Kiến đánh giá của cán bộ chỉ đạo thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 107)

sử dụng đất đến năm 2020

Để đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được đầy đủ khách quan, cũng như hiểu rõ được những ảnh hưởng của phương án quy hoạch đến đời sống của người dân địa phương, nên việc thực hiện phỏng vấn bằng 30 phiếu điều tra cán bộ chuyên môn thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa àn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa là rất cần thiết và có ý nghĩa.

4.3.53.1. Đánh giá về trình độ, năng lực cán bộ

Trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ, nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị, huyện Nga Sơn đã tập trung chỉ đạo làm tốt các khâu như: Đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, bảo đảm về phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong quá trình lãnh đạo, Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, bí thư cấp ủy, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Các tổ chức cơ sở đảng thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại cán bộ theo định kỳ hàng năm và trước khi xây dựng quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ từ huyện Nga Sơn đến cơ sở thường xuyên được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện; tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, bảo đảm theo hướng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện và cấp cơ sở.

Từ bảng 4.18 cho thấy, trình độ cán bộ công tác liên quan đến quy hoạch sử dụng đất có trình độ tương đối cao, có 3 cán bộ có trình độ thạc sỹ chiếm 10,00% tổng số cán bộ, chuyên viên (đây là 1 cán bộ trưởng phòng TNMT và 1 phó trưởng phòng TNMT và 1 chuyên viên ở phòng TNMT huyện Nga Sơn). Trình độ cao đẳng có 3 địa chính xã (các địa chính xã lớn tuổi, công tác trên 20 năm, nên không học thêm lên trình độ đại học). Còn lại các cán bộ khác đều có trình độ đại học.

Đa số năng lực chuyên môn của cán bộ đều được đánh giá tốt, bình xét cuối năm đều hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, còn có cán bộ hoàn thành nhiệm vụ được giao do thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết các tình huống liên quan đến quy hoạch (cán bộ địa chính trẻ, chưa nắm bắt được các công việc liên quan).

Bảng 4.18. Đánh giá về trình độ, năng lực của cán bộ tham gia chỉ đạo thực hiện phương án QHSDĐ

STT Tiêu chí đánh giá phiếuSố Tỷ lệ (%)

1 Trình độ học vấn: - Cao đẳng 3 10,00 - Đại học 24 80,00 - Sau đại học 3 10,00 2 Trình độ chuyên môn: 0,00 - Quản lý đất đai 21 70,00 - Môi trường 3 10,00 - Xây dựng 6 20,00 3 Độ tuổi: 0,00 - 25 – 35 6 20,00 - 35 – 45 14 46,67 - 45 – 60 10 33,33 4 Số năm công tác: 0,00 - Từ 1 đến 5 năm 5 16,67 - Từ 5 năm đến 10 năm 15 50,00 - Từ 10 năm đến 20 năm 7 23,33 - Trên 20 năm 3 10,00 5

Đánh giá năng lực chuyên môn của cán bộ 0,00

- Tốt 29 96,67

- Chưa tốt 1 3,33

Nếu chưa tốt thì do: 0,00

+ Không đúng chuyên môn 0,00

+ Thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết tình

huống 1 3,33

+ Mức độ nghiên cứu, áp dụng VBPL hiện

hành còn hạn chế 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

4.3.43.2. Đánh giá về sự quan tâm của các cấp, các ngành, việc phổ biến và tiến độ thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất

Theo Luật Đất đai năm 2013, căn cứ vào kế hoạch sử dụng dất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất mà Nhà nước ra quyết định giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Vì vậy, có 24 ý kiến (chiếm 80,00%) đánh giá các cấp, các ngành rất quan tâm. Có 6 ý kiến (chiếm 20,00%) đánh giá ở

mức quan tâm. Nguyên nhân, vì các cán bộ đánh giá một số công trình có trong kế hoạch sử dụng đất, nhưng không có trong quy hoạch sử dụng đất. Trong một năm điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 2-3 lần. Vì vậy, gây nên một số suy nghĩ, nếu không tổng hợp đủ các công trình dự án trong kế hoạch sử dụng đất, thì đợi điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cho vào sau…

Trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Nga Sơn, sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như việc phổ biến tới người dân thực hiện là hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thực hiện của phương án quy hoạch.

100,00% cán bộ, chuyên viên cho rằng đã phổ biến về phương án QHSDĐ cho người dân. Và được niêm yết công khai tại tổ dân phố.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch, các văn bản được đưa ra cũng gặp không ít khó khăn khi áp dụng vào thực tế, nguyên nhân chủ yếu là do trên địa bàn huyện Nga Sơn, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, xã hội giữa các xã, thị trấn là chưa đồng đều. Mặt khác, trình độ của người dân còn hạn chế nên việc áp dụng các văn bản hiệu quả chưa cao. Được thê hiện qua bảng 4.19 như sau:

Bảng 4.19. Đánh giá về sự quan tâm của các cấp, các ngành, việc phổ biến và tiến độ thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất

STT Tiêu chí đánh giá phiếuSố Tỷ lệ(%)

1 Đánh giá sự quan tâm của các cấp, các ngành: 30 100,00

1.1 Rất Quan tâm 24 80,00

1.2 Quan tâm 6 20,00

1.3 Chưa quan tâm 0 0,00

2 Đánh giá về việc phổ biến về phương án QHSDĐ cho người dân: 30 100,00

2.1 - Chưa được phổ biến 0 0,00

2.2 - Được phổ biến 30 100,00

Hình thức phổ biến phương án QHSDĐ 30 100,00

2.2.1 + Niêm yết tại tổ dân phố 30 100,00

2.2.2 + Người dân tự tìm hiểu tài liệu 0,00

3 Đánh giá tiến độ thực hiện phương án QHSDĐ 0,00

3.1 - Đúng tiến độ 13 43,33

3.2 - Không đúng tiến độ 17 56,67

Nguyên nhân không đúng tiến độ: 0,00

3.2.1 + Xác nhận nguồn gốc SDĐ khó khăn 1 3,33

3.2.2 + Do quá trình BT, GPMB chưa hoàn thiện 4 13,33

3.2.3 + Do người dân không hợp tác 2 6,67

3.2.4 + Do năng lực cán bộ thực hiện 0,00

3.2.5 +Do thiếu vốn 10 33,33

4 Đánh giá áp lực cấp trên trong quá trình thực hiện phương án QHSDĐ 0,00

4.1 - Không có áp lực 6 20,00

4.2 - Có áp lực: 24 80,00

Nguyên nhân gây áp lực: 0,00

4.2.1 + Bị ép tiến độ (vì mục đích phát triển KT-XH-CT) 18 60,00

4.2.2 + Vấn đề về vốn 6 20,00

4.2.3 + Vấn đề khác 0,00

5 Có gặp khó khăn khi áp dụng văn bản liên qua đến QHSDĐ? 0,00

5.1 - Không 7 23,33

5.2 - Có 23 76,67

Nguyên nhân khó khăn: 0,00

5.2.1 - Do cấp trên phổ biến xuống địa phương còn chậm 0 0,00

5.2.2 - Do việc tiếp thu, áp dụng của địa phương còn hạn chế 1 3,33

5.2.3 - Do trình độ cuả người dân còn hạn chế 2 6,67

5.2.4 - Do bản thân các văn bản có tính khả thi chưa cao 1 3,33

5.2.5 - Do ĐKTN, KT-XH của từng xã, thị trấn khác nhau 19 63,33

4.3.64. Đánh giá chung về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

4.3.64.1. Kết quả đạt được

Từ khi quy hoạch sử dụng đất được duyệt, UBND huyện đã tổ chức hội nghị công bố, công khai, niêm yết tại UBND xã, thị trấn và nơi công cộng, nơi tập trung đông người để tổ chức, cá nhân dân biết thực hiện. Thực hiện việc giao đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt. Quá trình sử dụng đất đều dựa trên quan điểm khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất, bảo vệ đất và môi trường. Nhìn chung, việc thực hiện các chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất từ đầu kỳ đến nay đã bám sát theo các Quyết định được duyệt và cơ bản đạt được các chỉ tiêu đề ra.

UBND huyện đã chủ động chỉ đạo phòng TN&MT, UBND các xã, thị trấn, các ban ngành tập trung lập và trình duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, tạo cơ sở pháp lý rất quan trọng để địa phương chủ động triển khai các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai có hiệu quả. Việc lập quy hoạch sử dụng đất của huyện đã bám sát quy định của Luật đất đai năm 2013 và Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT; Chất lượng quy hoạch được nâng lên một bước đáng kể so với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010. UBND huyện đã chỉ đạo sát sao việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch; đáp ứng nhu cầu về đất cho phát triển KT-XH và nhu cầu đất ở của nhân dân; đảm bảo sử dụng đất tiếp kiệm, hợp lý, có hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái..

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ pháp lý hết sức quan trọng cho quản lý Nhà nước về đất đai; nhất là đối với công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các cấp chính quyền và ngành quản lý đất đai đã chú trọng, tăng cường quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiên quyết xử lý và ngăn chặn tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc tăng cường quản lý đối với thực hiện quy hoạch, kế hoạch sửt dụng đất đã góp phần quan trọng đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương đi vào nề nếp..

Việc dự báo nhu cầu sử dụng đất cho phát triển KT-XH chưa theo kịp nhu cầu phát triển của nền kinh tế nên nhiều công trình hạ tầng, nhiều dự án đầu tư có sử dụng đất phát sinh chưa được đề cập trong quy hoạch nhưng lại có nhu cầu cấp thiết; trong khi đó nhiều dự án có trong danh mục ghi trong quy hoạch, kế hoạch kỳ đầu lại không có khả năng đầu tư nên huyện buộc phải vận dụng mục c khoản 2 Điều 7 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP để điều chuyển chỉ tiêu quy hoạch từ các dự án không có nhu cầu sang cho dự án có nhu cầu trên cơ sở tổng chỉ tiêu và khu vực sử dụng đất. Tính dự báo về sự phát triển, biến động của thị trường bất động sản trong quy hoạch và kế hoạch kỳ đầu chưa theo kịp với biến động của thị trường bất động sản.

Tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch chuyên ngành của các ngành KT- XH với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao; khả năng đáp ứng nhu cầu đất đai cho quy hoạch các ngành thấp do quỹ đất không đáp ứng được; nguyên nhân chính là do quy hoạch chuyên ngành chưa tính toán đến khả năng đáp ứng về đất đai; điển hình là quy hoạch nông thôn mới và quy hoạch nông nghiệp để đáp ứng các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới do các Bộ ban hành đòi hỏi quỹ đất lớn; nhưng chỉ tiêu phân khai các loại đất của tỉnh cho huyện không đáp ứng đủ.

Việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại cơ sở vẫn còn tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép nhất là chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang lập trang trại, trồng cây, đào ao nuôi trồng thủy sản.

Chỉ tiêu phân bổ cấp trên vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương; có chỉ tiêu được phân bổ thấp hơn diện tích đất hiện trạng dẫn đến khó khăn trong quá trình lập, thực hiện quy hoạch.

Việc tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt chưa thường xuyên. Một số địa phương chưa thực sự coi trọng công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm nên tập trung chỉ đạo cho công tác này còn hạn chế.

Một số hạng mục công trình đã có trong chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, phải lùi tiến độ thực hiện. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở một số xã gặp nhiều khó khăn làm chậm tiến độ xây dựng một số công trình dự án, ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu quy hoạch của huyện Nga Sơn đã đề ra trước đây.

Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Huyện chưa cao, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội, đôi khi còn bị động trong quá trình lập quy hoạch

sử dụng đất. Việc tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các ngành có liên quan đến sử dụng đất chưa đồng bộ.

Chưa chủ động về nguồn vốn đầu tư thực hiện các công trình đã đăng ký trong phương án quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt, trong khi đó kinh phí đầu tư để thực hiện các công trình quá lớn, mà nguồn ngân sách địa phương còn hạn chế.

4.3.46.3. Nguyên nhân

* Về khách quan

Chính sách, pháp luật giữa các ngành luật, sự chỉ đạo giữa các cơ quan, các ngành tính thống nhất chưa cao; nên chính quyền cơ sở lúng túng trong thực hiện; điển hình như sự thiếu thống nhất trong việc xác định nhu cầu đất đai trong việc lập quy hoạch chuyên ngành, lập các đề án tái cơ cấu của các ngành với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp hay đề án phát triển kinh tế trang trại có nhu cầu chuyển đất lúa sang phục vụ cho đề án rất cao, khó có thể cân đối quỹ đất để đáp ứng).

Luật đất đai và Nghị định 42/2012/NĐ-CP đề ra yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa; tuy nhiên cơ chế, chính sách hỗ trợ người trồng lúa còn rất bất cập; mức hỗ trợ còn rất thấp so với lợi nhuận thu được nếu nông dân chuyển đất lúa sang nuôi trồng thuỷ sản hay lập vườn trồng cây lâu năm; do vậy người dân chuyển mục đích sử dụng đất sang lập vườn, đào ao nếu chỉ ngăn chặn bằng biện pháp hành chính sẽ gặp rất nhiều khó khăn..

Tác động của biến đổi của khí hậu diễn ra sớm hơn dự báo, đặc biệt là tác động của thời tiết cực đoan như hạn hán, mưa bão… trong những năm gần đây diễn ra nhanh chóng làm cho nông dân buộc phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong khai thác tiềm năng đất đai.

Tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w