quá trình vận hành nhằm cải thiện hoạt động bảo trì, đảm bảo lợi nhuận và hiệu quả tài chính dự kiến của nhà máy điện mặt trời.
84/85
LƯU Ý KỸ THUẬT: KHÔNG CÓ HỆ THỐNG GIÁM SÁT BÊN NGOÀI
Các biện pháp giảm thiểu rủi ro đối với công trình đang vận hành
Ngay cả khi không được xem xét ở giai đoạn đầu, các hoạt động bảo trì và quản lý tài liệu đúng cách vẫn có thể được thực hiện ở các giai đoạn tiếp theo, giúp nâng cao độ bền, hiệu suất và giá trị của tài sản. Một số khuyến nghị được đề xuất dưới đây:
› Cập nhật kế hoạch kinh doanh hàng năm nhằm đưa các chi phí liên quan đến triển khai quy trình, phát triển đội ngũ và mua sắm các công cụ cần thiết cho tất cả các hoạt động bảo trì. Cân nhắc sử dụng các chuyên gia bên ngoài để hỗ trợ trong giai đoạn đầu.
› Cân nhắc việc thuê một công ty bên thứ ba có chuyên môn để thực hiện quản lý tài sản của nhà máy. Tách hoạt động O&M khỏi quản lý tài sản đảm bảo bổ sung các kỹ năng và tầm nhìn về cơ sở vật chất và các hoạt động được thực hiện nhằm duy trì mức độ kiểm soát và hiệu suất cao của nhà máy điện mặt trời trong dài hạn.
› Tham khảo hướng dẫn sử dụng thiết bị và hướng dẫn các thông lệ tốt nhất để xác định khung bảo trì phòng ngừa cho từng thiết bị bao gồm:
• Điều khiển (trực quan, cơ khí, kiểm tra) • Các biện pháp (điện, cơ khí, nhiệt)
• Tần suất thực hiện các biện pháp trên (hàng tháng, hàng quý, hai năm một lần, hàng năm) • Yêu cầu về trình độ kỹ thuật điện của nhân viên điều khiển
• Yêu cầu về các trang thiết bị bảo hộ cá nhân cụ thể
› Triển khai CMMS để tạo điều kiện và nâng cao độ tin cậy của việc ghi hồ sơ tất cả các hoạt động. Sau khi cài đặt CMMS, cân nhắc triển khai mô hình bảo trì phòng ngừa để dự đoán các lỗi tiềm ẩn và điều chỉnh các hoạt động quản lý hiệu quả cho phù hợp
Nghiên cứu điển hình
Sau hai năm hoạt động, một biến tần trung tâm tại một nhà máy điện mặt trời bị cháy. Kiểm tra ban đầu vật liệu cho thấy thiết bị cháy là do tình trạng ăn mòn quá mức các tấm kim loại do ảnh hưởng của mưa lớn tại khu vực dự án. Hơn nữa, kiểm tra hồ sơ dữ liệu SCADA cho thấy hiện tượng nhiệt độ tăng dần đã được ghi nhận trong 6 tháng, song song với sản lượng giảm dần.
LƯU Ý KỸ THUẬT: KHÔNG CÓ HỆ THỐNG GIÁM SÁT BÊN NGOÀI
Nghiên cứu điển hình
Chủ dự án đã không áp dụng các hoạt động bảo trì phòng ngừa và công cụ thích hợp ngay từ đầu, vì tất cả các thiết bị đều được bảo hành theo hợp đồng EPC, chỉ thực hiện bảo trì sửa chữa cho các khiếm khuyết xuất hiện trong quá trình kiểm soát sản xuất hàng ngày. Do đó, sự lão hóa bất thường của thiết bị không được phát hiện ở giai đoạn đầu. Chủ dự án đã đệ trình yêu cầu bảo hiểm để bù đắp thiệt hại (thời hạn trách nhiệm EPC đã hết, vì vậy chủ dự án đã ký hợp đồng bảo hiểm riêng). Để đánh giá vụ việc và phân tích nguồn gốc sự cố, các chuyên gia bảo hiểm yêu cầu tất cả các tài liệu sau:
› Tất cả các hợp đồng mua sắm, xây dựng, vận hành
› Tất cả các biên bản nghiệm thu nhà máy, tiếp nhận và chạy thử
› Tất cả các giá trị (sản xuất, điện, cảnh báo) được ghi lại trong hệ thống SCADA cho thiết bị cụ thể trong khoảng thời gian dài nhất có thể
› Tất cả các hồ sơ bảo trì phòng ngừa kể từ khi vận hành thương mại (COD)
› Tất cả các hồ sơ bảo trì sửa chữa biến tần trên kể từ COD
› Tất cả các bộ phận được thay thế của biến tần trên kể từ COD
› Tất cả các cuộc thảo luận với nhà cung cấp/nhà sản xuất về các lỗi đã xảy ra
Với việc chủ dự án chỉ cung cấp được một phần những hồ sơ trên, cơ quan bảo hiểm đánh giá là không đủ hồ sơ và không chứng minh được trách nhiệm của nhà sản xuất. Vì vậy, chủ dự án phải chịu mọi chi phí (thiết bị, tổn thất sản xuất).
Thực hiện các hoạt động phòng ngừa thường xuyên ngay từ khi bắt đầu vận hành sẽ làm giảm nguy cơ lão hóa quá mức chưa được phát hiện. Thông thường, lỗi phát sinh do ăn mòn như trường hợp này có thể phát hiện thông qua quan sát bằng mắt. Tuy nhiên, cần đảm bảo hoạt động kiểm tra được đội ngũ tại chỗ thực hiện thường xuyên, đồng thời tuân theo các hướng dẫn được lập rõ ràng về các khiếm khuyết tiềm ẩn có thể xảy ra. Hoạt động kiểm tra này phải tài liệu hóa và ghi chép đúng cách để đảm bảo theo dõi tốt diễn biến trạng thái của thiết bị (bao gồm các nhận xét chính xác về quan sát, định vị, hình ảnh và kỹ thuật viên).
Một quy trình quản lý và đánh giá rủi ro hoàn chỉnh ở giai đoạn đầu của dự án có thể giúp xác định đầy đủ rủi ro này và thực hiện các biện pháp giảm thiểu thích hợp. Đánh giá rủi ro phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của từng dự án và cần được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một ví dụ đánh giá.
86/87
LƯU Ý KỸ THUẬT: KHÔNG CÓ HỆ THỐNG GIÁM SÁT BÊN NGOÀI
Nghiên cứu điển hình
RỦI RO
KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN MỨC ĐỘ RỦI RO TRƯỚC KHI XỬ LÝ (VÍ DỤ)
Thiết bị lão hóa bất thường
Thiết bị quá nhiệt dẫn đến cháy
Khả năng xảy ra: Trung bình (3) - mặc dù sự cố cháy có thể
không thường xảy ra, nhưng quá nhiệt là một vấn đề thường gặp ở hầu hết các nhà máy điện mặt trời
Tác động: Trung bình (3) - như minh họa, quá nhiệt không
được phát hiện có thể dễ dàng dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nhà máy điện mặt trời (ví dụ: ngừng hoạt động, giảm sản lượng)
Mức độ rủi ro: 9 (Cao)
Do kết quả đánh giá rủi ro này ở mức cao, dựa trên Chiến lược quản lý rủi ro (tham khảo phần 4.3), các biện pháp giảm thiểu rủi ro cần được cân nhắc và thực hiện nghiêm túc.
Các biện pháp khả thi được trình bày trong bảng dưới đây cùng với phân tích chiến lược quản lý rủi ro còn lại
BIỆN PHÁP
KHẢ THI MỨC ĐỘ RỦI RO SAU KHI XỬ LÝ (VÍ DỤ)
PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ CHI PHÍ VÀ
LỢI ÍCH MỐC THỜI GIAN
NGƯỜI CHỊU RỦI CHỊU RỦI RO CUỐI CÙNG Biện pháp giảm nhẹ Phương án 1: Thực hiện bảo trì phòng ngừa (kiểm soát và ghi chép thường xuyên)
Khả năng xảy ra: Thấp (2) - quá
nhiệt sẽ được phát hiện và có thể thực hiện các biện pháp khắc phục thường xuyên hơn
Tác động: Không đáng kể (1)
- quá nhiệt sẽ được phát hiện sớm hơn, dẫn đến tác động thấp hơn Mức độ rủi ro còn lại sau Phương án 1: 2 Có thể chấp nhận - Bảo trì phòng ngừa sẽ cho phép phát hiện các