Nội dung, phân loại quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 28 - 32)

2.1.2.1. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống quy hoạch nhiều cấp. Do vậy, xây dựng và triển khai quy hoạch tổng thể sử dụng đất cần phải phù hợp với các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước.

Hệ thống hành chính của nước ta hiện nay được chia thành 4 cấp: Toàn quốc, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nhưng quy hoạch sử dụng đất chỉ thực hiện ở 3 cấp: Toàn quốc, cấp tỉnh, cấp huyện. Các cấp khác nhau thì vẩn đề cần giải quyết khác nhau, nội dung quy hoạch cũng không giống nhau.

- Quy hoạch tổng thể sử dụng đất cả nước, của các vùng kinh tế căn cứ vào nhu cầụ của kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển xã hội, xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm sử dụng đất cả nước: Điều hoà qụan hệ sử dụng đất giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc; đề xuất các chính sách, biện pháp bước đi để khai thác, sử dụng bảo vệ và nâng cao tỷ lệ sử dụng đất, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện quy hoạch.

- Quy hoạch tổng thể sử dụng đất cấp tỉnh dùng quy hoạch của toàn quốc, của vùng làm căn cứ, là sự cụ thể hoá quy hoạch toàn quốc trong phạm vi của

tỉnh mình. Nội dung gồm:

+ Xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu sử dụng đất cho toàn tỉnh. + Điều hoà nhu cầu sử dụng đất của các ngành, xử lý mối quan hệ giữa khai thác, sử dụng cải tạo, bảo vệ.

+ Đề xuất cơ cấu, bố cục, phương thức sử dụng đất của tỉnh và các chỉ tiêu sử dụng đất và các biện pháp để thực hiện quy hoạch.

- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dưới sự chỉ đạo của quy hoạch cấp tỉnh, căn cứ vào đặc tính của nguồn tài nguyên đất và mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế xã hội để xác định nội dung quy hoạch:

+ Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm cơ bản sử dụng đất của huyện.

+ Xác định quy mô, cơ cấu và bố cục sử dụng đất của các ngành.

+ Xác định bố cục, cơ cấu và phạm vi dùng đất của các công trình hạ tầng chủ yếu, đất dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, đô thị, khu dân cư nông thôn, xí nghiệp công nghiệp, du lịch và nhu cầu đất đai cho các nhiệm vụ đặc biệt. Đề xuất chỉ tiêu có tính khống chế sử dụng các loại đất.

Trọng điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là:

+ Phân chia loại đất sử dụng cho các xã và thể hiện trên từng mảnh đất cụ thể. + Xác định vị trí các quy mô của điểm dân cư tại các xã và tiến hành điều hoà giữa các xã.

Hoạch định khu bảo vệ nông nghiệp, những khu vực đã được xác định là khu bảo vệ cần phải được liền khoảnh, thể hiện diện tích, vị trí, ranh giới và biện pháp quản lý vào thuyết minh quy hoạch và bản đồ.

Trong quy hoạch 3 cấp trên, đã sử dụng phương pháp liên kết xây dựng từ trên xuống dưới và từ dưới lên, cũng có thể sử dụng biện pháp cùng một lúc cả hai cấp.

Giữa quy hoạch cấp tỉnh và quy hoạch toàn quốc, giữa cấp tỉnh và cấp huyện, còn có thể căn cứ vào yêu cầu cụ thể mà xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng đất liên tỉnh hoặc xuyên tỉnh, liên huyện (quy hoạch vùng đặc thù) (Nguyễn Quang Học, 2006).

2.1.2.2. Phân loại quy hoạch sử dụng đất

a. Luật đất đai năm 2013 đã quy định rõ: QHSDĐ được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành (Quốc hội, 2013):

+ QHSDĐ theo lãnh thổ hành chính: Mục đích chung của QHSDĐ theo lãnh thổ hành chính bao gồm: Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và cho tương lai một cách tiết kiệm, khoa học hợp lý và có hiệu quả để phát triển ngành kinh tế quốc dân; cụ thể hóa một bước QHSDĐ của các ngành và các đơn vị hành chính cấp cao hơn; Làm căn cứ, cơ sở để các ngành cùng cấp và các đơn vị hành chính cấp dưới triển khai QHSDĐ của ngành và địa phương mình; Làm cơ sở để lập kế hoạch 5 năm và hàng năm (căn cứ để thu hồi, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ theo thẩm quyền được quy định trong pháp luật đất đai); phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. QHSDĐ theo lãnh thổ hành chính có những dạng sau:

- QHSDĐ đai cả nước và các vùng kinh tế: QHSDĐ đai cả nước và các vùng kinh tế là chỗ dựa của QHSDĐ đai cấp tỉnh, nó được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển KTXH, trong đó xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ SDĐ cả nước nhằm điều hoà quan hệ SDĐ giữa các ngành, các tỉnh và các thành phố trực thuộc Trung ương; đề xuất các chính sách, biện pháp, bước đi để khai thác, sử dụng, bảo vệ và nâng cao hệ số SDĐ, điều chỉnh cơ cấu SDĐ và thực hiện quy hoạch.

- QHSDĐ đai cấp tỉnh: Xây dựng trên cơ sở định hướng của QHSDĐ cấp quốc gia; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế - xã hội, của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện QHSDĐ cấp tỉnh kỳ trước; Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh; Định mức sử dụng đất; Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất. Nội dung cụ thể QHSDĐ đai cấp tỉnh như sau: Định hướng sử dụng đất 10 năm; Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong QHSDĐ cấp quốc gia và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh; Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng; Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; Lập bản đồ QHSDĐ cấp tỉnh; Giải pháp thực hiện QHSDĐ (Quốc hội, 2013).

- QHSDĐ đai cấp huyện: Xây dựng trên cơ sở định hướng của QHSDĐ đai cấp tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai căn cứ vào đặc tính nguồn tài nguyên đất mục tiêu dài hạn phát triển KTXH và các điều kiện cụ thể khác của huyện (điều hoà quan hệ SDĐ trong phát triển xây dựng, đô thị và phát triển nông lâm nghiệp); đề xuất các chỉ tiêu và phân bổ sử dụng các loại đất; xác định các chỉ tiêu khống chế về đất đai đối với quy hoạch ngành và xã phường, thị trấn trên phạm vi của huyện. Nội dung cụ thể QHSDĐ đai cấp huyện như sau: Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản SDĐ đai của huyện; Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố SDĐ của các ngành; Xác định cơ cấu, phạm vi và phân bổ sử dụng cho các công trình hạ tầng chủ yếu, đất dùng cho nông lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, đô thị, khu dân cư nông thôn, xí nghiệp công nghiệp, du lịch và nhu cầu đất đai cho các nhiệm vụ đặc biệt.

+ QHSDĐ theo ngành: QHSDĐ quốc phòng; QHSDĐ an ninh (Quốc hội, 2013).

b. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch quy định hệ thống QH, KHSDĐ (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2018):

- QHSDĐ bao gồm: QHSDĐ quốc gia; QHSDĐ cấp huyện; QHSDĐ quốc phòng; QHSDĐ an ninh. Đối với cấp tỉnh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện là một nội dung của quy hoạch tỉnh.

- KHSDĐ bao gồm: KHSDĐ quốc gia; KHSDĐ cấp tỉnh; KHSDĐ cấp huyện; KHSDĐ quốc phòng; KHSDĐ an ninh (Quốc hội, 2013).

2.1.3. Nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất đai

Đối với mỗi quốc gia, cũng như từng vùng trong cả nước (khác nhau về không gian), nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất ở các giai đoạn lịch sử khác nhau (về thời gian) là rất khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, nội dung của quy hoạch sử dụng đất bao gồm:

- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch;

- Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các mục đích sử dụng;

- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ.

- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước;

- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và của cả địa phương.

- Xây dựng phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch;

- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình dự án; - Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

- Xác định các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;

- Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch (Nguyễn Đình Bồng, 2010).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 28 - 32)