2.2.1.1. Nhật Bản
Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản được phát triển từ rất lâu, đặc biệt được đẩy mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản không những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trường, tránh các rủi ro của tự nhiên như động đất, núi lửa… Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất tổng thể và quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
Quy hoạch sử dụng đất tổng thể được xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tương đương với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất tổng thể được xây dựng cho một chiến lược sử dụng đất dài hạn khoảng 15–30 năm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Quy hoạch này là định hướng cho quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Nội dung của quy hoạch này không quá đi vào chi tiết từng loại đất mà chỉ khoanh định cho các loại đất lớn như: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất cơ sở hạ tầng, đất khác.
Quy hoạch sử dụng đất chi tiết được xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tương đương với cấp xã. Thời kỳ lập quy hoạch chi tiết là 5 - 10 năm về nội dung quy hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất như: Về hình dáng, chiều cao xây dựng, quy mô diện tích… Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở Nhật Bản hết sức coi trọng đến việc tham gia ý kiến của các chủ sử dụng đất, cũng như tổ chức thực hiện phương án khi đã được duyệt. Do vậy tính khả thi của phương án cao và người dân cũng chấp nhận quy hoạch sử dụng đất rất tốt (Nguyễn Thảo, 2013).
2.2.1.2. Trung Quốc
Trung Quốc là nước nằm trong vùng Đông Nam Á có diện tích đất tự nhiên lớn, dân số đông. Trung Quốc coi trọng việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm lông ghép và thực hiện đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài dạn của Nhà nước, của các địa phương đều được dành một phần hoặc một
chương mục riêng về phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất. Đến nay Trung Quốc đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và các địa phương theo hướng phân vùng chức năng gắn với bảo vệ môi trường.
Để quy hoạch tổng thể phù hợp với phân vùng chức năng, các quy định liên quan của pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu mọi hoạt động phát triển các nguồn tài nguyên phải nhất quán với phân vùng chức năng.
Một trong những ảnh hưởng tích cực của quy hoạch tổng thể và sơ đồ phân vùng chức năng là việc giảm thiểu xung đột đa mục đích nhờ xác định được các sử dụng tương thích cho phép ưu tiê ở các khu vực cụ thể (Nguyễn Thảo, 2013).
2.2.1.3. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Hàn Quốc
Năm 1972 “Luật Sử dụng và Quản lý đất đai quốc gia” chia toàn bộ đất đai cả nước thành 10 loại phân khu sử dụng với mục đích khống chế sự phát triển nhảy cóc, bảo vệ đất nông nghiệp và các điều kiện nghỉ ngơi, giải trí, đảm bảo cung ứng đất làm nhà ở một cách hợp lý. “Kế hoạch 10 năm về phát triển tổng hợp toàn quốc” (The ten - year Comprehensive National Physical Development Plan), mục đích là phân tán nhân khẩu của đô thị lớn, đồng thời phối hợp với “phương án phát triển khu vực” để kích thích tăng trưởng của vùng sâu, vùng xa, thu hút nhân khẩu quay về. Theo “kế hoạch quản lý khu vực thủ đô” của Nam Hàn đưa ra năm 1981, thì cấm tiến hành khai thác quy mô lớn ở thủ đô để tránh việc nhân khẩu ồ ạt đổ vào, sau đó là dùng phương thức chế độ quản lý tổng ngạch khống chế số lượng chiêu sinh đại học khu vực Hán Thành. Trên thực tế, Hàn Quốc sau gần 30 năm nỗ lực, cuối cùng vẫn đối mặt với thất bại. Dùng “chính sách đai xanh” lại làm cho giá nhà tăng cao, tạo thành tiền bồi thường đất đai quá cao, việc thu hồi đất đai để xây dựng công trình công cộng của Chính phủ gặp khó khăn và bế tắc (Vũ Lệ Hà, 2018).
2.2.1.4. Quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà liên bang Nga
Quy hoạch sử dụng đất đai ở Cộng hòa Liên bang Nga chú trọng việc tổ chức lãnh thổ, các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất với các nông trang và các đơn vị sử dụng đất nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất của Nga được chia thành hai cấp: quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.
các xí nghiệp hàng đầu về sản xuất nông nghiệp như các nông trang, nông trường. Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch chi tiết là tạo ra những hình thức tổ chức lãnh thổ sao cho đảm bảo một cách đầy đủ, hợp lý, hiệu quả việc sử dụng từng khoanh đất cũng như tạo ra những điều kiện cần thiết để làm tăng tính khoa học của việc tổ chức lao động, với mục đích là tiết kiệm thời gian và tài nguyên (Vũ Lệ Hà, 2018).