Nếu chứng minh được sự cần thiết trong đánh giá ban đầu, cần đảm bảo thực hiện các kế hoạch quản lý phù hợp (kế hoạch hành động đa dạng sinh học) và phân bổ đủ ngân sách triển khai cho toàn bộ thời gian của dự án.

Một phần của tài liệu PV-Risk-management-Guidelines-GIZ_VIE_Final (Trang 58 - 60)

hợp (kế hoạch hành động đa dạng sinh học) và phân bổ đủ ngân sách triển khai cho toàn bộ thời gian của dự án.

Biện pháp giảm thiểu dành cho tài sản đang vận hành

Những tác động phổ biến nhất của việc vận hành nhà máy điện mặt trời tới hệ động vật bao gồm va chạm với các loài chim hoặc làm suy thoái/phá hủy môi trường sống. Cần xác định các biện pháp giảm thiểu cho thiết bị nhà máy điện mặt trời theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ các biện pháp giảm thiểu thông thường là:

› Cài đặt bộ chuyển hướng bay cho chim: Các tiêu chuẩn thường yêu cầu kích thước điểm đánh dấu phải lớn nhất có thể so với tiết diện dây, không quá xa nhau, có màu sắc tương phản so với nền và có bộ phận quay. Thuê một bên thứ ba có chuyên môn để thiết kế các giải pháp chi tiết và cụ thể.

› Cân nhắc lắp đặt thiết bị bảo vệ để ngăn chim làm tổ trên các bộ phận của nhà máy điện mặt trời.

› Nên tạm thời hạn chế và hướng hệ thống chiếu sáng vận hành ra khỏi môi trường sống tự nhiên.

› Triển khai hệ thống thoát nước thích hợp để tránh thu hút chim đến gần khu vực dự án. Tránh tạo các vùng nước, khu vực làm tổ và trú ngụ bởi có thể thu hút chim và dơi đến kiếm ăn hoặc trú ngụ.

› Cân nhắc điều tra về nguồn thức ăn của chim và tránh thu hút chim đến những khu vực này.

› Điều chỉnh hoạt động bảo dưỡng và vận hành để hạn chế tác động đến vòng đời đa dạng sinh học xung quanh (ví dụ như tránh các hoạt động phát sinh nhiều tiếng ồn vào thời kỳ sinh sản).

Nghiên cứu điển hình

Một nhà máy năng lượng mặt trời mặt đất đã hoạt động được vài tháng và đơn vị phát triển dự án đang xem xét bán nhà máy này cho nhà đầu tư quốc tế. Quá trình thẩm định môi trường và xã hội của nhà máy nhấn mạnh rằng dự án nằm trong khu vực sinh sản của một số loài chim, bao gồm cả một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Đánh giá tác động môi trường địa phương ban đầu chỉ cung cấp thông tin hạn chế về các loài bị ảnh hưởng mà không có biện pháp giảm thiểu cụ thể cho từng giai đoạn xây dựng hoặc vận hành.

Việc bán nhà máy cho nhà đầu tư mới phải tạm hoãn cho đến khi hoàn thành đánh giá tác động môi trường và có dữ liệu cơ sở về đa dạng sinh học hoàn chỉnh. Sau vài tuần nghiên cứu, nhà máy được yêu cầu thực hiện các biện pháp giảm thiểu bổ sung để giảm thiểu và bù đắp tác động môi trường tới các loài đó trong quá khứ và tương lai, đặc biệt là tác động của đường dây điện (do va chạm). Một số biện pháp giảm thiểu thông thường bao gồm lắp đặt thiết bị chuyển hướng bay của chim trên đường dây điện, các hoạt động giám sát tìm kiếm xác chim, điều chỉnh lịch trình bảo trì và trợ cấp cho hiệp hội địa phương để bảo vệ chim và hỗ trợ hoạt động sinh sản của chúng.

116/117

LƯU Ý KỸ THUẬT: KHÔNG GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG LÊN HỆ ĐỘNG VẬT

Nghiên cứu điển hình

Quy trình đánh giá và quản lý rủi ro toàn diện ở giai đoạn đầu của dự án giúp xác định toàn bộ rủi ro và đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp. Đánh giá rủi ro phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của từng dự án và cần được tiến hành trên cơ sở từng trường hợp. Dưới đây là ví dụ về quá trình đánh giá.

RỦI RO

KỸ THUẬT TÁC ĐỘNGTIỀM ẨN MỨC ĐỘ RỦI RO TRƯỚC KHI XỬ LÝ (VÍ DỤ)

Phá hủy môi trường, ví dụ như phá hủy môi trường sống tự nhiên hoặc hệ sinh thái thiết yếu của một số loài

Hiệu quả tài chính của dự án thấp hơn

Khả năng xảy ra: Trung bình (3) - Việt Nam có độ đa dạng sinh học

cao, có khả năng cao dự án sẽ cắt ngang qua đường di cư hoặc quỹ đạo bay của các loài chim

Tác động: Trung bình (3) - như minh họa trong trường hợp này, vị trí

của dự án nằm trong khu vực sinh sản của một số loài chim và đã tìm thấy một số xác chim gần khu vực dự án

Mức độ rủi ro: 9 (Cao)

Quá trình đánh giá cho thấy mức độ rủi ro Cao nên theo Chiến lược quản lý rủi ro (tham khảo phần 4.3) thì các biện pháp giảm thiểu rủi ro cần được xem xét và triển khai nghiêm túc.

Bảng dưới đây trình bày các biện pháp khả thi kèm theo phân tích chiến lược quản lý các rủi ro còn lại.

BIỆN PHÁP

KHẢ THI MỨC ĐỘ RỦI RO SAU KHIXỬ LÝ (VÍ DỤ) PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH MỐC THỜI GIAN ĐỐI ĐỐI TƯỢNG CHỊU RỦI RO CUỐI CÙNG Giảm nhẹ Phương án 1: Lắp đặt thiết bị chuyển hướng bay của chim

Khả năng xảy ra: Thấp (2) - khả năng

xảy ra va chạm sẽ giảm nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn.

Tác động: Trung bình (3) - việc lắp

đặt thiết bị chuyển hướng bay của chim không làm thay đổi tác động của những lần va chạm đối với các loài chim.

Mức độ rủi ro còn lại sau khi áp dụng Phương án 1: 6

Có thể chấp nhận - các biện pháp này có thể làm phát sinh chi phí đáng kể tùy vào độ dài đường dây nhưng đây có thể là yêu cầu bắt buộc để được nhận tài trợ quốc tế

Sớm nhất

có thể Chủ dự án

LƯU Ý KỸ THUẬT: KHÔNG GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG LÊN HỆ ĐỘNG VẬT

Nghiên cứu điển hình

Ban đầu chủ dự án không có kế hoạch lắp đặt thiết bị chuyển hướng bay của chim, nhưng biện pháp giảm thiểu này cũng như các biện pháp khác nói trên được đưa vào như một điều kiện trong thỏa thuận giao dịch cuối cùng. Ngoài ra còn yêu cầu đánh giá tỷ lệ tử vong của chim thông qua việc tìm kiếm xác thường xuyên để theo dõi tác động còn lại.

Tài liệu tham khảo

International Finance Corporation, Performance Standard 6 Biodiversity Conservation and Sustainable Management of Living Natural Resources, 2012

(Tiêu chuẩn hoạt động 6 - Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững)

Trung tâm Giám sát Bảo tồn quốc tế của UNEP, Công cụ Đánh giá đa dạng sinh học tích hợp, tài nguyên trực tuyến (https://www.ibat-alliance.org/): công cụ bản đồ trực tuyến cung cấp các khu vực và vùng quan trọng về đa dạng sinh học

Liên minh quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN), Danh sách Đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa, tài nguyên trực tuyến (https://www.iucnredlist.org/)

Một số tài liệu tham khảo quốc tế liên quan đến đa dạng sinh học và di sản văn hóa:

› Sách đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa

› Birdlife International Việt Nam

› Các khu di sản thế giới, khu bảo tồn

› Các khu vực đa dạng sinh học trọng điểm

› Các khu vực chim cư trú quan trọng

› Các trang web của Liên minh Zero tuyệt chủng (Alliance for Zero Extinction) Một số tài liệu tham khảo và trung tâm địa phương của Việt Nam có thể liên hệ:

› Sở NN & PTNT địa phương

› Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

› Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học và các loài nguy cấp

118/119

6.1. Các công cụ và biểu mẫu về quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu PV-Risk-management-Guidelines-GIZ_VIE_Final (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)