Giải pháp tăng cường vốn đầu tư

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 119 - 121)

Huy động mọi nguồn lực về con người, về cơ sở vật chất và nguồn lực về vốn để thực hiện dự án như kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm, công ích tự nguyện, trang thiết bị nhất là những công trình phúc lợi công cộng. Huy động các nguồn vốn của huyện: Nguồn vốn trong huyện được hiểu bao gồm nguồn vốn từ ngân sách huyện, vốn của các doanh nghiệp và nhân dân trong địa bàn huyện.

Đối với nguồn vốn từ các doanh nghiệp và nhân dân: Việc huy động nguồn vốn này cần có chính sách thích hợp vì đây là nguồn vốn có ý nghĩa lâu dài. Khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển các doanh nghiệp tư nhân (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần). Bên cạnh đó tập trung phát triển một số ngành công nghiệp, như: Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện vật liệu xây dựng, may mặc, giầy da, chế biến thức ăn gia súc, cơ khí sửa chữa, điện máy, máy nông nghiệp, may công nghiệp, hàng gia dụng, công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng các cơ sở công nghiệp công nghệ cao như điện tử, điện lạnh, công nghệ sinh học.

Vốn từ ngân sách nhà nước: Để đảm bảo nguồn vốn này, cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, có biện pháp khuyến khích tiết kiệm và tăng cường đầu tư cho lĩnh vực sản xuất.

Đối với các nguồn vốn khác: Có biện pháp khuyến khích các nguồn vốn từ các nhóm hộ, cá nhân kiều bào ở nước ngoài là con em của huyện. Cần tăng cường quản lý đất đai, phối hợp với tỉnh tạo điều kiện có thể huy động vốn đầu tư phát triển trên cơ sở thu phí Quyền SDĐ. Ngoài ra tăng cường quản lý thị trường tận dụng các nguồn thu khác, chống thất thu thuế trong các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài: Vốn đầu tư bên ngoài có vị trí rất quan trọng, việc thu hút đầu tư bên ngoài không chỉ là tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường. Tạo môi trường thuận lợi (giá thuê đất và chính sách SDĐ, giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng, cải cách các thủ tục hành chính...) cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư vào địa bàn huyện. Tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo, giới thiệu ra bên ngoài về các tiềm năng thế mạnh của huyện. Phối hợp với Trung ương và tỉnh xúc tiến các hoạt động đầu tư, kêu gọi đầu tư bên ngoài vào các hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Rà soát định kỳ các công trình, dự án không khả thi do thiếu vốn đầu tư cần phải hủy bỏ hoặc có sự điều chỉnh cho phù hợp. Thực hiện chủ trương tiết kiệm để tăng vốn đầu tư phát triển, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng công trình, xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng công trình, tránh lãng phí thất thoát vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 119 - 121)