Điều chỉnh số lượng phụ tùng thay thế theo lịch sử xuống cấp của thiết bị.

Một phần của tài liệu PV-Risk-management-Guidelines-GIZ_VIE_Final (Trang 50 - 52)

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro cho công trình đang vận hành

› Yêu cầu nhà sản xuất đào tạo cụ thể về thiết bị để giảm thời gian xử lý sự cố. Lý tưởng nhất là việc đào tạo này được tiến hành trong giai đoạn thử nghiệm và vận hành thử, sau khi nhóm O&M đã chọn đủ nhân sự thích hợp và được đưa vào phạm vi dịch vụ EPC. Các tài liệu đào tạo có thể được bổ sung hoặc dùng làm tài liệu tham khảo cho sổ tay hướng dẫn O&M

› Tăng dự trữ linh phụ kiện thay thế hoặc bộ biến tần dự phòng để tránh tình trạng thiếu hụt. Ngay cả khi thiết bị này thường được bảo hành, chi phí đầu tư mua thêm các bộ biến tần dự phòng có thể được bù đắp thông qua giảm tổn thất sản lượng (giảm thời gian xử lý sự cố và thời gian chờ giao thiết bị hoặc phụ tùng thay thế).

› Ở những khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, việc tăng cường bảo vệ các bộ phận bên ngoài, ngay cả khi các nhà sản xuất không yêu cầu, có thể mang lại lợi ích nếu không ảnh hưởng đến các điều khoản bảo hành bộ biến tần (ví dụ: bảo vệ trước tia tử ngoại và nhiệt cao, các bộ lọc gió, thông gió cưỡng bức bổ sung)

100/101

LƯU Ý KỸ THUẬT: TRỤC TRẶC BỘ BIẾN TẦN

Nghiên cứu điển hình

Chỉ sau vài tháng đi vào hoạt động, một số biến tần của một nhà máy điện mặt trời ở Miền Trung Việt Nam bắt đầu xảy ra tình trạng hỏng lớp cách điện lặp đi lặp lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất điện (do các bộ biến tần ngừng hoạt động), đặc biệt là vào những thời điểm có độ ẩm cao nhất trong ngày.

Mức điện trở tại đầu vào của các bộ biến tần phụ thuộc vào tất cả các thiết bị phía đầu nguồn (các mô-đun quang điện và cáp điện). Khi gặp sự cố cách điện khiến bộ biến tần tự ngắt, việc đầu tiên nhóm O&M thực hiện là yêu cầu hỗ trợ từ nhà sản xuất bộ biến tần. Nhà sản xuất bộ biến tần đã khuyến nghị kiểm tra điện trở cách điện của hệ thống phía đầu nguồn có phù hợp với phạm vi hoạt động của bộ biến tần hay không (tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng bộ biến tần).

Trong trường hợp chênh lệch điện trở không đáng kể, có thể cân nhắc việc tăng phạm vi dung sai điện trở với sự chấp thuận của nhà sản xuất.

Trong trường hợp cụ thể này, nhóm O&M đã phát hiện chênh lệch điện trở đáng kể, do đó phải điều tra xem các thiết bị phía đầu nguồn có bất kỳ khiếm khuyết nào hay không. Thông thường, các vấn đề về điện trở là kết quả của các khiếm khuyết cộng dồn từ nhiều thiết bị khác nhau ở phía đầu nguồn. Phương pháp luận thực hiện là xác định các khiếm khuyết cách điện quan trọng nhất thông qua quy trình lưỡng phân:

› Đo điện áp ở mỗi đầu chuỗi để xác định và cô lập các chênh lệch đáng kể và các khiếm khuyết tiềm tàng. Trong trường hợp này, khi có các giá trị bất thường xuất hiện, tổ O&M đã ngắt kết nối các chuỗi bị lỗi khỏi bộ biến tần và khởi động lại bộ biến tần để kiểm tra.

› Thực hiện phân tích sâu hơn trên các chuỗi bị lỗi bằng cách rà soát đánh giá các mô-đun liên kết thông qua quan sát trực quan và đo điện áp.

› Trong trường hợp phương pháp này không xác định được lỗi ở bất kỳ chuỗi cụ thể nào, có thể cân nhắc việc thay đổi cấu hình bằng cách ngắt kết nối từng chuỗi một và khởi động lại bộ biến tần theo mỗi cấu hình. Nếu nhận thấy có thể có lỗi tại một hoặc nhiều chuỗi, cần phân tích thêm các cáp kết nối DC và đầu nối MC4 để phát hiện xem có bất kỳ hư hỏng nào hay không.

Trong trường hợp cụ thể này, các kết quả cho thấy các cáp điện đã bị xuống cấp do không được bảo vệ phù hợp khỏi tia UV, và vỏ cáp đã bị xốp. Chủ dự án đã phải thay thế dần các cáp điện và tăng cường bảo vệ các đoạn dây cáp dễ hỏng trong toàn bộ nhà máy.

LƯU Ý KỸ THUẬT: TRỤC TRẶC BỘ BIẾN TẦN

Nghiên cứu điển hình

Quy trình quản lý và đánh giá rủi ro hoàn chỉnh ở giai đoạn đầu của dự án có thể giúp xác định đầy đủ rủi ro dạng này và đưa ra các biện pháp thích hợp để giảm thiểu rủi ro. Việc đánh giá rủi ro phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm của từng dự án và cần được tiến hành theo từng trường hợp cụ thể. Đánh giá được trình bày dưới đây chỉ mang tính chất ví dụ.

RỦI RO

KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN MỨC ĐỘ RỦI RO TRƯỚC KHI ĐƯỢC XỬ LÝ (VÍ DỤ)

Tình trạng mau xuống cấp của cáp điện

Thiệt hại kinh tế liên quan đến việc thay thế và sửa chữa các bộ phận hư hỏng

Xác suất xảy ra: Trung bình (3) - Hư hỏng lớp cách nhiệt thường

thấy ở các nhà máy điện mặt trời do thiếu biện pháp bảo vệ.

Tác động: Trung bình (3) – cáp điện không được bảo vệ có thể

dẫn đến những gián đoạn quan trọng trong sản xuất và làm tăng thời gian xử lý sự cố.

Mức độ rủi ro: 9 (Cao)

Do kết quả đánh giá rủi ro này ở mức cao, dựa trên Chiến lược quản lý rủi ro (tham khảo phần 4.3), cần cân nhắc và thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm nhẹ rủi ro.

Các biện pháp khả thi được trình bày trong bảng dưới đây kèm phân tích chiến lược quản lý rủi ro còn lại

CÁC BIỆN PHÁP

KHẢ THI MỨC ĐỘ RỦI RO SAU KHI ĐÃ XỬ LÝ (VÍ DỤ) PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH MỐC THỜI GIAN

NGƯỜI CHỊU RỦI CHỊU RỦI RO CUỐI CÙNG Biện pháp giảm nhẹ Phương án 1:

Cải thiện việc bảo vệ cáp điện

Xác suất xảy ra: Không đáng kể

(1) việc cải thiện các biện pháp bảo vệ sẽ hạn chế rủi ro khiếm khuyết về cách điện của các bộ biến tần.

Tác động: Thấp (2)- các khiếm

khuyết về cách điện sẽ được giảm thiểu bằng cách bảo vệ cáp điện khỏi tia UV, ngay cả trước khi phát sinh các khiếm khuyết.

Mức độ Rủi ro còn lại sau Phương án 1: 2

Có thể chấp nhận - Việc bảo vệ dây cáp điện không tốn kém và sẽ làm tăng đáng kể tuổi thọ của thiết bị.

Càng sớm

càng tốt Chủ dự án

102/103

LƯU Ý KỸ THUẬT: TRỤC TRẶC BỘ BIẾN TẦN

Nghiên cứu điển hình

CÁC BIỆN PHÁP

KHẢ THI MỨC ĐỘ RỦI RO SAU KHI ĐÃ XỬ LÝ (VÍ DỤ) PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH MỐC THỜI GIAN

NGƯỜI CHỊU RỦI CHỊU RỦI RO CUỐI CÙNG Biện pháp giảm nhẹ Phương án 2: Tăng tần suất và kiểm soát công tác bảo trì phòng ngừa

Xác suất xảy ra: Thấp (2) - Nhanh

chóng sửa chữa các bộ phận bị lỗi ngay sau khi phát hiện giúp tránh phát sinh thêm các khiếm khuyết khác.

Tác động: Không đáng kể (2) -

Thường xuyên kiểm tra sẽ giúp phát hiện các khiếm khuyết sớm hơn và giảm tình trạng biến tần tự ngắt.

Mức độ Rủi ro còn lại sau Phương án 2: 4

Có thể chấp nhận - Việc tăng phạm vi và tần suất kiểm soát sẽ làm tăng cơ hội phát hiện sớm hơn các khiếm khuyết của tất cả các thiết bị. Bảo trì phòng ngừa bổ sung không có tác động đáng kể đến OPEX. Càng sớm càng tốt Nhà thầu O&M hoặc nếu không có bên thứ ba, Chủ dự án là người trực tiếp chịu rủi ro

Do các biện pháp chỉ mang tính chất bổ sung, chủ dự án đã quyết định thực hiện từng bước cả hai biện pháp. Việc tiếp tục theo dõi đã được tiến hành thông qua các hoạt động bảo trì phòng ngừa để bảo đảm thiết bị không bị xuống cấp thêm.

Tài liệu tham khảo

National Renewable Energy Laboratory NREL, Field Guide for Testing Existing Photovoltaic Systems for Ground Faults and Installing Equipment to Mitigate Fire Hazards, 2015

(Hướng dẫn hiện trường về thử nghiệm hệ thống quang điện hiện tìm lỗi tiếp đất và lắp đặt thiết bị nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy)

SMA Solar Technology AG, Checking the PV System for Ground Faults, online resource

5.5. Thiếu cân nhắc tác động môi trường và xã hội

Mô tả

Một phần của tài liệu PV-Risk-management-Guidelines-GIZ_VIE_Final (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)