông lệ tốt.

Một phần của tài liệu PV-Risk-management-Guidelines-GIZ_VIE_Final (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)